Florence Ngihtingale – Yêu thương không giới hạn
Trong tâm hồn của mỗi người chúng ta luôn tồn tại song hành giữa cái thiện và cái ác. Và cái ác có thể ngày ngày len lỏi bên trong chúng ta, nếu bản thân không biết giữ chính mình thì ta dần sẽ bị sa ngã. Tuy nhiên, Florence Nightingale, người hộ lý giàu lòng yêu thương, là tấm gương sáng của thế giới. Đó là một quyển sách mà tôi từng đọc, khiến tôi có ấn tượng sâu sắc.
Quyển sách ấy có tên Florence Ngihtingale – Yêu thương không giới hạn, được viết bởi nhiều tác giả nước ngoài và Tuệ Văn đã dịch lại. Ở trên bìa mặt sách có in nhà xuất bản Thanh niên và phía cuối trang có số 2016, là năm quyển sách xuất bản. Và quyển sách chỉ gói gọn trong bảy mươi hai trang giấy.
Florence Nightingale, là nữ y tá, hộ lý, sinh vào ngày 12 tháng 5 năm 1820 tại Ý và mất vào ngày 13 tháng 8 năm 1910. Bà được moiị người tưởng nhớ với hình ảnh “người phụ nữ với cây đèn”. Bà đã đóng góp rất nhiều cho nền y tế không chỉ trong nước mà còn cả trên thế giới, là người sáng lập ra ngành y tế hiện đại.
Ở những trang đầu là giới Florence Nightingale. Bà vốn xuất thân từ một gia đình quý tộc quyền quý. Mẹ bà với mong muốn sau này bà cùng người chị mình sẽ trở thành một công nương đài cát, sống trong nhung lụa và cưới được tấm chồng ngang xứng. Nhưng bà lại hoàn toàn khác, trong độ tuổi hai mươi, bà rất yêu quý động vật và bị mọi người xung quanh cho là ngu xuẩn.
Rồi một ngày, bà gặp một người đàn ông đang bàn bạc về việc xây dựng một khu chăm sóc. Với lòng thương người bà quyết tâm ủng hộ và tìm ra con đường mà mình hằng mong. Đó chính là một người hộ lý. Sau khi suy nghĩ kỹ càng, bà bèn nói chuyện này với gia đình. Ban đầu, cha mẹ cô hoàn toàn không đồng ý nhưng sau khi đã thấy sự quyết tâm của bà, họ đành chấp nhận.
Bước đầu tiên của sự nghiệp theo đuổi làm hộ lý, năm 1850, bà sang đức học ngành hộ lý. Khoảng ba đến bốn năm học tập ba tình nguyện cùng với một số y tá khác để tham gia chăm sóc thương binh Anh trong cuộc chiến tranh đấm máu Crimea. Nhưng vì cơ sở hạ tầng vẫn còn quá kém, chỗ ở lại quá bẩn nên một vài y tá đã không chịu nổi mà trở về nước. Tuy thế chỉ có bà ở lại tiếp tục săn sóc các thương binh. Trông thấy được sụ tận tình của Florence, các binh lính vô cùng cảm kích và thường gọi bà là “thiên thần”.
Sau hai năm ở lại khu đồ trú, năm 1856, bà trở về nước cùng với sự tiếc nuối của các quân lính. Bà vừa trở về, ai ai cũng đều vui ừng và họ xem bà như một vị anh hùng của dân tộc. Từ đó, mọi người đã có cách nhìn khác về người hộ lý và trân trọng công việc mà người hộ lý làm.
Một năm sau đó, năm 1857, bà chủ trương thành lập Uỷ ban Y tế Quân đội Hoàng gia. Bởi vì thiết bị y tế của quân đội vẫn còn quá sơ xài, riêng bà lại muốn các binh lính có thể được chữa một cách trị tốt nhất. Vì thế bà đã đề nghị với nhiều người về ý kiến của mình.
Năm 1860, bà tiếp tục thành lậpTrường đào tạo y tá đầu tiên trên khắp thế giới. Đó là bước ngoặt lớn của bà trong sự nghiệp làm hộ lý và cũng là công lao đầy xứng đáng mà bà đóng góp cho thế giới trong công cuộc bước vào thế giới mới.
Năm 1910, bà ra đi trong sự tiếc thương của tất cả mọi người, tất cả những người mà bà từng tận tụy chăm sóc hết mình. Sự ra đi của bà đã để lại biết bao điều thương nhớ mà không ai có thể tả được. Và bà, Florence Nightingale trở thành một tấm gương, một biểu tượng về lòng thương giữa người với người.
Trước khi mất bà đã nói rằng: “Thiêu cháy bản thân mình để chiếu sáng cho mọi người”. Câu nói đó đơn giản nhưng vô cùng thâm thúy, có thể thấy rằng trước khi rời đi, bà vẫn khuyên mọi người hay nâng cao đạo đức mà còn phải trải lòng mình với người khác nhiều hơn.
Không chỉ trên những trang sách mà câu chuyện cùng với sự nghiệp của bà đã được dựng thành phim sau khi bà mất hơn bảy mươi năm. Từ điều đó ta có thể thấy, sự đóng góp cao cả của bà đã in sâu đậm dấu ấn của nhân loại, không bao giờ phai nhòa.