chu-de-nguoi-linh

Đề bài: Đọc – hiểu về chủ đề vẻ đẹp người lính

Chủ đề vẻ đẹp người lính

Đọc bài thơ và thực hiện các yêu cầu:

Dáng đứng Việt Nam

“Anh ngã xuống trên đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Chợt thấy Anh giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tấn công.
Anh tên gì hỡi Anh yêu quý
Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng
Như đôi dép dưới chân Anh dẫm lên bao xác Mỹ
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để gì lại cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ
Anh là chiến sĩ Giải phóng quân.
Tên Anh đã thành tên đất nước
Ơi Anh Giải phóng quân
Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”

(Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong bài thơ.

Câu 2. Xác định hình tượng nhân vật trung tâm trong bài thơ.

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng”. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

Câu 4.  Nêu cảm nghĩ của anh (chị ) về hai câu thơ :

Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.


Gợi ý trả lời:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính trong bài thơ: Biểu cảm.

Câu 2. Hình tượng nhân vật trung: người lính, Anh Giải phóng quân.

Câu 3. – Biện pháp tu từ : so sánh

– Hiệu quả nghệ thuật: Khắc họa vẻ đẹp của người lính uy nghi, lẫm liệt trước lúc đi xa.

Câu 4. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là hợp lý, sau đây là gợi ý:

– Bài thơ khép lại bằng hình ảnh “Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất,Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân” đã mở ra một chân trời mới tràn ngập niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi đẹp của dân tộc Việt Nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang