»» Nội dung bài viết:
Vai trò của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự.
I. Chi tiết trong tác phẩm văn học.
– Theo Từ điển thuật ngữ văn học, chi tiết nghệ thuật là: “Các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng”. Cũng theo nhóm tác giả này thì: “Tuỳ theo sự thể hiện cụ thể, chi tiết nghệ thuật có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm. Chi tiết nghệ thuật gắn với quan niệm nghệ thuật về thế giới con người, với truyền thống văn hoá nghệ thuật nhất định.”
– SGK văn 12 quan niệm: Trong xây dựng nhân vật, chi tiết nghệ thuật có vai trò rất quan trọng, giúp khắc họa tính cách, làm cho nhân vật trở nên chân thực, cụ thể, sinh động và có tính khái quát cao. Chi tiết nghệ thuật có thể có nhiều loại: chi tiết ngoại hình, chi tiết tâm lí, chi tiết hành động, cử chỉ, chi tiết lời nói, chi tiết phong cảnh, môi trường, nội thất, đồ vật… Sự lựa chọn chi tiết “đắt giá” có khả năng “nói” được nhiều về tính cách nhân vật, thể hiện tài quan sát, tài vận dụng đồng thời là quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người.
– Như vậy, chi tiết nghệ thuật gắn với quan niệm nghệ thuật và quan niệm nhân sinh của nhà văn. Đối với người đọc khi nhận biết được các chi tiết đắt giá trong tác phẩm, chúng ta có thể làm sáng tỏ được ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật, tư tưởng chủ đề của tác phẩm và hiểu rõ ý đồ sáng tạo của nhà văn.
II. Phân loại chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự.
Chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự rất phong phú, đa dạng và luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Cái nọ nương tựa vào cái kia, chi tiết này soi rọi chi tiết khác, chi tiết này xuất hiện trước còn chi tiết kia phải xuất hiện sau… Để phân loại chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự người ta có nhiều căn cứ.
1. Căn cứ vào nội dung chi tiết. Căn cứ vào cái được nói đến, được miêu tả chúng ta có:
– Chi tiết về (miêu tả) phong cảnh, môi trường:
+ Những chi tiết miêu tả bức tranh phố huyện trong Hai đứa trẻ (Thạch Lam): âm thanh tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái, tiếng muỗi vo ve; vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, lẫn với vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào những cành cây…
+ Khung cảnh ngày Tết vùng cao, đêm tình mùa xuân trong Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) được miêu tả với chi tiết tiếng sáo; chi tiết sắc màu của cỏ gianh, của những chiếc váy hoa, của cái hoa thuốc phiện; trai gái, trẻ con ra sân chơi ấy tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi khèn và nhảy….
– Chi tiết về (miêu tả) ngoại hình, dáng vẻ:
+ Loại chi tiết này có nhiều trong truyện ngắn, tiểu thuyết… Nhân vật của nhà văn có thể được miêu tả với những chi tiết về ngoại hình, dáng vẻ hoặc không.
+ Ngoại hình dáng vẻ của Chí Phèo sau khi ở tù về được nhà văn Nam Cao miêu tả: Trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quấn nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả 2 cánh tay cũng thế… (Chí Phèo).
+ Trong Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu láy lại hai lần những đặc điểm ngoại hình của người đàn bà vùng biển: người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm…
– Chi tiết về (miêu tả) cử chỉ, hành động; chi tiết lời nói, ý nghĩ.
+ Chi tiết miêu tả hành động dỗ gông của Huấn Cao trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân): Huấn Cao, lạnh lùng chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái.
+ Tìm hiểu nhân vật bà Hiền trong Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) không thể không chú ý đến chi tiết lời nói của bà Hiền: Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng.
– Chi tiết về (miêu tả) nội tâm, tâm lí nhân vật:
+ Chi tiết miêu tả tâm trạng vui sướng, hạnh phúc của Tràng buổi sáng hôm sau ngày Tràng có vợ: Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải (Vợ nhặt – Kim Lân).
+ Tỉnh dậy lần thứ tư, Việt muốn chạy thật nhanh thoát khỏi sự vắng lặng này, về với ánh sáng ban ngày, gặp lại anh Tánh, níu chặt lấy các anh mà khóc như thằng em út vẫn níu chân chị Chiến. Chỉ một chi tiết về tâm trạng này cũng đủ để cho thấy tình đồng đội gắn bó như tình cảm ruột thịt ở nhân vật Việt (Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi)
+ Ngoài ra còn có chi tiết về tiểu sử, nghề nghiệp… Trong các chi tiết trên, chi tiết về cử chỉ, hành vi, lời nói, nội tâm là những chi tiết quan trọng nhất để khắc họa làm nổi bật tính cách, tâm hồn của nhân vật. Nhân vật trong tác phẩm tự sự có thể không được miêu tả ngoại hình song thường phải có tính cách, tâm hồn.
2. Căn cứ vào vị trí, vai trò của chi tiết nghệ thuật.
– Không phải mọi chi tiết trong tác phẩm đều có vị trí, vai trò như nhau. Có chi tiết chính, trung tâm, chi tiết đắt, điển hình, tiêu biểu; có chi tiết phụ trợ:
+ Chi tiết chính, trung tâm, chi tiết đắt, điển hình, tiêu biểu: Đó là những chi tiết không thể bỏ qua cũng không thể chỉ thoáng qua. Trung tâm, đắt, tiêu biểu bởi nổi bật nhất, có sức chứa lớn nhất, mang chất nghệ thuật nhiều nhất, tác động tới suy nghĩ, cảm xúc của độc giả nhiều nhất… Nhiều chi tiết đắt đến mức nói đến nhà văn đó phải nhắc đến chi tiết đó. Một tác phẩm tự sự có thể có nhiều chi tiết đắt. Bản thân người cầm bút sáng tác thường có ý thức rất rõ về chi tiết nghệ thuật này và độc giả cũng không khó để nhận ra.
- Hai đứa trẻ (Thạch Lam): Chi tiết ngọn đèn con của chị Tí, chi tiết 2 chị em Liên thức đợi chuyến tàu đêm, chi tiết Liên lặng theo mơ tưởng về một Hà Nội xa xăm…đều là những chi tiết đắt.
- Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài): chi tiết tiếng sáo, giọt nước mắt của A Phủ, ngọn lửa đêm mùa đông..ây ấn tượng đậm nét.
