Hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ điểm cao.
I. ĐỐI TƯỢNG:
Đối tượng của bài nghị luận về thơ rất đa dạng: một bài thơ, một đoạn thơ, hình tượng
thơ…
II. MỤC ĐÍCH:
– Mục đích của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là nhằm tìm hiểu, phân tích từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ… qua đó thấy được những đặc sắc về nội dung,nghệ thuật của bài thơ,đoạn thơ.
III. CÁC BƯỚC LÀM BÀI:
* Dàn ý tổng quát:
- Mở bài:
– Giới thiệu tác giả (nhận định về vị trí, nội dung sáng tác, phong cách).
– Giới thiệu khái quát bài thơ,đoạn thơ (hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, dẫn thơ).
- Thân bài:
a/ Giới thiệu:
– Mạch cảm xúc chung của bài thơ.
– Kết cấu bài thơ, vị trí đoạn thơ.
b/ Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ:
– Nắm bố cục, ý chủ đạo của bài thơ, đoạn thơ.
– Kết hợp phân tích các yếu tố nghệ thuật (từ ngữ,hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ,
các biện pháp tu từ…) để làm nổi bật các yếu tố nội dung(tư tưởng,tình cảm,cảm xúc…của nhà
thơ).
– Dẫn thơ minh họa cho từng ý.
c/ Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ:
– Nhận định, đánh giá về giá trị tư tưởng, nghệ thuật của nhà thơ, đoạn thơ.
– Nêu ảnh hưởng,tác dụng của bài thơ (đối với VH, đời sống),đoạn thơ (đối với bài thơ).
– Liên hệ so sánh…để mở rộng, nâng cao vấn đề.
- Kết bài:
– Khẳng định lại giá trị bài thơ đoạn thơ.
– Suy nghĩ riêng của bản thân.
* Dàn ý cụ thể:
- Mở bài:
– Dẫn dắt vấn đề: giới thiệu đôi nét về tác giả ( phong cách, sự đóng góp, một chi tiến trong cuộc đời có liên quan đến việc sáng tác…) và đôi nét về tác phẩm (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ,vị trí của tác phẩm trong toàn bộ sáng tác).
– Giới thiệu khái quát nội dung tác phẩm:…(bao gồm nội dung hiện thực và nội dung tư tưởng).
– Giới thiệu khái quát nội dung đoạn trích.
– Trích dẫn lại nguyên văn vấn đề.
– Đoạn chuyển ý.
- Thân bài:
1/. Nếu bài chỉ yêu cầu phân tích một đoạn trích, ta cần giới thiệu vị trí của đoạn trích (cũng có trường hợp người viết đem phần này lên trên để mở bài)
– Tiếp theo ta cần có cái nhìn: về kết cấu của đoạn thơ đề bài yêu cầu.
2/. Phân tích từng yếu tố nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ và có thể sắp xếp theo một trình tự như phân tích một tác phẩm đã đề cập đến trên.
– Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
– Xây dựng Luận điểm: lấy Vấn đề nghị luận (Đề tài) kết hợp với nội dung đoạn thơ để tạo luận điểm.
+ Luận điểm 1 :Trong tác phẩm…tác giả….(đề tài) là…(nội dung ý 1).
+ Luận điểm 2 : (Đề tài) còn là ( nội dung ý 2)
– Trích dẫn thơ và trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
Chú ý: Người viết cứ tiến hành như vậy cho đến hết già trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ hoặc đoạn thơ mà đề tài yêu cầu..
– Nêu đánh giá, cảm nhận chung về đoạn trích:
+ Cảm nhận, đánh giá về nội dung hiện thực cũng như nội dung tư tưởng mà đoạn trích đem lại: …
+ Cảm nhận, đánh giá về bút pháp nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích: …
+ Cảm nhận, đánh giá về tác giả …
3/. Mở rộng, liên hệ, so sánh nội dung của bài thơ, đoạn thơ với những tác phẩm cùng đề tài, thể loại:
a . Liên hệ đoạn thơ, bài thơ cùng chủ đề:
– Trích dẫn đoạn thơ.
– Tìm những điểm giống nhau, khác nhau về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ.
* Điểm giống:
+ Nghệ thuật: Từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu, biện pháp tu từ…
+ Cảm xúc của các nhà thơ: yêu mến, tự hào…
* Điểm khác:
+ Hoàn cảnh sáng tác.
+ Nghệ thuật biểu hiện:
→ Tuy khác nhau về…nhưng cùng chung một đề tài nên hai tác phẩm có giá trị…
b. Liên hệ thực tế cuộc sống:
– Từ đề tài trên( tình đồng chí) em liên hệ tới một tình bạn đẹp hay tình đồng chí trong cuộc sống đời thường hoặc tình đồng đội sau chiến tranh…
+ Các biểu hiện giống nhau như:….
+ Tác dụng, lợi ích của vấn đề tương đồng đó.
+ Những nhận thức mới của bản thân: yêu quý, trân trọng, giữ gìn, vun đắp…
- Kết bài:
– Khẳng định lại toàn bộ giá trị nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ …
– Liên hệ bản thân.