»» Nội dung bài viết:
Phân biệt đề tài, chủ đề trong văn bản.
Đề tài.
– Đề tài là phạm vi đời sống được phản ánh, thể hiện trực tiếp trong tác phẩm văn học. Đây là một khái niệm chỉ loại.
– Một tác phẩm có thể đề cập nhiều đề tài (hệ thống đề tài), trong đó có một đề tài chính.
– Đề tài để giải đáp cho câu hỏi “Tác phẩm viết về phạm vi hiện thực nào?”
Chủ đề.
– Chủ đề là vấn đề chính mà văn bản biểu đạt (là vấn đề chủ yếu, trung tâm, là phương diện chính yếu của đề tài) trên cơ sở đề tài. Đây là con đường mà nhà văn đưa người đọc thâm nhập vào tác phẩm.
– Chủ đề trả lời cho câu hỏi “Vấn đề cơ bản nào được đặt ra trong phạm vi hiện thực đó?”
Ví dụ về đề tài và chủ đề.
Tác phẩm | Đề tài | Chủ đề |
Đồng chí (Chính Hữu) | – Người lính thời kì kháng chiến chống Pháp | – Ngợi ca tình đồng đội, đồng chí cao cả, thiêng liêng của các anh bộ đội Cụ Hồ. |
Nói với con (Y Phương) | – Gia đình – quê hương | – Thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương |
Tắt đèn (Ngô Tất Tố) | – Người nông dân trong xã hội cũ | – Số phận bi thảm của người nông dân do chế độ sưu thuế, sự bóc lột tàn khốc trong xã hội thực dân nửa phong kiến. |
Truyện Kiều (Nguyễn Du) | – Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. | – Số phận bi kịch của người phụ nữ, những ước mơ vươn tới hạnh phúc, vấn đề đấu tranh để thực hiện tự do và công lí. |
Làng (Kim Lân) | – Người nông dân thời kì kháng chiến chống Pháp | – Tình yêu làng, yêu nước thiết tha và tinh thần kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược của người dân.
|
Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) | – Người lao động trong xã hội mới | – Ca ngợi những người lao động âm thầm cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn chống Mĩ cứu nước. |
So sánh đề tài và chủ đề.
Đề tài | Chủ đề | |
Điểm chung | – Là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm văn học | |
– Bên ngoài: Phạm trù văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý. – Bên trong: Con người và cuộc sống của con người. | ||
– Là cơ sở để người đọc thâm nhập vào tác phẩm. | ||
Điểm riêng | Khái niệm: | |
– Phạm vi hiện thực được mô tả, phản ánh trực tiếp trong tác phẩm. | – Là vấn đề chủ yếu của đề tài. | |
Cách xác định: | ||
– Khung không gian, thời gian được nói tới trong tác phẩm; – Từ đó chỉ ra con người nào, cuộc sống nào được mô tả trong khung không gian, thời gian ấy.
– Ví dụ: Đề tài của bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) là hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp. | – Thông qua nhan đề, một số từ ngữ chủ đề; – Thông qua hình tượng nhân vật chính; – Thông qua cảnh ngộ, biến động dữ dội, khác thường; – Thông qua những lời phát biểu của tác giả hoặc nhân vật. – Ví dụ: Chủ đề của bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) thể hiện qua nhan đề; nhân vật trữ tình (người lính nông dân); những lời kể, suy nghĩ, cảm xúc của người lính. |
Mối liên hệ giữa chủ đề và đề tài trong văn bản.
– Chủ đề được hình thành trên cơ sở của đề tài, là phương diện chính yếu của đề tài. Những đề tài quan trọng sẽ góp phần tạo nên những chủ đề lớn.
– Chủ đề hình thành trên cơ sở đề tài nhưng đề tài không quyết định hoàn toàn chủ đề. Cùng một đề tài nhưng tác giả có thể chọn nhiều chủ đề.
– Ví dụ 1. Cùng là đề tài đất nước nhưng hình tượng Đất nước trong Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm được xây dựng xuyên suốt chiều dài lịch sử của dân tộc từ xưa đến nay còn Đất nước của Nguyễn Đình Thi ca ngợi ý chí hào hùng của dân tộc Việt Nam bằng cách hồi tưởng lại cuộc chiến tranh ác liệt và tội ác của kẻ thù.
– Ví dụ 2. Cùng là đề tài chiến tranh nhưng Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng ca ngợi tình cha con bất diệt còn Bài thơ về tiểu đội xe không kính ngợi ca người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn luôn lạc quan, yêu đời, dũng cảm, lí tưởng sống cao đẹp…