luyen-tap-lap-luan-trong-van-giai-thich-11534-2

Soạn bài: Luyện tập lập luận chứng minh – SGK Ngữ văn 7

LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH

I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ:

* Đề văn: Chứng minh rằng nhân dân VN: “Ăn … nguồn”.

* Ghi nhớ: Học Sgk/50.

Ôn lại phần văn lập luận chứng minh.

Hãy nhắc lại các bước làm một bài văn lập luận chứng minh?

* Muốn làm bài lập luận chứng minh, ta cần tuân thủ theo 4 bước sau:

– Tìm hiểu đề và tìm ý;

– Lập dàn bài;

– Viết bài;

– Đọc và sửa chữa.

Ghi nhớ Sgk/50.

II. LUYỆN TẬP:

* Đề văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam … nguồn”.

Đề văn yêu cầu chứng minh vấn đề gì?

– Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng – một đạo lí sống đẹp của dân tộc Việt Nam.

– “Ăn quả … trồng cây”: Khi ta hưởng được thành quả nào đó ta phải nhớ ơn người đã tạo ra nó.

– “Uống nước … nhớ nguồn”: khuyên người ta luôn nhớ tới nguồn gốc, tổ tiên của mình.

Yêu cầu lập luận chứng minh ở đây đòi hỏi ta phải làm thế nào?

– Đưa ra những chứng cứ thích hợp để cho người đọc, người nghe thấy rõ điều được nêu ở đề bài là đúng đắn, là có thật.

Nếu là người cần được chứng minh thì em có đòi hỏi phải diễn giải thích rõ hơn ý nghĩa của hai câu tục ngữ ấy không? Vì sao?

– Cần, bởi để mọi người đều hiểu được ý nghĩa của nó. Mặc dù, đây là hai câu hết sức thông dụng nhưng cũng có người chưa hiểu đúng hoặc chưa hiểu sâu vấn đề.

Nếu em cho là cần thiết, vậy em sẽ diễn giải ý nghĩa hai câu tục ngữ ấy như thế nào?

Đó là những hình ảnh ẩn dụ, kín đáo thể hiện truyền thống, đạo lí biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho người khác hưởng thụ.

* Phần lập ý:

– Phần mở bài nêu lên ý gì?

– Phần thân bài nêu lên ý gì?

+ Giải thích nội dung 2 câu tục ngữ.

+ Nêu những biểu hiện về đạo lí của 2 câu tục ngữ.

Để chứng minh cho truyền thống đạo lí trên, em sẽ dùng và sắp xếp những dẫn chứng như thế nào?

– Con cháu biết ơn các vị tổ tiên đã tạo ra đất nước, giữ vững nền hoà bình; các lễ hội như Giỗ tổ Hùng Vương (10/3) (Dù ai đi ngược về xuôi; Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba), Lễ hội Đống Đa (mùng 5 Tết âm lịch),

– Thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục; các ngày giỗ trong gia đình.

– Biết ơn những vị anh hùng, người có công lao trong công cuộc dựng nước, giữ nước; phục vụ nhân dân:

+ Các phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc bà mẹ VN anh hùng.

+ Biết ơn thầy cô giáo (20/11).

+ Ngày Quốc tế Phụ nữ.

+ Ngày thầy thuốc Việt Nam (27-2), …

Em sẽ triển khai luận điểm chính như thế nào? (Thành mấy luận điểm phụ? Được sắp xếp như thế nào?)

= Sắp xếp theo hai luận điểm chính:

– Từ xưa, dân tộc Việt Nam ta đã luôn luôn nhớ tới cội nguồn, luôn luôn biết ơn những người đã cho mình được hưởng những thành quả, những niềm hạnh phúc, vui sướng trong cuộc sống.

– Đến nay, đạo lí ấy vẫn được những con người Việt Nam của thời đại tiếp tục phát huy.

Phần kết bài có những ý gì?

– Tự hào đạo lí của dân tộc và nêu nhiệm vụ bản thân.

* Đề văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam … nguồn”.

Tìm hiểu đề và tìm ý:

– Vấn đề cần chứng minh: Là lòng biết ơn những người tạo ra thành quả để mình được hưởng. Một đạo lí sống đẹp của dân tộc ta.

– “Ăn quả … trồng cây”: Khi ta hưởng được thành quả nào đó ta phải nhớ ơn người đã tạo ra nó.

– “Uống nước … nhớ nguồn”: khuyên người ta luôn nhớ tới nguồn gốc, tổ tiên của mình.

Lập dàn ý:

Mở bài: Trong cuộc sống, người Việt Nam luôn đề cao đạo lí “ăn quả …. trồng cây”, “uống … nguồn “. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Thân bài:

– Giải thích 2 câu tục ngữ trên

+ Nghĩa đen: Ăn … cây đó.

+ Nghĩa bóng: Chúng ta có được thành quả … thành quả đó

– Từ xưa, dân tộc Việt Nam ta đã luôn nhớ tới cội nguồn, luôn biết ơn những người đã tạo ra thành quả.

+ Những câu tục ngữ, ca dao nói về lòng biết ơn ông bà, cha mẹ.

+ Tổ chức các lễ hội: Đền Hùng, làng Gióng.

+ Thờ cúng ông bà tổ tiên.

– Đến nay, đạo lí ấy vẫn được con người phát huy.

+ Kỉ niệm ngày Thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày Quốc tế Phụ nữ.

+ Các phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc mẹ Việt Nam anh hùng.

+ Toàn dân nhớ ơn Đảng, ơn Bác

Kết bài:

– Tự hào về truyền thống, đạo lí tốt đẹp của dân tộc.

– Nêu nhiệm vụ của bản thân.

Viết đoạn văn:

Mở bài:

Thân bài:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang