»» Nội dung bài viết:
Suy nghĩ về ý nghĩa câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
I. MỞ BÀI:
– Giới thiiệu vấn đề: Không có gì cao quý hơn lòng biết ơn của một người dành cho ai đó. Bàn về vấn đề này, tục ngữ có câu: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Ẩn phía sau hình ảnh và lời nói ngắn gọn là bài học sâu sắc: sống phải có lòng biết ơn, một trong những đại lí của người Việt Nam.
Thân bài:
1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
* Về nghĩa đen:
– “Quả” là sản phẩm của cây, là kết tinh của hoa.
– “Kẻ trồng cây” là người đã trồng cây cho quả ấy.
* Về nghĩa bóng:
– “Quả” chính là kết quả, thành quả của sức lao động.
– “Kẻ trồng cây” chính là người đã làm nên, tạo nên kết quả, thành quả lao động ấy.→
→ Ý nghĩa câu tục ngữ: Mượn hình ảnh quả và kẻ trồng cây, câu tục ngữ muốn nói đến vấn đề khi nhận lấy hoặc thừa hưởng một thành quả lao động từ ai đó thì hãy ghi nhớ công ơn của người đã tạo ra nó. Câu tục ngữ khuyên chúng ta sống phải có lòng biết ơn.
2. Bàn luận về ý nghĩa câu tục ngữ (Tại sao sống phải có lòng biết ơn ?).
– Sống có lòng biết ơn là việc rất quan trọng trong cuộc sống của con người.
– Sống có lòng biết ơn giúp gắn kết con người lại với nhau.
– Sống có lòng biết ơn là lối sống cao đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay.
– Sống có lòng biết ơn thể hiện lối sống trong sạch, vững mạnh, nhân cách cao quý ở con người.
3. Phê phán những biểu hiện tiêu cực/trái ngược:
– Thế nhưng, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống không có lòng biết ơn. Họ vô ơn đối với những người đã giú đỡ mình, sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân. Những người như thế thật đáng chê trách.
4. Rút ra bài học nhận thức và hành động.
– Bài học nhận thức: Biết ơn người khác không những là một phẩm chất mà còn là một đạo lí làm người của dân tộc ta, rất cần có ở mỗi chúng ta.
– Hành động: là học sinh, chúng ta cần sống có lòng biết ơn, luon ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình và sau này tìm cách báo đáp xứng đáng.
III. Kết bài:
– Khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ: Câu tục ngữ là một lời khuyên sâu sắc. Hiểu được điều đó, chúng ta cần sống cho xứng đáng với những gì mà tỏ tiên đã dày công bồi đắp và để lại cho chúng ta hôm nay.
Tham khảo:
Suy nghĩ về ý nghĩa câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- Mở bài:
Nhân dân ta từ xưa đến nay vốn có truyền thống tôn trọng đạo lí. Những bài học đạo lí làm người luôn luôn được nhân dân ta nhắc nhở trong cuộc sống hằng ngày. Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẽ trồng cây” chính là lời nhắc nhở sâu sắc về sự đền ơn đáp nghĩa cao quý trong cuộc sống.
- Thân bài:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây nghĩa là gì?
Quả là một sản phẩm của cây, được tạp thành nhờ sự thụ phấn của hoa. Trong cuộc sống có thể hiểu quả là kết quả, thành quả, thành tựu đạt được qua một quá trình lao động tích cực.
Kẻ trồng cây là người dã vun tròng, chăm bón cho cây ấy tốt tươi, tạo được hoa thơm, quả ngọt. Kẻ trồng cây chính là người đã tạo ra các thành quả lao động, đem đến sự hữu ích cho cuộc sống này.
Ăn là đón nhận, là hưởng thụ, quả là kết quả, thành quả tốt đẹp có ích ở đời. Người trồng cây là người tạo ra kết quả, thành quả có ích. Khi ta ăn một trái cây nào đó thì ta phải nhớ đến người trông cây tạo quả. Người ăn quả là người đón nhận thành quả tốt đẹp đó.
