Thể loại kịch

the-loai-kich

Thể loại kịch.

Kịch là thể loại xây dựng và tái hiện hành động nhân vật dựa trên những mâu thuẫn xung đột bên trong và bên ngoài nhân vật. “Cơ sở của kịch là những mâu thuẫn xã hội, lịch sử, hoặc những xung đột muôn thuở của con người nói chung”.  Kịch gắn liền với nghệ thuật sân khấu, một trong ba phương thức phản ánh hiện thực của văn học.

Thuật ngữ “kịch” này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “hành động”, kịch tính (tiếng Hy Lạp cổ điển: δρᾶμα, drama), được bắt nguồn từ “I do” (Tiếng Hy Lạp cổ: δράω, drao).

Kịch sự kết hợp giữa 2 yếu tố bihài kịch. Được coi là một thể loại thơ ca, sự kịch tính được đối chiếu với các giai thoại sử thi và thơ ca từ khi Thơ của Aristotle (năm 335 trước Công nguyên) – tác phẩm đầu tiên của thuyết kịch tính ra đời. Mặc dù kịch bản văn học vẫn có thể đọc như các tác phẩm văn học khác, nhưng kịch chủ yếu để biểu diễn trên sân khấu.

Đặc trưng của kịch là phải hành cuộc sống bằng các hành động kịch, thông qua các xung đột tính cách xảy ra trong quá trình xung đột xã hội, được khái quát và trình bày trong một cốt truyện chặt chẽ với độ dài thời gian không quá lớn. Mỗi vở kịch thường chỉ trên dưới ba giờ đồng hồ và còn tùy kịch ngắn, kịch dài.

Căn cứ vào nội dung kịch, có thể chia thành các thể loại: hài kịch, bi kịch, bi hài kịch, chính kịch… Cũng có thể căn cứ vào nội dung của các đề tài mà chia kịch thành: kịch cổ điển, kịch dân gian, kịch thần thoại, kịch hiện đại… Một cách phân chia khác dựa theo chính thời gian biểu diễn, có kịch ngắn, kịch dài.

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. (Bài 1). Tri thức ngữ văn: Cốt truyện; Truyện kể; Người kể chuyện, Nhân vật,; Thần thoại (Ngữ văn 10, Kết Nối Tri Thức) - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.