»» Nội dung bài viết:
Nghị luận: “Ai ơi giữ chí cho bền. Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”
- Mở bài:
Thành công trong cuộc sống là điều ai cũng muốn nhưng không dễ dành có được. Một trung những yếu tố quan trọng đưa ta đến thành công chính là ý chí. Không có ý chí dù làm việc nhỏ cũng không thể hoàn thành được. Bởi vậy, từ xưa ông cha ta đã dạy : “Ai ơi giữ chí cho bền. Dù ai say hướng đổi nền mặc ai”.
- Thân bài:
“Chí” là gì?
“Chí” là ý chí, lòng quyết tâm của con người trong công việc và trong đời sống. Đó là quan điểm sống, lập trường của mổi người. “Giữ chí” là giữ vững ý chí, lập trường, quan điểm của mình trước những tác động của cuộc sống.
“Xoay hướng đổi nền” là gì?
“Xoay hướng đổi nền” tức là đổi thay, không giữ vững lập trường, không đủ sức kiên trì, bền bỉ, thiếu niềm tin tưởng.
Câu ca dao là lời ông cha khuyên con cháu sống trên đời phải xác định rõ chí hướng và phải biết “giữ” vững ý chí mới có thể biến ước mơ thành sự thật.
Tại sao phải biết “giữ chí cho bền”?
Một học sinh muốn giỏi thì lòng quyết tâm học tốt không chỉ có ngày một, ngày hai. Một nhà kinh danh muốn thành công không dễ dàng bỏ mục tiêu mình đeo đuổi. Nếu không có lý tưởng và quyết tâm, mọi thành công không thể đến với chúng ta được. Đó là lời dạy vô vùng đúng đắn, khẳng định tầm quan trọng của ý chí từ xưa có giá trị đến ngày nay.
Ý chí bền vững đóng một vai trò trong cuộc sống con người. Nếu không có “chí” , không có ước mơ, hoài bảo cho riêng mình thì cuộc sống thật tẻ nhạt và vô vị. Nhưng nếu có ước mơ, nhưng lại không có “chí” , không có lòng quyết tâm thực hiện ước mơ thì ước mơ mãi là ước mơ. Chúng ta trở thành kẽ vô dụng.
Ý chí là một động lực giúp cho người ta vươn lên để tự khẳng định mình, để thực hiện hoài bảo ước mơ giúp ích cho đời. Muốn vậy, ý chí, hoài bảo của chúng ta phải phù hợp với lý tưởng chung của xã hội. Nếu chúng ta xác định quan điểm sống rõ ràng nhưng điều ấy lại đi ngược với đạo đức, pháp luật, nó sẽ biến chúng ta thành những con người lập dị, cực đoan, bảo thủ, dễ dẫn đến hành vi phạm tội. Đến lúc ấy không chỉ là mình xấu đi mà còn đang làm mất đi những giá trị tốt đẹp của xã hội.
Sống có lý tưởng, có quan niệm sống đẹp đã khó, giữ được chúng còn khó hơn ất nhiều. Sống trên đời không phải những điều dễ dàng, con người phải chịu rất nhiều tác động mà đa số là không tốt. Để bảo vệ lập trường, quan điểm, chúng ta phải có ý chí thật vững vàng để đấu tranh với những cám dỗ của cuộc đời và với chính con người ta.
Ai mà chẳng muốn cuộc sống mình tốt đẹp hơn. Ham muốn đó có khi mạnh mẽ đến nổi ý chí khô vững vàng có thể khiến chúng ta đi ngược với lí tưởng của mình. Bởi vậy “giữ chí cho bền” cũng là một việc quan trọng và cần nhiều nổ lực trong đời sống.
Phê phán:
Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn một số người sống không mục tiêu, hoài bảo, không biết giữ chí cho bền. Nhiều người tuy có ước mơ, lý tưởng nhưng chưa bao giờ bắt tay thực hiện. Đó là những người vô dụng. Nhưng họ cũng không nguy hại bằng mọi người “gió chiều nào theo chiều ấy”, lập trường không vững vàng. Họ chỉ ham lợi trước mắc, dễ chao đảo. Đó là những con người dễ phản bội, và thất bại trong cuộc đời, vì không giữ được “chí”.
Bài học nhận thức:
Sống có ý chí, có chí hướng sẽ đưa con người đến thành công. Sống không có ý chí, con người sẽ chẳng làm được việc gì lớn lao. Bởi thế, hãy kiên trì với mọi công việc, giữ vững ý chí trong mọi hoàn cảnh bạn mới đạt tới thành công.
- Kết bài:
Sống là phải biết giữ chí cho bền, kiên định, mạnh mẽ và tin tưởng vào chính mình, tin tưởng vào những điều đúng đắn. Sống và làm việc mà thường hay gió chiều nào theo chiều đó, chẳng khác nào đẽo cày giữ đường, không những sẽ thất bại mà còn bị mọi người cười chê.