Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ: “Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc. Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?”
Những tuổi hai mươi là cách nói về tuổi trẻ nói chung, là khoảng thời gian thanh xuân quý giá chứ không phải nói về năm 20 tuổi một cách cụ thể. Nếu ai cũng ích kỉ, hẹp hòi, chăm lo cuộc sống của riêng mình, không có trách nhiệm với Tổ quốc thì Tố quốc sao có thể tồn tại? Nội dung câu thơ, nêu cao tinh thần, trách nhiệm của mỗi công dân (đặc biệt là thế hệ trẻ) trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: Tự nguyện, sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ của mình để bảo vệ non sông đất nước. Quãng thời gian đẹp đẽ nhưng ngắn ngủi, chỉ có một lần trong cuộc đời con người. Lứa tuổi có sức khỏe, nhiệt huyết, ước mơ, khát vọng…có đầy đủ điều kiện để biến ước mơ thành hiện thực. Vì thế, đó là quãng thời gian ai cũng cần phải trân trọng. Mối quan hệ giữa cá nhân với tổ quốc gắn bó không thể tách rời. Mỗi cá nhân đều phải có trách nhiệm với tổ quốc, đặc biệt là thế hệ trẻ. Để bảo vệ và dựng xây tổ quốc, mỗi cá nhân sống vượt lên thói ích kỉ thông thường phải có sự chung tay cống hiến, hi sinh. Tuổi 20 (tuổi trẻ) của mỗi người là thời điểm có khả năng cống hiến lớn nhất. Do đó, mỗi cá nhân phải biết cống hiến “những tuổi hai mươi” đẹp đẽ của mình cho Tổ quốc, quê hương. Không chỉ trong thời điểm Tổ quốc có chiến tranh, ngay cả khi thời bình, thế hệ trẻ cũng cần ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình.