suy-nghi-ve-nhan-dinh-hanh-dong-sang-tao-trong-tho-ca-la-mot-su-giai-toa-nhung-cam-xuc-tran-day-trong-tam-hon-nha-tho

Suy nghĩ về nhận định: Hành động sáng tạo trong thơ ca là một sự giải toả những cảm xúc tràn đầy trong tâm hồn nhà thơ.

Làm sáng tỏ nhận định: Hành động sáng tạo trong thơ ca là một sự giải toả những cảm xúc tràn đầy trong tâm hồn nhà thơ.

* Hướng dẫn làm bài:

– Thơ ca đến với cuộc sống từ khi nào, khó có thể trả lời đích xác. Nhưng một điều chắc chắn không ai có thể phủ nhận được là không có thơ, cuộc sống sẽ nghèo nàn, tâm hồn, tình cảm con người sẽ trở nên cằn cỗi vô cùng. Thơ có thể tạo điều kiện cho người đọc thực hiện vai trò “đồng sáng tạo” để phát hiện đời sống, khiến người đọc phải suy nghĩ, trăn trở để tìm kiếm ý đồ nghệ thuật của tác giả cũng như những điểm đặc sắc trong tư duy nghệ thuật của mỗi nhà thơ. Hành động sáng tạo trong thơ ca là một sự giải toả những cảm xúc tràn đầy trong tâm hồn nhà thơ.

Giải thích nhận định.

Thơ là một hình thức sáng tạo văn học nghiêng về thể hiện cảm xúc thông qua tổ chức ngôn từ đặc biệt, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm.

Hành động sáng tạo trong thơ ca: là quá trình làm thơ của người nghệ sĩ trước tác động của đời sống hiện thực.

Sự giải phóng những cảm xúc tràn đầy: được hiểu là mỗi khi có điều gì chất chứa bên trong lòng, không nói ra không chịu được, đó là lúc thi sĩ tìm đến thơ để giãi bày.

→ Ý kiến trên đã chỉ ra đặc trưng của thơ trữ tình và đề cao vai trò của tình cảm, cảm xúc trong thơ.

Bình luận và chứng minh.

– Khẳng định ý kiến trên hoàn toàn đúng, ý kiến đó đã xuất phát từ đặc trưng của thể loại thơ trữ tình và quy luật chung của sáng tạo nghệ thuật. Đã có nhiều ý kiến của các nhà thơ, nhà phê bình văn học xưa nay có những quan điểm tương đồng. “Thơ chỉ bật ra khi trong tim ta cuộc sống đã tràn đầy” (Tố Hữu), “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần” (Ngô Thì Nhậm), “Một bài thơ hay là thơ chín đỏ trong cảm xúc” (Xuân Diệu). Thiếu tình cảm, cảm xúc chỉ có thể trở thành người thợ làm những câu chữ có vần chứ không làm được nhà thơ.

– Thơ ra đời từ rất sớm trong lịch sử nhân loại. Người ta làm thơ như một nhu cầu cần thiết trong cuộc sống. Con người dùng thơ để bộc lộ tâm tư, tình cảm, nỗi niềm. Thơ là tiếng nói tha thiết của tâm hồn. Đó có thể là những cảm xúc, suy tư về nhân tình thế thái, về số phận con người, thăng trầm của xã hội, những cảm xúc về đát nước, nhân dân, nhân loại. Có khi cũng chỉ là tâm tư của cá nhân trong cuộc đời. (dẫn chứng).

– Thơ là tiếng nói tình cảm của con người trước cuộc sống. Thơ trữ tình lấy cảm xúc bên trong đời sống tinh thần của nhà thơ để biểu hiện. Khi rung động sâu sắc với cuộc sống, trong những trạng thái vui buồn ở mức thăng hoa, con người có nhu cầu bộc lộ tình cảm, khi đó người ta cần đến thơ (dẫn chứng).

– Thơ giúp con người giãi bày xúc cảm của mình nhưng nếu xúc cảm đó bị phong kín trên trang giấy thì một điều chắc chắn là sức sống của những vần thơ ấy sẽ không lâu bền. Trong đời sống, con người không chỉ sống và tự chiêm nghiệm về những điều diễn ra trong lòng. Làm thơ không chỉ để tự thoả mãn nhu cầu giãi bày tình cảm của mình mà còn để chia sẻ, là để tìm sự đồng vọng của những tấm lòng đồng cảm. Trong thơ ca và bằng thơ ca, nỗi buồn sẽ được san vơi và niềm vui, niềm hạnh phúc chắc chắn sẽ được nhân lên gấp bội.

– Thơ không chỉ khiến tâm hồn, trí tuệ con người giàu có, phong phú mà còn vỗ về, động viên, khích lệ người ta đứng dậy, đi tới… Người đọc có thể cảm nhận muôn vàn cung bậc tình cảm, cảm xúc, muôn vàn tiếng lòng “rất thơ” mà người nghệ sĩ đã phổ trong mỗi con chữ. Tiếp nhận những tình điệu ấy, người đọc như được thanh lọc chính tâm hồn mình. Ta sẽ thấy mình cao thượng hơn, khao khát được sống đẹp, sống có ích hơn… Nói như Chế Lan Viên: “Thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý cho người ta nghĩ và cần có tình để rung động trái tim”.

– Hoạt động sáng tạo trong thơ ca là một quá trình dài và gian khổ, một con đường gập ghềnh nhiều khó khăn.

– Hoạt động sáng tạo thơ ca cũng là một hoạt động lao động chân chính như bao công việc khác. Để tạo nên một bài thơ, người nghệ sĩ không thể thảnh thơi với những khoảnh khắc đến bất chợt mà cũng phải lầm lũi, vất vả, tư duy, suy nghĩ, lựa chọn, gắng sức trên “cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ”.

– Hoạt động sáng tạo thơ ca là một hành trình khó khăn, gian khổ và người nghệ sĩ phải tạo được cho mình những lối đi riêng, khẳng định phong cách nghệ thuật của bản thân.

– Muốn sáng tạo thơ ca thì phải biết chữ và hiểu chữ, hiểu theo “ý tại ngôn ngoại và phải có nhịp điệu, có sự gợi cảm, thu hút người đọc.

– Hoạt động sáng tạo thơ ca gắn liền với những cảm xúc bộc phát ngắn ngủi hoặc dựa vào năng khiếu cùng với sự trau dồi kiến thức của nhà thơ. Nó đòi hỏi phải có một vốn kiến thức, am hiểu nhất định; Phải đổi mới nhưng không làm mất đi bản thân. Đây là một hoạt động không dễ dàng.

– Tình cảm trong thơ phải là tình cảm chân thật của nhà thơ. Tình cảm ấy là những trạng thái vui buồn, sung sướng, đau khổ mà người nghệ sĩ từng trải qua, từng sống trong những cung bậc ấy. Thơ không chấp nhậ thứ tình cảm giả tạo, mờ nhạt. Nếu nhà thơ không viết thơ bằng nước mắt, bằng máu chính mình, không sống sâu sắc với những tình cảm của con người thì thơ sẽ thiếu sức sống, chỉ có thể làm được những bài thơ vô hồn, chỉ là những chữ hoa mĩ được ép khô trên trang giấy. (dẫn chứng)

– Tình cảm, cảm xúc trong thơ phải có sức lay động lòng người. Thơ là kết quả của sự nhập tâm với đời sống. Chế Lan Viên rất có lí khi cho rằng: “Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép”. Như vậy, nhà thơ cần có tấm lòng với cuộc đời, mở lòng với cuộc sống để đón nhận những tình cảm, những rung động từ hiện thực cuộc đời. Đó cũng là cách để nâng cao tâm hồn mình lên, biết yêu thương, đồng cảm, vui buồn với mọi người xung quanh. Nhà thơ phải biết sống đẹp, có trái tim mãnh liệt, phong phú, sâu sắc. Tình cảm là yếu tố ngọn nguồn của cái đẹp trong thơ, khi đó thơ sẽ có sưc mạnh thanh lọc tâm hồn con người. (dẫn chứng)

– Tình cảm, cảm xúc trong thơ phải được truyền tải bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo, mang tính thẩm mĩ thể hiện trên các phương diện: Thể loại, ngôn ngữ, hình ảnh, tứ thơ, tính nhạc, chất hoạ…Điều đó đem lại cho thơ vẻ đẹp hoàn mĩ. (dẫn chứng)

Mở rộng, nâng cao.

– Thơ gắn kết những tâm hồn đồng điệu. Nhà thơ cần nắm bắt cái riêng biệt để biểu hiện được cái phổ quát, qua cảm xúc, nỗi lòng của nhà thơ, người đọc thấy mình trong đó.

– Thơ không chỉ là cảm xúc mà cần cả lí trí. Đó là chiều sâu của nhận thức. Nếu thơ chỉ thiên về cảm xúc, bài thơ sẽ thiếu chất trí tuệ, thiếu sự suy tưởng triết lí mang tính khái quát về cuộc sống.

– Sự tiếp nhận ở người đọc: cần sự tri âm, sự đồng cảm với tác phẩm, với nhà thơ để có thể chia sẻ những tình cảm đồng điệu. Khi ấy, thơ sẽ có sức sống lâu bền trong lòng người đọc nhiều thế hệ.

– Bài học cho người nghệ sĩ: phải biết đề cao yếu tố tình cảm, cảm xúc trong việc sáng tác thơ.

Suy nghĩ về ý kiến: Nhà thơ, đối với vũ trụ nhân sinh, nên bước vào bên trong, mà lại nên đi ra bên ngoài….

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang