Vì sao Chí Phèo lại giết Bá Kiến?
- Mở bài:
Có thể nói việc Chí Phèo giết chết Bá Kiến là chi tiết trong truyện ngắn Chí Phèo. Chi tiết ấy vừa khép lại một chặn đường của Chí Phèo vừa mở ra vòng xoay cuộc đời
- Thân bài:
Sinh ra không biết cha mẹ hắn là ai, những người trong làng nuôi Chí Phèo khôn lớn, lần lượt hắn đã ở trong những gia đình khác nhau cho đến khi trạc tuổi 20 hắn làm canh điền của Bá Kiến. Mụ vợ Bá Kiến thích Chí Phèo vì vậy thường xuyên dụ dỗ Chí. Thấy vợ đối tốt với Chí Phèo, Bá Kiến ghen tuông và đẩy Chí Phèo vào tù. Cũng từ đây tính cách, cuộc đời Chí Phèo có nhiều chuyển biến, từ một con người hiền lành, tốt tính hắn trở thành một kẻ thô lỗ, cộc cằn. Ra tù, Chí Phèo thành tay sai chuyên đi đòi nợ thuê cho Bá Kiến. cuộc đời của hắn chỉ biết có rượu và những lần chửi bới. Tiếng chửi của Chí Phèo trở thành nỗi ám ảnh đáng sợ của người trong làng. Chí Phèo gặp gỡ Thị Nở, người phụ nữ xấu xí, nhưng hắn lại cảm mến khi được Thị Nở chăm sóc khi hắn bị ốm thông qua hình ảnh bát cháo hành hắn cảm mến được hương vị của cuộc sống, phần người trong hắn trỗi dậy, hắn thêm một gia đình và mong muốn trở về với con người lương thiện trước kia nhưng bị Thị Nở từ chối, gạt phăng đi mong muốn quay về con đường lương thiện của hắn. Chí Phèo chìm trong rượu, sẵn hơi men Chí Phèo tìm đến Bá Kiến và giết hắn. Sẵn con dao Chí Phèo tự kết thúc cuộc đời bi kịch.
Chí Phèo giết chết Bá Kiến không phải là một hành động vô thức của kẻ say rượu mà đó là hành động của kẻ thức tỉnh quyền làm người, quyền được sống và chết như một con người. Chí nhận ra rằng kẻ thù lớn nhất, độc ác nhất trong cuộc đời Chí luôn luôn chỉ có một mà thôi đó chính là tên Bá Kiến, tiềm thức đã ngủ yên biết bao năm nay của hắn bỗng được thức tỉnh. Chí Phèo giết Bá Kiến để trả thù, để xả hết bao nỗi khốn nhục uất ức mà hắn phải chịu bấy lâu nay, để trả thù cho cái lương thiện mà tên Bá Kiến đã cướp mất của hắn.
Chí Phèo chính là đại diện cho tầng lớp nông dân cùng khổ trước cách mạng tháng tám vùng dậy đấu tranh, chống lại cái cường hào áp bức của tầng lớp thống trị lúc bấy giờ bằng cách thức liều lĩnh, đơn độc, bằng con đường bạo lực.
Cái chết của Chí Phèo có sức mạnh tố cáo mạnh mẽ bộ mặt độc ác và tàn nhẫn của xã hội cũ đã đẩy người nông dân lương thiện đến chốn cùng đường tuyệt lộ, khiến họ không còn lối thoát buộc phải giải quyết bằng những cách thức đau đớn nhất.
Chi tiết tự sát của Chí Phèo chính đánh dấu mạnh mẽ sự trở lại của tính người trong cái tâm hồn vốn tàn tạ của Chí, là một phương cách quyết liệt và tiêu cực để giữ lại cái phần người vừa được thức tỉnh của hắn, để chống lại cái sự tha hóa đã ăn mòn gần hết nhân cách của hắn. Cái chết để chứng minh cho khao khát được trở về cuộc đời lương thiện, của một con người vừa phát hiện ra cái lương thiện quay về ngự trị trong tâm hồn của Chí Phèo.
- Kết bài:
Với truyện ngắn Chí Phèo, bức tranh xã hội hiện thực Việt Nam tàn ác đã được Nam Cao lột tả một cách sinh động và chân thực nhất, theo đó những giá trị nhân văn, nhân đạo đã được bộc lộ một cách sâu sắc. Tác phẩm thể hiện sự xót thương, thông cảm của nhà văn đối với những thân phận con người ở dưới đáy xã hội, bị chèn ép, chà đạp, bị tước quyền được sống lương thiện. Đồng thời tố cáo bộ mặt tàn ác, vô nhân tính của chính quyền thực dân nửa phong kiến đã dồn ép con người đến đường cùng, buộc họ phải lựa chọn cách giải thoát cuối cùng là cái chết để được quay về với tấm lòng lương thiện thuở ban đầu, để bảo vệ cái nhân cách của mình khỏi sự tha hóa tồi tệ.
Phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.