Vũ Hoàng Chương với “Phố cũ” ta về

pho-cu-ta-ve

Vũ Hoàng Chương với “Phố cũ” ta về

Là thế hệ thứ hai nổi bậc trong phong trào thơ mới, Vũ Hoàng Chương có một hướng đi riêng đầy khác biệt. Nếu Thế Lữ nhẹ nhàng chìm đắm trong cõi thần tiên, Hàn Mặc Tử, điên loạn trong tình yêu tuyệt vọng, Chế Lan Viên bước trong điêu tàn kì dị, Xuân Diệu, Nguyễn Bính ấp ủ tình yêu trong cơn mộng mị, thì Vũ Hoàng Chương tìm đến với cơn say. Ông say rượu, say tình, say thuốc phiện, say tất cả. Miễn cái gì đẹp, cái gì nồng nàn, chìm đắm là ông say. Người ta chưa bao giờ thấy ông tỉnh cả. Có lẽ ông cũng không muốn tỉnh nữa giữa cuộc đời đầy rẫy trái ngang.

Phố cũ là một bài thơ rất hay của Vũ Hoàng Chương. Ông viết bài thơ này những năm 30 tuổi nhưng mãi tới năm 1959 mới được in trong tập “Hoa đăng”. Cái thời trẻ trung hoa bướm, tâm hồn thơ đầy khát vọng, nhìn cuộc đời rực sắc yêu thương. Cái thời ngây thơ, vụng dại nhìn đâu cũng thấy đẹp, gặp ai cũng đem lòng yêu mến thiết tha. Duyên tình chớm nở làm rạo rực trái tim non trẻ, tuổi mười sáu mộng mơ đầy ước vọng:

“Ôi chốn này xưa ai sánh vai
Trán cao hoài vọng tóc buông cài
Tuổi thơm mười sáu tình thơm mới
Duyên đượm hàng mi ngập nắng mai”

Con người khi yêu ai cũng đẹp. Họ đẹp là bởi tâm hòn họ có một một tình yêu đẹp. Nhìn bên ngoài ta thấy toát vời một vẻ thanh xuân, tươi sáng như mặt trời đang chiếu soi trong lòng ngực trẻ. tuổi mười sáu ấy đẹp như thơ, như hoa, như ánh sáng trời cao rực rỡ. Thi sĩ mãi nhớ mái tóc dài một chiều đi ngang phố vương vấn hương thơm, hàng mi ngập nắng tuôi hồng. Ôi cái lần đầu tiên cùng nhau sánh vai, trái tim rộn ràng biết cung bậc, nhảy nhót, trào lộng như muốn phá vỡ lòng ngực. tình đẹp, khiến cảnh vật càng thêm tươi thắm:

“Hồ Gươm sóng lụa bờ tơ liễu
Hàng Trống, Hàng Khay rộn bước người
Sách vở lên hương trầm ngát nẻo
Hoa xoan, hoa phượng chói màu tươi”

Đất trời cũng rộn rã theo bước chân yêu. Sóng gợn Hồ Gươm mềm mại như tơ như lụa hòa nhịp theo tóc liễu đu đưa. Phố xá người qua lại rộn bước, khắp nơi nghi ngút hương trầm. Hoa lá tươi vui như tưng bừng ngày hội. Thật là một ngày đầy thanh sắc. Bởi tâm hồn yêu đang nồng nàn tha thiết, lan tỏa vào không gian, gợi sắc đưa thanh khiến cho đất trời dường như đang nhảy múa theo từng bước chân.

“Thấp thoáng hè qua đài phượng rụng
Lào rào thu muộn lá soan rơi
Tay trong tay nắm, tình trong mắt
Lòng bốn mùa xuân, nguyệt bốn trời”

Thời gian trôi đi, tình yêu ấy thêm nồng thắm và đợi ngày kết mối se duyên. Tất cả đang trong độ đượm đà nhất như ong đã kết mật, trái đã trĩu cành. Cả hai họ đôi bên cũng hẹn ngày đính ước :

“Đôi lứa mê say cùng gắn bó
Mẹ cha cùng hẹn sẽ dành nơi
Trường chung một hướng nhà chung ngõ
Hoa gấm cùng mơ dệt cuộc đời”

Có lẽ, không có gì có thể chia cách được họ. Tình yêu cứ tiến triển hết sức thuận lợi. Cứ hết bước này cho đến bước khác ngày càng thắm thiết hơn. Đó là một tình yêu lí tưởng mà ai cũng mơ ước. Họ đang tột cùng hạnh phúc và hài lòng với tất cả. Vũ Hoàng Chương đã rất tỉ mỉ, bám sát từng đợt cảm xúc của đôi tình nhân trẻ. Ông bày tỏ nỗi lòng của họ bằng lớp từ ngữ tươi đẹp, rực rỡ và đắm say nhất. Ông trân trọng và nâng niu từng kỉ niệm và gói gém nó trong những câu thơ mượt mà. Thế nhưng, cuộc đời máy khi được như mong ước, chưa một lời phân giải người đã vội ra di biền biệt:

“Thế mà tan tác mười năm mộng
Có kẻ ra đi chẳng một lời
Nửa kiếp lênh đênh dừng phố cũ
Một mình trơ với tuổi ba mươi”

Người đã đến với tình yêu và xây cho ta lầu mộng. Một đêm nào đó người đã ra đi bỏ lại ta với cõi mộng sầu riêng mình. Nửa cuộc đời tàn phai và nửa cuộc đời còn lại chưa biết đi về đâu. trở lại sau bao năm xa cách, phố cũ đượm buồn kỉ niệm, khiến ta ngẩn ngư hồi nhớ. Mỗi bước đi như dẫm lại dấu chân xưa cũ:

“Lớp học nào tan đường rộn rã
Tình thơm mộng nhỏ tóc buông vai…
Hàng Khay Hàng Trống hoa nào rụng
Màu tím thờ ơ vạt áo ai”

Người ta bảo thơ Vũ Hoàng Chương thường dẫn ta vào cánh cửa của trụy lạc say sưa, vào thế giới của khói mờ và hơi rượu. Thế nhưng đôi khi, thơ ông cũng dẫn ta đến cánh đồng tình yêu thơ mộng đắm say. Suốt đời ông say sưa đi tìm cái đẹp trong thế giới của riêng mình. Không ai hiểu ông cả, ông thấy cô đơn lạc lõng trên cõi đời. Bởi thế ông phải say. Say là một cách để quên đi sự đời nghiệt ngã.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.