»» Nội dung bài viết:
Phong cách chức năng của ngôn ngữ
I. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
1. Khái niệm:
– Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, đồng hành…
– Văn bản gồm các dạng: chuyện trò, nhật kí, thư từ.
2. Đặc trưng:
– Tính cụ thể.
– Tính cảm xúc.
– Tính cá thể.
3. Đặc điểm ngôn ngữ
– Ngữ âm : Khi nói năng người ta không có ý thức hướng tới chuẩn mực ngữ âm mà nói năng thoải mái.
– Từ ngữ: thường dùng những từ mang tính cụ thể, giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm.
– Cú pháp:câu đơn, câu tỉnh lược chiếm tỉ lệ lớn và có tần suất cao, có khi dùng các kết cấu cú pháp có xen những yếu tố dư, lặp lại, có khi dư thừa một cách dài dòng lủng củng.
II. Phong cách ngôn ngữ khoa học.
1. Khái niệm:
– Phong cách ngôn ngữ khoa học là phong cách được dùng trong lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học. Đây là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu. Khác với phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách này chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những người làm khoa học (ngoại trừ dạng phổ cập khoa học).
– Văn bản gồm các dạng: Khoa học chuyên sâu, khoa học giáo khoa, khoa học phổ cập.
2. Đặc trưng.
– Tính khái quát, trừu tượng.
– Tính lý trí, logic.
– Tính khách quan, phi cá thể.
3. Đặc điểm ngôn ngữ.
– Ngữ âm: hướng đến chuẩn mực ngữ âm.
– Từ ngữ: Sử dụng nhiều và sử dụng chính xác thuật ngữ khoa học. Các đại từ ngôi thứ ba ( người ta) và đại từ ngôi thứ nhất ( ta, chúng ta, chúng tôi ) với ý nghĩa khái quát được dùng nhiều.
– Cú pháp: hình thức câu hoàn chỉnh, kết cấu câu chặt chẽ, rõ rang, tránh cách hiểu nước đôi nước ba.
III. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
1. Khái niệm:
– Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương. Phong cách này là dạng tồn tại toàn vẹn và sáng chói nhất của ngôn ngữ toàn dân. Phong cách ngôn ngữ văn chương không có giới hạn về đối tượng giao tiếp, không gian và thời gian giao tiếp.
– Văn bản gồm các tác phẩm văn chương: thơ, truyện, bút kí,….
2. Đặc trưng.
– Tính hình tượng.
– Tính truyền cảm.
– Tính cá thể hóa.
3. Đặc điểm ngôn ngữ.
– Ngữ âm: những yếu tố ngữ âm như: âm, thanh, ngữ điệu, tiết tấu, âm điệu rất quan trọng.
– Từ ngữ: rất đa dạng, gồm cả từ phổ thông và từ địa phương, biệt ngữ; từ hiện đại và từ lịch sử, từ cổ; từ khiếm nhã và từ trang nhã.
– Cú pháp: sử dụng hầu như tất cả các kiểu cấu trúc câu.
– Biện pháp nghệ thuật: sử dụng nhiều các biện pháp nghệ thuật tu từ.
IV. Phong cách ngôn ngữ chính luận:
1. Khái niệm:
– Phong cách ngôn ngữ chính luận là phong cách được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội. Người giao tiếp ở phong cách này thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm chính trị, tư tưởng của mình đối với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội.
– Văn bản gồm văn bản chính luận.
2. Đặc trưng.
– Tính công khai về quan điểm chính trị.
– Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận.
– Tính truyền cảm, tính thuyết phục.
3. Đặc điểm ngôn ngữ.
– Ngữ âm: Có ý thức hướng tới chuẩn mực ngữ âm.
– Từ ngữ: Dùng nhiều từ có tính chính trị, khi dùng từ chính trị phải luôn luôn tỏ rõ lập trường, quan điểm và tình cảm cách mạng của mình.
– Cú pháp: dùng nhiều kiểu câu khác nhau: câu đơn, câu ghép, câu tường thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán. Câu văn chính luận thường dài, có kết cấu tầng bậc làm cho tư tưởng nêu ra được xác định chặt chẽ.
– Ðể nhấn mạnh ý tưởng, gây sự chú ý ở người đọc, PC chính luận sử dụng nhiều lối nói trùng điệp, phép điệp từ, điệp ngữ, các cách so sánh giàu tính liên tưởng và tương phản để tăng cường độ tập trung thông tin và hiệu quả bình giá, phán xét.
V. Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn).
1. Khái niệm:
– Phong cách ngôn ngữ báo chí là phong cách được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự. (Thông tấn: có nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi).
– Văn bản gồm các bản tin,…
2. Đặc trưng.
– Tính thông tin thời sự
– Tính ngắn gọn
– Tính sinh động, hấp dẫn
3. Đặc điểm ngôn ngữ.
– Ngữ âm: Với các đài phát thanh và truyền hình trung ương, đòi hỏi khi đưa tin phải phát âm chuẩn mực. Với các đài phát thanh và truyền hình của địa phương hoặc khu vực, có thể sử dụng một cách có chừng mực một số biến thể phát âm thuộc một phương ngôn nào đó, nơi mà đài phủ sóng.
– Từ ngữ: từ ngữ toàn dân, có tính thông dụng cao.
VI. Phong cách ngôn ngữ hành chính:
1. Khái niệm:
– Phong cách ngôn ngữ hành chính là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Ðấy là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác.
– Phong cách hành chính có hai chức năng: thông báo và sai khiến. Chức năng thông báo thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường, ví dụ như: văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hoá đơn, hợp đồng… Chức năng sai khiến bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gởi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân.
– Văn bản gồm đơn từ, nghị định, báo cáo….
2. Đặc trưng.
– Tính khuôn mẫu.
– Tính minh xác.
– Tính công vụ.
3. Đặc điêm ngôn ngữ.
– Văn bản hành chính được soạn thảo theo những khuôn mẫu nhất định do nhà nước quy định.