Câu tục ngữ khuyên ta khi thụ hưởng hay đón nhận được thành quả lao động của người khác làm cuộc sống ta tốt đẹp hơn, làm cho ta hạnh phúc thì phải biết ơn người đem lại thành quả ấy, hạnh phúc ấy cho mình.
- Nghị luận về lòng biết ơn thầy cô giáo
- Hãy giải thích câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”
- Hãy chứng minh nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”
Tại sao khi ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây?
Không một sự hữu ích nào nào tự nhiên mà có. Nó có được là nhờ sức lao động bền bỉ của con người. Như hoa thơm, quả ngọt trên cành, dẫu có tự nhiên nhưng thơm ngọt là nhờ có sự vun xới của con người. Người trồng cây là người gieo giống vun trồng, đổ mồ hôi công sức để cây ra hoa kết trái. Không có người trông cây thì không có cây xanh, không có trái ngọt. Từ trồng cây đến khi cây có trái là một quá trình lâu dài đầy vất quả, gian nan của người trồng cây. Vì vậy khi được ăn quả thì người ăn quả không thể không nhớ người trồng cây.
Người ăn quả là người hưởng thụ, được sử dụng thành quả do người khác tạo ra thành quả mang lại mà bản thân họ không phải tốn công sức thì khi sử dụng các thành quả đó, ta không thể không nhớ ơn người đã làm ra thành quả cho ta hưởng. Biết ơn người đã cho ta điều tốt đẹp là lối sống phù hợp với đạo lý làm người của dân tộc. Ngược lại khi được hửng thành quả lao động hay có được hạnh phúc do người khác đem lại mà ta không biết đến sự đền ơn đáp nghĩa là trái đạo lí, trở thành kẻ vô ơn, bạc nghĩa nhất định phải lên án.
Không ai có thể một mình mà tạo ra cả thế giới. Bản chất của cuộc sống là sự kế thừa các thành quả lao động. Những gì ta đang có hôm nay một phần lớn ta kế thừa từ các thế hệ đi trước. Dù muốn hay không muốn ta đều thụ hưởng các giá trị lao động của người khác tạo ra và để lại. Bởi thế, hãy sống có lòng biết ơn, trân trọng thành quả lao động của con người và không ngừng tạo ra các giá trị lao động hữu ích, góp phần thúc dẩy cuộc sống phát triển.
Đền đáp công ơn người trồng cây, ta phải làm gì?
Trước hết, phải biết kính trọng và biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Đồng thời phải quý trọng sức lao động của con người. Không phung phí, làm tổn hại, thất thoát những giá trị lao động của bản thân và của người khác.
Học cách quý trọng các thành quả mình được hưởng, đồng thời phải phát huy hiệu quả của các thành quả đó trong quá trình sử dụng. Ngoài việc biết hưởng thụ ra ta còn phải biết giữ gìn và bảo vệ thành quả đó sao cho xứng đáng là người kế tục và cũng có trách nhiệm gieo giống vun trồng cây cho các thế hệ mai sau.
Quyết liệt phê phán những thái độ sai trái vô ơn, bạc nghĩa, sử dụng lãng phí hay phá hoại thành quả có ích và coi thường những người có công với nhân dân, với tổ quốc.
- Kết bài:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một bài học đạo đức sâu sắc, một lời khuyên chân thành có tính giáo giục cao đối với mọi thế hệ. Câu tục ngữ còn thể hiện phẩm chất tốt đẹp, đạo lí tri ân của con người Việt Nam: “Uống nước nhớ nguồn”. Học sinh thực hiện đạo lí sống có lòng biết ơn phải coi cha mẹ, thầy cô giáo là những người trồng cây, còn bản thân là người ăn quả, do đó phải biết kính trọng và biếc ơn thầy cô giáo. Sống đứng với đạo lí dân tộc là cách tốt nhất để trưởng thành và trở thành người tốt đẹp.