huong-dan-cam-nghi-ve-tinh-cha-con-trong-chien-tranh-qua-truyen-ngan-chiec-luoc-nga-nguyen-quang-sang

Cảm nghĩ về tình cha con trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng

Cảm nghĩ về tình cha con trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” Nguyễn Quang Sáng

  • Mở bài:

Văn học Việt Nam 1945 – 1975 gắn bó mật thiết với sự nghiệp cách mạng, vận mệnh dân tộc, đã sáng tạo nhiều hình tượng đẹp về con người Việt Nam trong chiến đấu, nhất là đời sống tình cảm. Tình cha con là một trong những đề tài khá thành công, gợi nhiều xúc động. Truyện ngán “Chiếc lược ngà” của Nguyền Quang Sáng đã thề hiện ấn tượng về tinh cha con trong chiến tranh.

  • Thân bài:

Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ những năm kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng tên. Tác phảm diễn tả một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Chiến tranh đã phần nào làm tổn thương tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu

Tình cảm của bé Thu với cha (ông Sáu):

– Sau 8 năm xa’ cách, bé Thu không nhận ra cha. Lúc mới gặp nó ngơ ngác lạ lùng, càng hoảng sợ khi thấy vét sẹo dài trên má ông Sáu. Nó bỏ chạy.

– Suốt ba ngày không gọi ông là “cha”, chỉ nói trổng. Giữa ông Sáu và bé Thu có một khoảng cách. Mâu thuẫn tăng cao lên đến đỉnh điểm khi bé Thu hất tung cái trứng cá ông Sáu cho ra khỏi chén. Bị đòn, bò sang nhà ngoại.

– Thái độ của bé Thu vừa đáng giận, vừa đáng thương, không đáng trách. Chính vết sẹo trên mặt ông Sáu đã làm bé Thu ngộ nhận, nó thận trọng trước ông sau vừa quen, vừa rất lạ.

– Nhờ có ngoại, bé Thu mới thấu hiểu vết sẹo và nhận ra ba nó. Nó vô cùng hối hận.

– Trước lúc ông Sáu ra đi, bé Thu bật ra tiếng “ba” đầu tiên – một tiếng kêu xé lòng. Đó là tiếng gọi cha dồn nén 8 năm qua, bây giờ vỡ òa. Nó vừa kêu vừa chạy tới chỗ cha. Nỏ ôm chặt cô, hôn cùng khắp, dạng cả hai chân, câu chặt lấy người cha …

Tình cảm ông Sáu với bé Thu

– Lúc đầu rất mong gặp con. Mới thấy con, ông chạy mau đến chỗ con, rất xúc động. Nhưng khi bé Thu vụt bỏ chạy, ông đau đớn tột cùng.

– Trong ba ngày phép, ông càng muốn gần gũi, yêu thương, bé Thu càng lạnh lùng, lẩn tránh, thậm chí vô lễ khiến ông Sáu càng đau khổ. Ông cố gắng dằn nỗi xúc động ngay cả khi con vô lễ (nói trổng, hất tung cái trứng cá …

– Sau khi đánh con, ông rất hối hận, đau xót, muốn chuộc lỗi (làm cho con chiếc lược ngà sau này). Lúc chia tay, rất muốn ôm con, sợ con không nhận, chỉ dám nhìn con.

– Khi bé Thu nhận cha, ông được con hôn cùng khắp

– Lúc ở chiến khu: ông sung sướng khi tìm được khúc ngả. Lúc rỗi, ông cưa từng chiếc răng lược thận trọng, ti mi. Lời để tặng chất chửa bao tình cảm: “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Lúc nhớ con, tay lược ra ngắm, mài lên tóc cho bóng. Rất mong gặp con.

Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện một cách bình dị mà sâu sắc nỗi đau tinh thần mà chiến tranh đã gây ra cho nhân dân Việt Nam nói riêng, con người nói chung. Tác giả cũng thể hiện thành công vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam trong chiến tranh,

Qua nhân vật ông Sáu, người đọc không chỉ cảm nhận tình yêu con tha thiết sâu nặng của ngườicha chiến sĩ mà còn thấm thía bao đau thương mất mát đối với những em bé, những gia đình. Tình yêu thương con của ông Sáu còn như một lời khẳng định: Bom đạn của kẻ thù chỉ có thể hủy diệt được sự sống của con người, còn tình cảm của con người – tình phụ tử thiêng liêng thì không bom đạn nào có thể giết chết được.

Nguyễn Quang Sáng đã rất thành công khi xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí. Cách xây dựng cốt truyện khá chặt chẽ, lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp. Truyện được kể theo ngôi thứ nhất,đặt vào nhân vật bác Ba,người bạn chiến đấu của ông Sáu và cũng là người chứng kiến, tham gia vào câu chuyện. Với ngôi kể này, người kể chuyện xen vào những lời bình luận, suy nghĩ,bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với nhân vật, và câu chuyện vẫn mang tính khách quan. Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc, nhất là đối với nhân vật bé Thu. Đặc biệt, ngôn ngữ truyện mang đậm chất địa phương Nam Bộ, dễ đi vào lòng người đoc.

  • Kết bài:

Truyện “Chiếc lược ngà” đã thể hiện một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng và cao đẹp của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Truyện còn gợi cho người đọc nghĩ đến và thấm thía những mất mát đau thương, éo le mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang