Những đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải
Thanh Hải sáng tác bài thơ Mùa xuân nho nhỏ khi nằm trên giường bệnh.Thời điểm và hoàn cảnh sáng tác không cho phép nhà thơ có đủ điều kiện để trau chuốt ngôn ngữ và hình ảnh. Thế nhưng, Mùa xuân nho nhỏ nhanh chóng chiếm lĩnh tâm hồn người đọc bởi lớp từ ngữ giản dị, tình cảm chân thực, đằm thắm, giọng điệu thiết tha. Bài thơ là tiếng lòng, là tình yêu cuộc sống nồng nhiệt của nhà thơ trước cuộc đời tươi xanh.
Thể thơ 5 chữ gần với điệu dân ca, âm hưởng trong sáng, nhẹ nhàng, tha thiết, điệu thơ như điệu của tâm hồn, cách gieo vần liền tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc. Sức mạnh của thơ 5 chữ là dễ nhớ, dễ thuộc, nhẹ nhành đi vào lòng người một cách tự nhiên và lưu giữ bền lâu ở trong đó.
Bài thơ có nhiều hình ảnh tự nhiên, giản dị, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng. Đặc biệt, một số hình ảnh cành hoa, con chim, mùa xuân được lặp đi lặp lại và nâng cao, gây ấn tượng đậm đà.
Cấu tứ bài thơ chặt chẽ, chủ yếu dựa trên sự phát triển của hình tượng mùa xuân. Từ mùa xuân đất trời đến màu xuân đất nước và rồi cuối cùng là mùa xuân trong lòng người.
Giọng điệu bài thơ phù hợp với cảm xúc của tác giả. Ở đoạn đầu vui vẻ, say sưa với vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, rồi phấn chấn, hối hả trước khí thế lao động của đất nước. Và cuối cùng là trầm lắng, trang nghiêm mà thiết tha bộc bạch, tâm niệm. Xu thế hướng nội nhưng không làm phai nhạt ánh sáng của mùa xuân, ánh sáng của niềm tin tưởng mà tác giả đã tinh tế kí thác trong từng câu từng chữ.
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” và quan niệm sống của Thanh Hải
- Cảm nhận ý nghĩa hình ảnh “lộc” trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
- Cảm nhận vẻ đẹp mùa xuân qua khổ thơ đầu bài thơ” Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải)
- Cảm nhận vẻ đẹp đất nước, con người qua khổ 2 bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải
- Phân tích khổ thơ 4 và 5 bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải
- Suy nghĩ về ước nguyện chân thành và cao quý của nhà thơ Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”