+ Chi tiết phụ trợ: Đúng như tên tạm gọi đó là chi tiết phụ, trợ. Chi tiết này không chỉ tham gia vào sự vận động và phát triển của câu chuyện mà còn có ý nghĩa khắc họa nhân vật, thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm song chưa thực sự được xem là đắt, điển hình, tiêu biểu. Tuy là phụ trợ song tìm hiểu tác phẩm tự sự không thể không chú ý đến chi tiết này…
3. Căn cứ vào cấp độ.
– Chi tiết là hình ảnh: Loại chi tiết này rất phong phú. Có rất nhiều chi tiết xuất hiện với tư cách là hình ảnh giàu ý nghĩa trong các tác phẩm tự sự lớp 11 và 12: Chi tiết Ấm nước đầy và nước hãy còn ấm trong Đời thừa (Nam Cao) là một hình ảnh.
– Cái ngắn của truyện ngắn không chỉ ở số luợng câu chữ mà ở sự cô đọng, hàm súc nên đúng như ý kiến của Pautôpxki truyện ngắn yêu cầu về chi tiết càng khắc nghiệt. Những chi tiết cô đúc, có dung luợng lớn đã trở thành yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn. Từ vai trò đặc biệt của chi tiết trong tác phẩm tự sự nhất là truyện ngắn mà người ta ví chi tiết nghệ thuật tựa như nhãn tự, như thần cú của một thi phẩm và không khác gì những đường nét trong hội họa…
III. Vai trò của chi tiết nghệ thuật trong việc tạo dựng nên tác phẩm.
Tạo dựng nên ở đây được hiểu theo cả hai nghĩa: tạo dựng nên là kiến tạo nên tác phẩm, để có tác phẩm và tạo dựng là đem đến sức sống cho tác phẩm để tác phẩm có thể sống, buớc đi cùng thời gian, năm tháng. Tác phẩm nghệ thuật là một chỉnh thể thống nhất và chi tiết chính là một yếu tốt gần như nhỏ nhất trong các yếu tố cấu thành tác phẩm. Chí Phèo của Nam Cao cũng như các tác phẩm tự sự khác được dệt nên từ rất nhiều chi tiết bao gồm cả chi tiết về hoàn cảnh, môi trường, chi tiết về ngoại hình, dáng vẻ, hành vi, tâm lý… Bằng việc sắp xếp các chi tiết theo trình tự như đã có các chi tiết giúp nhà văn triển khai cốt truyện, dẫn dắt câu chuyện từ bắt đầu đến kết thúc mà không có một chỗ nào cong vênh, không một chi tiết rườm rà hay một chi tiết thừa, chi tiết nào ở vào vị trí đó không thể thay thế. Giá trị của chi tiết nghệ thuật sẽ luôn luôn tỷ lệ thuận với giá trị tác phẩm. Một truyện ngắn, một tiểu thuyết… càng có nhiều chi tiết đắt càng neo đậu vững trong lòng độc giả.
1. Xây dựng cốt truyện.
– Cốt truyện là hệ thống các sự kiện, (biến cố) xảy ra trong đời sống của nhân vật, có tác dụng bộc lộ tính cách, số phận nhân vật và làm sáng tỏ tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Đối với nhà văn, việc tạo nên cốt truyện là yếu tố đầu tiên của quá trình sáng tạo. Làm nên cốt truyện là các sự kiện. Làm nên sự kiện là các chi tiết. Chi tiết nghệ thuật “đóng vai trò vật liệu xây dựng làm tiền đề cho cốt truyện phát triển thuận lợi và hợp lí”.
+ Cốt truyện “Chí Phèo” hấp dẫn, tình tiết đầy kịch tính và luôn biến hóa, càng về cuối càng gay cấn với những tình tiết quyết liệt, bất ngờ. Nam Cao là người có biệt tài tạo dựng chi tiết cho truyện của mình. Góp phần tạo nên sự thành công cho kiệt tác “Chí Phèo” phải kể đến chi tiết bát cháo hành của Thị Nở dành cho Chí Phèo. Nó đã thúc đẩy cốt truyện phát triển và mở ra bước ngoặt trong cuộc đời của Chí.
- Sau khi ăn nằm với nhau như vợ chồng, thị Nở thương Chí bị ốm nên đã nấu cháo mang sang cho hắn. Đó là khoảnh khắc lột xác của một con quỷ để trở thành một con người. Đó là giây phút hạnh phúc duy nhất của một kẻ suốt đời bất hạnh. Bát cháo của Thị Nở đã làm tươi lại tâm hồn tưởng như đã hoàn toàn chai sạn của Chí. Bát cháo không chỉ là liều thuốc giải cảm, mà còn là liều thuốc giải độc tâm hồn. Vì đây là lần đầu tiên hắn được một người đàn bà cho, xưa nay muốn có ăn hắn “phải dọa nạt hay là giật cướp. Hắn phải làm người ta sợ”. Bát cháo đã cho Chí hiểu được một điều giản dị mà xúc động: Hóa ra trên đời này người ta có thể cho nhau ăn.
- Tình yêu mộc mạc, chân thành của Thị Nở đã đánh thức nhân tính của Chí. Hết “ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hình như ươn ướt”. Chí Phèo cảm động, rưng rưng nước mắt, có lẽ sau tiếng khóc chào đời hôm nay Chí Phèo mới biết khóc. Với Nam Cao, nước mắt chính là giọt nhân tính, chỉ có những người giàu nhân phẩm, có nhân tính mới biết khóc. Trong lòng Chí trào dâng bao cảm xúc của con người: “bâng khuâng”, “vừa vui vừa buồn. và một cái gì nữa giống như là ăn năn”. Chí sám hối vì những việc mình đã làm trong hai mươi năm qua. Lần đầu tiên trong đời Chí thấy cháo hành ăn rất ngon. Thị Nở đã giúp anh cảm nhận được hương vị của tình yêu, tình bạn, tình mẹ. Chí thấy “lòng thành trẻ con..ốn làm nũng với thị như với mẹ”, cũng khao khát được yêu thương, chăm sóc. Và một câu hỏi rất hệ trọng đã day dứt lương tâm anh: “Hắn có thể tìm bạn được sao lại chỉ gây kẻ thù”.
- Thị Nở bằng một bát cháo hành đã đánh thức bản chất lương thiện của Chí Phèo: “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”. Đó chính là khát vọng được hoàn lương. Mặc dù những giây phút hạnh phúc chỉ lóe lên rồi vụt tắt, nhưng hương vị của cháo hành mãi ám ảnh Chí, giúp anh chấm dứt những cơn mê muội dài mênh mông, sưởi ấm trái tim Chí để anh có đủ dũng cảm kết liễu kiếp sống của một con quỷ và bảo toàn thiên lương của một con người chân chính.
+ Chỉ bằng một chi tiết nhỏ nhưng nhà văn đã dồn vào đó cả triết lý sâu sắc của mình: tình yêu có sức mạnh cảm hóa kì diệu, và con người hãy sống với nhau bằng tình yêu thương. Đồng thời, qua chi tiết này, Nam Cao cũng thể hiện niềm tin bất diệt vào bản chất tốt đẹp của người lao động, cái phần NGƯỜI trong mỗi người lao động đâu có thể tước đi một cách dễ dàng. Nếu không có chi tiết này, có lẽ “Chí Phèo” chỉ đơn thuần là câu chuyện về sự tha hóa biến chất của con người. Chi tiết bát cháo hành đã thúc đẩy cốt truyện phát triển tự nhiên, hấp dẫn và tạo nên bước ngoặt bất ngờ, làm tỏa sáng chủ nghĩa nhân đạo của Nam Cao.
2. Chi tiết nghệ thuật đã tạo nên cách mở đầu hấp dẫn cho câu chuyện.
– Bàn về cách viết truyện ngắn, nhà văn Sêkhốp có phát biểu: “Theo tôi, viết truyện ngắn, cốt nhất phải tô đậm cái mở đầu và cái kết luận” (Theo “Sêkhốp bàn về văn học”). Nhà văn phải dụng công để tạo nên một cách mở đầu thật độc đáo, ấn tượng, thu hút sự chú ý của người đọc ngay từ những dòng đầu tiên.
+ Kiệt tác “Chí Phèo” của Nam Cao thật đặc sắc khi mở ra bằng chi tiết tiếng chửi của Chí. Đây là cách giới thiệu trực tiếp nhân vật và mở đầu không theo trình tự thời gian mà đi thẳng vào giữa truyện. Chi tiết tiếng chửi là một dụng công rất lớn của Nam Cao. Cách chửi của nhân vật khá độc đáo: “Bắt đầu hắn chửi trời… Rồi hắn chửi đời… Chửi ngay tất cả làng Vũ Đại… chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn…”.
+ Thoạt đầu Chí chửi vu vơ, sau đó thu hẹp dần đối tượng và cuối cùng bất ngờ chửi “đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn…”. Hắn chửi người đẻ ra mình, tức là chửi chính mình, chửi số kiếp mình. Cả làng Vũ Đại không ai biết “đứa chết mẹ nào” đã đẻ ra Chí Phèo, nhưng nhà văn Nam Cao biết: Đẻ ra Chí Phèo bằng xương bằng thịt là một người đàn bà bất hạnh, còn đẻ ra hiện tượng Chí Phèo là cả cơ chế xã hội bất công thối nát đương thời, ở đó chất độc nằm ngay trong sự sống. Chí Phèo chửi cả làng với hi vọng được ai đó chửi lại, tức là hắn khao khát được giao cảm với mọi người. Nhưng tín hiệu giao tiếp phát đi liên tục, lại chỉ gặp sự im lặng đến đáng sợ.
+ Ngay từ đầu tác phẩm Chí Phèo đã rơi vào tình trạng hoàn toàn cô độc, không ai giao tiếp với hắn dù là bằng hình thức thấp kém nhất: chửi nhau: “chửi rồi lại nghe”, “chỉ có ba con chó dữ với một thằng say rượu”. Tiếng chửi đã thể hiện tâm trạng bi phẫn, bất mãn, một trái tim đau đớn, vật vã, giằng xé, một tâm hồn tuyệt vọng khi bị xã hội khai trừ, bị cự tuyệt quyền làm người. Chi tiết này đã hé mở tình trạng bi đát của thân phận Chí Phèo. Tiếng chửi được thể hiện trong một đoạn văn đa giọng điệu: ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, ngôn ngữ của người kể chuyện hòa lẫn vào ngôn ngữ của nhân vật, tạo ra ngôn ngữ nửa trực tiếp. Nhà văn như đã hóa thân vào nhân vật, đồng cảm và nói hộ nỗi đau của thân phận Chí Phèo. Đằng sau cách gọi Chí là “hắn” đầy lạnh lùng là cả một trái tim trĩu nặng yêu thương của Nam Cao.
3. Chi tiết nghệ thuật là yếu tố quan trọng tạo nên tình huống truyện.
– Tình huống là một trong những thành tố cấu trúc nên truyện ngắn hiện đại. Một trong những khâu quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn là sáng tạo tình huống truyện độc đáo. Mỗi truyện ngắn thường được kết cấu xoay quanh một tình huống. Tình huống là một biến cố, một sự kiện trong đời sống được nhà văn lạ hóa để làm nổi rõ bản chất thật của con người, sự việc, qua đó, tác giả gửi gắm tư tưởng tình cảm của mình. Bởi vậy, tình huống giống như một thứ thuốc rửa ảnh làm nổi bật lên chân dung của nhân vật và tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
– Tình huống truyện được hình thành bởi hệ thống các chi tiết nghệ thuật có quan hệ biện chứng với nhau. Tình huống trong truyện “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam là tình huống độc đáo, giàu chất thơ, man mác buồn, một tình huống bình dị mà sâu xa như đời sống: Cuộc sống nơi phố huyện tất cả đều tàn lụi nhưng có một thứ không tàn: đó là khát vọng được đổi thay, được sống khác của những cư dân tội nghiệp sống trong phố huyện nghèo. Tuy phải sống một cuộc sống nghèo khổ, tối tăm, lay lắt, nhưng đêm nào họ cũng cố thức chờ chuyến tàu từ Hà Nội về, để gửi gắm mơ ước về một cuộc sống tươi sáng hơn.
– Tình huống truyện này đã được tạo nên từ những chi tiết về thời gian tàn, không gian tàn, những kiếp đời tàn, những đồ vật tàn…. Thời gian tàn từ chiều tà đi dần vào đêm khuya. Chỉ cần qua một buổi chiều, một lát cắt của thời gian, ta có thể cảm nhận mọi buổi chiều trong nhịp sống của phố huyện. “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru…”. Âm điệu câu văn mở đầu chậm rãi, như ngân như ru lòng người vào một nỗi niềm bâng khuâng, mơ hồ, man mác. Câu văn được cất lên qua giọng điệu của Liên, hòa cùng sự ngậm ngùi của tác giả. Đó là một tiếng kêu thảng thốt, một tiếng thở dài não nuột của một tâm hồn già nua trước tuổi. Thế là một buổi chiều nữa của đời Liên lại về. Đó là khoảnh khắc Liên phải đối mặt và cảm nhận được sâu sắc nhất sự nghèo nàn, ảm đạm của phố huyện. Và để cho không khí tàn lụi đọng thành một ấn tượng đậm nét, nhà văn đã chọn không gian tàn với âm thanh, cảnh vật, màu sắc đều tàn lụi. Trong bức tranh tiết…. Có thể khảng định không thể có tác phẩm tự sự, không thể có nhân vật nếu không có những chi tiết nghệ thuật.
IV. Vai trò của chi tiết nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng, gửi gắm thông điệp tới độc giả.
Chủ đề tư tưởng, những thông điệp trong tác phẩm thường là khoảng trống, điểm trắng mà nhà văn để chi tiết nghệ thuật tự nói.
– Chi tiết là cơ sở để từ đó độc giả tiếp nhận hiểu được thế giới nghệ thuật, ý đồ sáng tạo của tác giả. Qua chi tiết chúng ta lắng nghe được điều nhà văn muốn nói, thái độ, tình cảm tư tưởng của nhà văn, điều mà nhà văn muốn nhắn nhủ… Lẽ đương nhiên chi tiết trong một tác phẩm dù phong phú, đa dạng đến mấy đi chăng nữa cũng phải tập trung làm sáng lên chủ đề tư tưởng. Chi tiết dù hay đến cỡ nào đi chăng nữa mà không phục vụ chủ đề cũng trở nên vô ích.
+ Chi tiết báo cháo hành trong Chí Phèo (Nam Cao): sáng tạo chi tiết này và để cho nó được xuất hiện đúng lúc Nam Cao đã bộc lộ được tư tưởng nhân đạo sâu sắc của mình: phát hiện, khẳng định, trân trọng và thể hiện niềm tin vào bản chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi tưởng như họ không còn tính người. Cũng qua chi tiết này nhà văn muốn gửi tới người đọc thông điệp về sức mạnh của tình yêu thương chân thành, của tình đời, tình người: tình yêu thương chân thành, tình đời, tình người có khả năng, có sức mạnh cứu vớt con người, gọi dậy tính người trong mỗi con người…
+ Chi tiết hai chị em khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm trong Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) là một chi tiết đặc sắc. Chi tiết vừa cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của khúc sông sau vừa là lời đối thoại, đính chính cần thiết về bản chất của những người cách mạng Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ do sự tuyên truyền xuyên tạc của kẻ thù, nhiều người nhất là đồng bào vùng tạm bị chiếm miền Nam hiểu nhầm bản chất của những người cách mạng. Họ nghĩ rằng người cách mạng cộng sản khi đã say mê lý tưởng, say mùi hương chân lý thì quên hết gia đình, cha mẹ, chỉ biết cháy bỏng căm thù. Qua chi tiết này Nguyễn Thi cho thấy người cách mạng Việt Nam không chỉ cháy bỏng căm thù mà còn trĩu nặng yêu thương.
+ Hay chi tiết miêu tả hình ảnh ba người trong cảnh cho chữ (Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân). Hai lần miêu tả hình ảnh ba người: ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên lần hồ; ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau nhà văn muốn độc giả được chứng kiến và tin vào sức mạnh quy tụ của cái Tài, cái Đẹp, cái Thiện,…
– Rõ ràng chi tiết nghệ thuật nói được nhiều hơn đặc tính nhỏ của nó. Đây đều là những chi tiết có sức chứa lớn về nội dung tư tưởng của tác phẩm.
V. Chi tiết nghệ thuật gắn với quan niệm nghệ thuật về con người và cuộc sống của nhà văn.
Nhận thức và phản ánh đời sống trong văn học không tách rời với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm, ước mơ và khát vọng của nhà văn đối với con người và cuộc sống. Đằng sau bức tranh hiện thực được miêu tả, tái hiện bao giờ cũng chứa đựng cái khát vọng thiết tha muốn thể hiện một tư tưởng, một quan niệm riêng của người sáng tác. Gắn với khát vọng đó là một cảm hứng mãnh liệt muốn khẳng định điều này, phủ định điều kia, muốn nhìn thấy lẽ phải của cuộc sống được thực hiện. Nhưng trong tác phẩm tự sự, nhà văn chỉ được phép bộc lộ tình cảm gián tiếp qua thế giới được miêu tả và tái hiện, cũng không thể biến nhân vật thành cái loa phát ngôn cho tư tưởng một cách lộ liễu. Thế nên, yếu tố quan trọng bậc nhất của tác phẩm tự sự là những chi tiết và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm chiều sâu chưa nói hết.
Đọc truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu chúng ta đều nhận thấy điểm nhìn trần thuật của tác giả gửi vào nhân vật Phùng nhưng Phùng chưa hẳn là Nguyễn Minh Châu. Tác giả để cho nhân vật Phùng đi từ những ngộ nhận, phiến diện đến sự “vỡ lẽ” về hiện thực cuộc sống và con người thời kì Đổi mới qua tình huống truyện, qua những chi tiết được miêu tả, tự sự trong tác phẩm. Từ câu chuyện về sự thật cuộc đời trong một gia đình hàng chài, từ ý thức về vai trò, sứ mệnh của văn chương chân chính, tác giả đã đặt ra một số giải pháp đồng thời là lối thoát cho con người. Những giải pháp ấy được gợi mở qua một số chi tiết như: con dao trong tay thằng Phác, mảnh đất xã cấp cho gia đình người đàn bà hàng chài, thiếu nữ mặc áo tím. Những chi tiết đó đã giúp nhà văn thể hiện niềm lo âu khắc khoải trước số phận và những nguy cơ đối với con người trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn trên biển.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là tầng ý nghĩa “bề nổi” của tác phẩm. Bằng tiên cảm của một nhà văn thiết tha với số phận con người và đất nước, Nguyễn Minh Châu đặt kì vọng vào một giải pháp khác, đó là Cách mạng. Nhà văn đã kín đáo gửi niềm mong đợi đó vào một chi tiết rất nhỏ trong câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toá án huyện. Câu văn này có hình thức lời nửa trực tiếp, nghĩa là về nội dung nó là lời người đàn bà kể về cảnh ngộ éo le của mình nhưng về hình thức lại là câu bình luận của người kể chuyện: “ Trong cái đám con cái đông đúc đang sống dưới thuyền, mụ không yêu một đứa nào bằng thằng Phác, cái thằng con từ tính khí đến mặt mũi giống như lột ra từ cái lão đàn ông đã từng hành hạ mụ và không khéo sẽ còn hành hạ mụ đến khi chết – nếu không có cách mạng về”. Nhà văn đã “gói rào” tình cảm, thái độ của mình trong chi tiết mơ ước về một cuộc “cách mạng” khác – cuộc cách mạng sẽ cứu những con người trong gia đình thuyền chài ra khỏi tình trạng mông muội, hoang hoá trong hiện tại.
Viết những dòng chữ này vào năm 1983, Nguyễn Minh Châu đã chứng minh sứ mệnh của nhà văn là: “ cảnh tỉnh với đời một điều gì đó tiên cảm thấy trong đời sống”.
VI. Vai trò của chi tiết nghệ thuật trong việc bộc lộ tài năng của người cầm bút.
Thực tế đã chứng minh những bậc thầy về truyện ngắn bao giờ cũng là những bậc thầy về chi tiết và chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn. Một tay viết ra hoa là ở việc sáng tạo chi tiết. Chi tiết nghệ thuật là tư tưởng, tình cảm của tác giả, là vốn sống, vốn văn hóa, là phong cách nghệ thuật, là tài năng… Nghiên cứu chi tiết rõ ra phong cách nghệ thuật, thấy được tài năng của nhà văn: tài quan sát, tưởng tượng, hư cấu, tài sáng tạo hình ảnh, tài miêu tả, kiến tạo câu văn…
VII. Chi tiết nghệ thuật góp phần tạo nên kết cấu đặc sắc cho tác phẩm.
Kết cấu là “toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm… không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm” (2). Trong tác phẩm văn học chi tiết phải tuân thủ kết cấu. Kết cấu giúp tổ chức chi tiết. Trong nhiều truyện ngắn, nhà văn đã tạo nên được những kết cấu độc đáo nhờ các chi tiết nghệ thuật.
Khi mới ra đời “Chí Phèo” có tên là “Cái lò gạch cũ”. Đó là nơi Chí Phèo cha ra đời và cũng có thể là nơi hứa hẹn sự ra đời của Chí Phèo con. Chi tiết cái lò gạch cũ được nhắc đi nhắc lại hai lần trong tác phẩm, đặt ở vị trí đầu và cuối của thiên truyện như một thủ pháp trùng lặp, góp phần khái quát một hiện tượng phổ biến đến mức đã thành quy luật khủng khiếp trong cuộc đời những người nông dân ở xã hội cũ: họ bị xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy vào con đường lưu manh, sa vào kiếp sống tối tăm của thú vật, bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính. Việc lặp lại hai lần chi tiết cái lò gạch cũ và lấy chi tiết đó đặt tên cho tác phẩm, Nam Cao đã nói lên một điều rằng: chừng nào còn có xã hội bất công, tàn bạo, có cơ chế đẻ ra tội ác, chừng ấy còn có hiện tượng Chí Phèo. Qua cách kết cấu này, chúng ta thấy, Nam Cao đã nhận thức được cái tận cùng của xung đột giai cấp ở nông thôn.
Nếu chi tiết “cái lò gạch cũ” tạo nên kết cấu vòng tròn đầy buồn thảm cho “Chí Phèo” của Nam Cao, thì chi tiết lá cờ đỏ đã tạo nên kết thúc đầy lạc quan cho truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân. Chi tiết lá cờ đỏ sao vàng ở cuối truyện thật đột ngột, ngẫu nhiên mà cũng tất nhiên. Nó gắn với ý nghĩa sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối, của sự sống với cái chết. Nó là biểu tượng của cách mạng, của con đường tương lai tươi sáng mà nhà văn bằng tấm lòng nhân đạo cao cả đã soi đường chỉ lối cho nhân vật của mình. Những con người như bà cụ Tứ, đặc biệt là đôi vợ chồng trẻ với tình yêu thương đùm bọc, với sức sống mãnh liệt và niềm tin vào ngày mai tốt đẹp sẽ rất dễ dàng bắt gặp ánh sáng cách mạng của Đảng. Với ý nghĩa đó, “Vợ nhặt” có thể coi là bài ca ca ngợi sự sống, đã thể hiện niềm tin bất diệt của Kim Lân vào con người, đặc biệt là người lao động. Câu chuyện mở ra bằng bóng hoàng hôn chạng vạng, kết lại trong ánh sáng rực rỡ của ban mai và lá cờ đỏ sao vàng. Kết cấu tự nhiên ấy làm cho Vợ nhặt mở ra nhiều liên tưởng cho người đọc hướng về niềm tin và hi vọng. Lá cờ đỏ ở cuối tác phẩm là dấu hiệu của một cuộc cách mạng, một sự đổi đời. Và chính nhà văn Kim Lân từng nói: Cái đói là nỗi lo lắng của con người ở tất cả mọi dân tộc và mọi thời đại. Cho nên, đó là một đề tài thuộc về bản chất đời sống. Các nhà văn viết về cái đói ở khía cạnh tối tăm và bất lực của con người trước nó. Khi tôi viết, ý tưởng thường trực trong tôi là những người đói dù thế nào đi nữa vẫn luôn luôn khao khát cuộc sống tốt hơn, vẫn tin tưởng một cách mơ hồ vào cuộc sống tương lai. Như vậy, đối với tác phẩm chi tiết nghệ thuật kiến tạo, làm cho tác phẩm sống. Đối với chủ thể sáng tạo chi tiết nghệ thuật giúp nhà văn nói điều muốn nói, bộc lộc những tình cảm ấp ủ trong lòng.
Có thể khảng định không thể có tác phẩm tự sự, không thể có nhân vật nếu không có những chi tiết nghệ thuật.5. Vai trò của chi tiết nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng, gửi gắm thông điệp tới độc giả.Chủ đề tư tưởng, những thông điệp trong tác phẩm thường là khoảng trống, điểm trắng mà nhà văn để chi tiết nghệ thuật tự nói. Chi tiết là cơ sở để từ đó độc giả tiếp nhận hiểu được thế giới nghệ thuật, ý đồ sáng tạo của tác giả. Qua chi tiết chúng ta lắng nghe được điều nhà văn muốn nói, thái độ,tình cảm tư tưởng của nhà văn, điều mà nhà văn muốn nhắn nhủ…
Lẽ đương nhiên chi tiết trong một tác phẩm dù phong phú, đa dạng đến mấy đi chăng nữa cũng phải tập trung làm sáng lên chủ đề tư tưởng. Chi tiết dù hay đến cỡ nào đi chăng nữa mà không phục vụ chủ đề cũng trở nên vô ích.- Chi tiết báo cháo hành trong Chí Phèo (Nam Cao): sáng tạo chi tiết này và để cho nó được xuất hiện đúng lúc Nam Cao đã bộc lộ được tư tưởng nhân đạo sâu sắc của mình: phát hiện, khẳng định, trân trọng và thể hiện niềm tin vào bản chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi tưởng như họ không còn tính người. Cũng qua chi tiết này nhà văn muốn gửi tới người đọc thông điệp về sức mạnh của tình yêu thương chân thành, của tình đời, tình người: tình yêu thương chân thành,tình đời, tình người có khả năng, có sức mạnh cứu vớt con người, gọi dậy tính người trong mỗi con người…
– Chi tiết hai chị em khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm trong Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) là một chi tiết đặc sắc. Chi tiết vừa cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của khúc sông sau vừa là lời đối thoại, đính chính cần thiết về bản chất của những người cách mạng Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ do sự tuyên truyền xuyên tạc của kẻ thù, nhiều người nhất là đồng bào vùng tạm bị chiếm miền Nam hiểu nhầm bản chất của những người cách mạng. Họ nghĩ rằng người cách mạng cộng sản khi đã say mê lý tưởng, say mùi hương chân lý thì quên hết gia đình,cha mẹ, chỉ biết cháy bỏng căm thù. Qua chi tiết này Nguyễn Thi cho thấy người cách mạng Việt Nam không chỉ cháy bỏng căm thù mà còn trĩu nặng yêu thương.
– Hay chi tiết miêu tả hình ảnh ba người trong cảnh cho chữ (Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân). Hai lần miêu tả hình ảnh ba người: ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên lần hồ; ba người nhìn bức châm, rồilại nhìn nhau nhà văn muốn độc giả được chứng kiến và tin vào sức mạnh quy tụ của cái Tài, cái Đẹp, cái Thiện,…
Rõ ràng chi tiết nghệ thuật nói được nhiều hơn đặc tính nhỏ của nó. Đây đều là những chitiết có sức chứa lớn về nội dung tư tưởng của tác phẩm.6. Chi tiết gắn với quan niệm nghệ thuật về con người và cuộc sống của nhà văn. Nhận thức và phản ánh đời sống trong văn học không tách rời với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm, ước mơ và khát vọng của nhà văn đối với con người và cuộc sống. Đằng sau bức tranh hiện thực được miêu tả, tái hiện bao giờ cũng chứa đựng cái khát vọng thiết tha muốn thể hiện một tư tưởng, một quan niệm riêng của người sáng tác. Gắn với khát vọng đó là một cảm hứng mãnh liệt muốn khẳng định điều này, phủ định điều kia, muốn nhìn thấy lẽ phải của cuộc sống được thực hiện. Nhưng trong tác phẩm tự sự, nhà văn chỉ được phép bộc lộ tình cảm gián tiếp qua thế giới được miêu tả và tái hiện, cũng không thể biến nhân vật thành cái loa phát ngôn cho tư tưởng một cách lộ liễu. Thế nên, yếu tố quan trọng bậc nhất của tác phẩm tự sự là những chi tiết và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm chiều sâu chưa nói hết.
Đọc truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu chúng ta đều nhận thấy điểm nhìn trần thuật của tác giả gửi vào nhân vật Phùng nhưng Phùng chưa hẳn là Nguyễn Minh Châu. Tác giả để cho nhân vật Phùng đi từ những ngộ nhận, phiến diện đến sự “vỡ lẽ” về hiện thực cuộc sống và con người thời kì Đổi mới qua tình huống truyện, qua những chi tiết được miêu tả, tự sự trong tác phẩm. Từ câu chuyện về sựthật cuộc đời trong một gia đình hàng chài, từ ý thức về vai trò, sứ mệnh của văn chương chân chính, tác giả đã đặt ra một số giải pháp đồng thời là lối thoát cho con người. Những giải pháp ấyđược gợi mở qua một số chi tiết như: con dao trong tay thằng Phác, mảnh đất xã cấp cho gia đình người đàn bà hàng chài, thiếu nữ mặc áo tím…
Những chi tiết đó đã giúp nhà văn thể hiện niềm loâu khắc khoải trước số phận và những nguy cơ đối với con người trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn trên biển. Tuy nhiên, đó mới chỉ là tầng ý nghĩa “bề nổi” của tác phẩm. Bằng tiên cảm của một nhà văn thiết tha với số phận con người và đất nước, Nguyễn Minh Châu đặt kì vọng vào một giải pháp khác, đó là Cách mạng. Nhà văn đã kín đáo gửi niềm mong đợi đó vào một chi tiết rất nhỏ trong câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toá án huyện. Câu văn này có hình thức lời nửa trực tiếp, nghĩa là về nội dung nó là lời người đàn bà kể về cảnh ngộ éo le của mình nhưng về hình thức lại là câu bình luận của người kể chuyện: “ Trong cái đám con cái đông đúc đang sống dưới thuyền, mụ không yêu một đứa nào bằng thằng Phác, cái thằng con từ tính khí đến mặt mũi giống như lột ra từ cái lão đàn ông đã từng hành hạ mụ và không khéo sẽ còn hành hạ mụ đến khi chết – nếu không có cách mạng về”. Nhà văn đã “gói rào” tình cảm, thái độ của mình trong chi tiết mơ ước về một cuộc “cách mạng” khác – cuộc cách mạng sẽ cứu những con người trong gia đình thuyền chài ra khỏi tình trạng mông muội, hoang hoá trong hiện tại. Viết những dòng chữ này vào năm 1983,Nguyễn Minh Châu đã chứng minh sứ mệnh của nhà văn là: “cảnh tỉnh với đời một điều gì đó tiên cảm thấy trong đời sống”.
VIII. Một số nhận định.
– “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”.
– “Sứ mệnh của thể loại truyện ngắn đặt lên vai các chi tiết nghệ thuật. Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn là những người tí hon mang nhiệm vụ khổng lồ”.
– “Ở tác phẩm tự sự, mỗi chi tiết đều có vị trí quan trọng như mỗi chữ trong bài thơ tứ tuyệt. Trong đó những chi tiết đóng vai trò đặc biệt như những nhãn tự trong thơ vậy.” (Nguyễn Đăng Mạnh)
– “Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết.” (Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 1997, tr 315)
– “Giá trị nghệ thuật của một tác phẩm truyện, trước hết được tạo nên bởi những chi tiết mới lạ có sức hấp dẫn người đọc.” (Lep Tônxtôi)
Bài văn tham khảo:
Làm rõ vai trò của chi tiết nghệ thuật qua một số truyện ngắn.
Trong tác phẩm văn chương, chi tiết nghệ thuật có thể nhỏ về quy mô, tầm vóc nhưng nó chứa đựng tư tưởng lớn, tình cảm lớn. Không nhà văn vĩ đại nào không tập trung xây dựng hình tượng nghệ thuật từ những chi tiết nhỏ, đặc sắc. Thực tế cho thấy, chỉ bằng những chi tiết cô đúc, tiêu biểu, kết hợp với lối hành văn nhiều ẩn ý, nhiều nhà văn đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bằng những hình tượng nghệ thuật độc đáo, giàu sức sống. Nhân vật Bêlicôp (“Người trong bao” – A. Sêkhôp), nhân vật AQ (“AQ chính truyện” – Lỗ Tấn), nhân vật Grăngđê (“Ơgiêri Grăngđê” – H. Banlzac), nhân vật Chí Phèo (“Chí Phèo” – Nam Cao)…, đều là những hình tượng điển hình đặc sắc, được khắc họa bằng nhiều chi tiết cụ thể nhưng có sức khái quát cao, phản ánh được diện mạo, bản chất con người và bộ mặt của xã hội, đồng thời thể hiện những quan niệm nghệ thuật về con người rất riêng của mỗi nhà văn.
1. Chi tiết nghệ thuật là yếu tố cốt lõi để xây dựng cốt truyện hấp dẫn.
Cốt truyện là hệ thống các sự kiện, (biến cố) xảy ra trong đời sống của nhân vật, có tác dụng bộc lộ tính cách, số phận nhân vật và làm sáng tỏ tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Đối với nhà văn, việc tạo nên cốt truyện là yếu tố đầu tiên của quá trình sáng tạo. Làm nên cốt truyện là các sự kiện. Làm nên sự kiện là các chi tiết. Chi tiết nghệ thuật “đóng vai trò vật liệu xây dựng làm tiền để cho cốt truyện phải triển thuận lợi và hợp lí.
Cốt truyện Chí Phèo hấp dẫn, tình tiết đầy kịch tính và luôn biến hóa, càng về cuối càng gây cấn với những tình tiết quyết liệt, bất ngờ. Nam Cao là người có biệt tài tạo dựng chi tiết cho truyện của mình. Góp phần tạo nên sự thành công cho kiệt tác Chí Phèo phải kể đến chi tiết “bát cháo hành” của Thị Nở dành cho Chí Phèo trong buổi sáng tỉnh rượu. Nó đã thúc đẩy cốt truyện phát triển và mở ra bước ngoặt trong cuộc đời của Chí.
Sau đêm ăn nằm với nhau như vợ chồng, Thị Nở thương Chí bị ốm nên đã nấu cháo mang sang cho hắn. Đó là khoảnh khắc lột xác của một con quỷ để trở thành một con người. Đỏ là giây phút hạnh phúc duv nhát của một kẻ suốt đời bất hạnh. Bát cháo của Thị Nở đã làm tươi lại tâm hồn tưởng như đã hoàn toàn chai sạn của Chí. Bát cháo không chỉ là liều thuốc giải cảm, mà còn là liều thuốc giải độc tâm hồn. Vì đây là lần đầu tiên hắn được một người đàn bà cho, xưa nay muốn có ăn hắn “phải dọa nạt hay là giật cướp. Hắn phải làm người ta sợ” mới có ăn.
Bát cháo đã cho Chí hiểu được một điều giản dị mà xúc động: Hóa ra trên đời này người ta có thể cho nhau ăn. Tình yêu mộc mạc, chân thành của Thị Nở đã đánh thức nhân tính của Chí. Hết “ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hình như ươn ướt”. Chí Phèo cảm động, rưng rưng nước mắt, có lẽ sau tiếng khóc chào đời hôm nay Chí Phèo mới biết khóc.
Với Nam Cao, nước mát chính là giọt nhân tính, chỉ có những người giàu nhân phẩm, có nhân tính mới biết khóc. Trong lòng Chí trào dâng bao cảm xúc của con người: “bâng khuâng”, “vừa vui vừa buồn, và một cái gì nữa giống như là ăn năn”. Chí sám hối vì những việc mình đã làm trong hai mươi năm qua. Lần đầu tiên trong đời Chí thấy cháo hành ăn rất ngon. Thị Nở đã giúp anh cảm nhận được hương vị của tình yêu, tình bạn, tình mẹ. Chí thấy “lòng thành trẻ con…muốn làm nũng với thị như với mẹ”, cũng khao khát được yêu thương, chăm sóc. Và một câu hỏi rất hệ trọng đã day dứt lương tâm anh: “Hắn có thể tìm bạn được sao lại chỉ gây kẻ thù”.
Thị Nở bằng một bát cháo hành đã đánh thức bản chất lương thiện của Chí Phèo: “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”. Đó chính là khát vọng được hoàn lương. Mặc dù những giây phút hạnh phúc chỉ lóe lên rồi vụt tắt, nhưng hương vị của cháo hành mãi ám ảnh Chí, giúp anh chấm dứt những cơn mê muội dài mênh mông, sưởi ấm trái tim Chí để anh có đủ dũng cảm kết liễu kiếp sống của một con quỷ và bảo toàn thiên lương của một con người chân chính.
Chỉ bằng một chi tiết nhỏ nhưng nhà văn đã dồn vào đó cả triết lý sâu sắc của mình: tình yêu có sức mạnh cảm hóa kì diệu, và con người hãy sống với nhau bằng tình yêu thương. Đồng thời, qua chi tiết này, Nam Cao cũng thể hiện niềm tin bất diệt vào bản chất tốt đẹp của người lao động, cái phần NGƯỜI trong mỗi người lao động đâu có thể tước đi một cách dễ dàng. Nếu không có chi tiết này, có lẽ Chí Phèo chỉ đơn thuần là câu chuyện về sự tha hóa biến chất của con người. Chi tiết bát cháo hành đã thúc đẩy cốt truyện phát triển tự nhiên, hấp dẫn và tạo nên bước ngoặt bất ngờ, làm tỏa sáng chù nghĩa nhân đạo của Nam Cao.
2. Chi tiết nghệ thuật đã tạo nên cách mở đầu hấp dẫn cho câu chuyện.
Bàn về cách viết truyện ngắn, nhà văn Sêkhốp có phát biểu: “Theo tôi, viết truyện ngắn, thứ nhất phải tô đậm cái mở đầu và cái kết luận” (Theo “Sêkhốp bàn về văn học”). Nhà văn phải dụng công để tạo nên một cách mở đầu thật độc đáo, ấn tượng, thu hút sự chú ý của người dọc ngay từ những dòng đầu tiên.
Kiệt tác Chí Phèo của Nam Cao thật đặc sắc khi mở ra bằng chi tiết tiếng chửi của Chí Phèo. Đây là cách giới thiệu trực tiếp nhân vật và mở đầu không theo trình tự thời gian mà đi thẳng vào giữa truyện. Chi tiết tiếng chửi là một dụng công rất lớn của Nam Cao. Cách chửi của nhân vật khá độc đáo: “Bắt đầu hắn chửi trời… Rồi hắn chửi đời… Chửi ngay tất cả làng Vũ Đại… chửi cha đứa nào không chửi nhau với han… ”. Thoạt đầu Chí chửi vu vơ, sau đó thu hẹp dần đối tượng và cuối cùng bất ngờ chửi “đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn…”.
Hắn chửi người đẻ ra mình, tức là chửi chính mình, chửi số kiếp mình. Cả làng Vũ Đại không ai biết “đứa chết mẹ nào” đã đẻ ra Chí Phèo, nhưng nhà văn Nam Cao biết: Đẻ ra Chí Phèo bằng xương bằng thịt là một người đàn bà bất hạnh, còn đẻ ra hiện tượng Chí Phèo là cả cơ chế xã hội bất công thối nát đương thời. Ở đó chất độc nằm ngay trong sự sống. Chí Phèo chửi cả làng với hi vọng được ai đó chửi lại, tức là hắn khao khát được giao cảm với mọi người. Nhưng tín hiệu giao tiếp phát đi liên tục, lại chỉ gặp sự im lặng đến đáng sợ. Càng cố gắng càng thêm tuyệt vọng.
Ngay từ đầu tác phẩm Chí Phèo đã rơi vào tình trạng hoàn toàn cô độc. Không một ai giao tiếp với hắn dù là bằng hình thức thấp kém nhất: chửi nhau: “chửi rồi lại nghe”, “chỉ có ha con chỏ dữ với một thẳng say rượu”. Tiếng chửi đã thể hiện tâm trạng bi phẫn, bất mãn, một trái tim đau đớn, vật vã, giằng xé, một tâm hồn tuyệt vọng khi bị xã hội khai trừ, bị cự tuyệt quyền làm người. Chi tiết nàỳ đã hé mở tình trạng bi đát của thân phận Chí Phèo. Tiếng chửi được thể hiện trong một đoạn văn đa giọng điệu: ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, ngôn ngữ của người kể chuyện hòa lẫn vào ngôn ngữ của nhân vật, tạo ra ngôn ngữ nửa trực tiếp. Nhà văn như đã hóa thân vào nhân vật, đồng cảm và nói hộ nỗi đau của thân phận Chí Phèo. Đằng sau cách gọi Chí là “hắn” đầy lạnh lùng là cả một trái tim trĩu nặng yêu thương của Nam Cao.
3. Chi tiết nghệ thuật là yếu tố quan trọng tạo nên tình huống truyện gây cấn, lôi cuốn và hấp dẫn.
Tình huống là một trong những thành tố cấu trúc nên truyện ngắn hiện đại. Một trong những khâu quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn là sáng tạo tình huống truyện độc đáo. Mỗi truyện ngắn thường được kết cấu xoay quanh một tình huống. Tình huống là một biến cố, một sự kiện trong đời sống được nhà văn lạ hóa để làm nổi rõ bản chất thật của con người, sự việc, qua đó, tác giả gửi gắm tư tưởng tình cảm của mình. Bởi vậy, tình huống giống như một thứ thuốc rửa ảnh làm nổi bật lên chân dung của nhân vật và tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Tình huống truyện được hình thành bởi hộ thống các chi tiết nghệ thuật có quan hệ biện chứng với nhau.
Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu đã rất thành công khi xây dựng chi tiết chiếc thuyền nhỏ bé lênh đênh trên biển. Nhìn từ xa, nó thật đẹp, thật bình yên, chứa đựng giá trị nghệ thuật cao cả. Thế nhưng, khi mọi thứ bắt đầu vận động, nó kéo theo biết bao thứ khác vận động theo. Đầu tiên là việc người đàn ông thô thiển đánh đạp người đàn bà một cách tàn bạo. Rồi thằng Phát, đứa con trai bằng hết sức lực của mình can ngăn bố nó. Tưởng chừng bao nhiêu đó thôi cũng đủ để người đàn bà tố cáo tội ác của gã chồng tồi tệ kia nhưng không, người đàn bà đã khiến cho họa sĩ Phùng, chánh án Đẩu đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Càng lắng nghe người đàn bà tâm sự càng thấy sáng rõ, thấy cuộc đời còn biết bao uẩn khúc mà pháp luật không thể và không nên can thiệp vào.
Chi tiết Lão Hạc ăn bã chó mà chết để giữ gìn cái mảnh vườn cho đứa con trai của lão dù lão chưa hẳn đã tin nó sẽ trở về trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao càng khiến ta thấy đau xót cho số kiếp của người nông dân Việt nam trước Cách mạng. Người đọc càng thương cảm hơn khi chứng kiến cái chết đau đớn, khủng khiếp của Lão Hạc. Chi tiết ấy có sức mạnh tố cáo cái xã hội thực dẫn nửa phong kiến không những đã chặn mọi đường sống của con người mà còn đẩy họ vào nỗi thống khổ cùng cực, hết sức bi thương.