Vai trò của cốt truyện và tính cách nhân vật qua các giai đoạn lịch sử văn học.
Cốt truyện thực hiện các chức năng rất quan trọng trong tác phẩm. Nó gắn kết các sự kiện thành một chuỗi và tạo thành lịch sử của một nhân vật, thực hiện việc khắc họa nhân vật. Bên cạnh đó, nó còn bộc lộ các xung đột, mâu thuẫn của con người, tái hiện bức tranh đời sống. Tạo ra một ý nghĩa về nhân sinh có giá trị nhận thức, gây hấp dẫn đới với người đọc, bởi người đọc luôn luôn quan tâm tới số phận nhân vật. Chính vì vậy, nắm bắt đúng chuỗi các sự kiện là bước khởi đầu để hiểu nhân vật, hiểu bức tranh đời sống, hiểu ý nghĩa của ý nghĩa của tác phẩm và tìm thấy hứng thú khi đọc tác phẩm.
Trong thời kì cổ đại và trung cổ, cốt truyện có một vị trí đặc biệt quan trọng trong sáng tác văn học. Tính cách nhân vật chủ yếu được mô tả qua hành động. Bản thân hành động đã mang ý nghĩa nhất định trong việc xác định tính cách. Hà Minh Đức cho rằng: “Những hành động của nhân vật nói lên phẩm chất của tính cách nhân vật. Nhân vật hợp với cốt truyện làm một. Trong mối tương quan giữa tính cách và cốt truyện thì tính cách chưa đóng vai trò chủ yếu, sự miêu tả tính cách chưa phải là nhiệm vụ hàng đầu và trực tiếp của người sáng tác; tính cách không chi phối hành động mà chính hành động xác định tính cách. Có những sáng tác mà cốt truyện bao gồm toàn bộ những hành động của nhân vật. Trong Nghệ thuật thi ca của Arístôte cho rằng: “Cốt truyện là cơ sở, là linh hồn của bi kịch, sau đó rồi mới đến những tính cách; bi kịch bắt chước hành động và vì vậy nó phải bắt chước những con người hành động”.
Trong văn học cổ thường có những kiểu cốt truyện truyền thống, những cốt truyện mang ý nghĩa tiêu biểu và khái quát chung, trong đó mỗi sự kiện và hành động dường như biểu hiện trực tiếp cho một nội dung và phẩm chất nhất định. Do đó, cốt truyện cũng như nhân vật dễ mang tính chất ước lệ, công thức, chưa có những cốt truyện gắn bó trực tiếp với số phận của những cá nhân riêng lẻ. Cái riêng bị cái chung lấn át, cái riêng đồng nhất với cái chung. Quan hệ giữa các nhân vật trong một tác phẩm không phát triển theo quy luật khách quan, theo những mối liên hệ phong phú và đa dạng như bản thân cuộc sống mà gò bó theo những định lệ và nguyên tắc nhất định. Cốt truyện và tính cách nhân vật không thể tách rời nhau được vì cốt truyện là những mối liện quan hệ và phát triển của tính cách được hình thành, phát triển chủ yếu trong cốt truyện.
Bước sang thế kỉ XX, nhiều trao lưu văn học tư sản hiện đại đã làm thay đổi nhiều đến diện mạo vốn có của cốt truyện ở những thế kỉ trước. Phản ánh những mối liên hệ phong phú và phức tạp của cuộc đấu tranh xã hội của những biến cố, sự tiêu biểu, cũng như phản ánh và miêu tả. Những phản ánh và hành động cụ thể của con người tham gia vào các cuộc xung đột xã hội, không thể vận động những cốt truyện sinh động, giàu sức gợi cảm làm môi trường trực tiếp cho nhân vật hoạt động, phát triển. Phủ nhận thực tại xã hội, đi sâu vào thế giới của tiềm thức của cái phi lý. Đó chính là lí do sâu xa giải thích tính chất phi cốt truyện của những tiểu thuyết mới.
Như vậy, trong văn học hiện đại, cốt truyện là phương tiện để bộc lộ tính cách, cốt truyện được sử dụng để triển khai các tính cách chứ không phải cốt truyện quy định và chi phối tính cách như trước kia. Nói như thế không có nghĩa là xem thường vai trò của cốt truyện vì tính cách chỉ có thể được biểu hiện và phát triển thông qua cốt truyện. Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, các nhà văn luôn cố gắng xây dựng như cốt truyện chân thực và hấp dẫn đồng thời thể hiện được chiều sâu tâm lí của tính cách nhân vật.