y-nghia-cau-tuc-ngu-thang-gieng-ret-dai-thang-hai-ret-loc-thang-ba-ret-nang-ban

Ý nghĩa câu tục ngữ: Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân

Ý nghĩa câu tục ngữ: Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân

Quan sát thiên nhiên, dự đoán hoặc lí giải các hiện tượng thời tiết vốn là việc làm thường thấy ở người xưa. Từ những kinh nghiệm tích lũy được, người xưa vận dụng vào đời sống sản xuất và sinh hoạt một cách hiệu quả. Câu tục ngữ Tháng Giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng bà rét nàng Bân” phản ánh những quan sát sâu sắc của người xưa về hiện tượng giá rét của những ngày sau tết ở miền Bắc nước ta.

“Tháng Giêng rét đài” có nghĩa là vào đầu tháng Giêng sẽ có một đợt rét khá đậm làm hoa rụng cánh chỉ còn trơ lại đài. “Tháng hai rét lộc” có nghĩa là vào tháng hai, trời đất vẫn còn rét mướt nhưng thời tiết đã trở nên ẩm ướt hơn, thuận lợi cho sự hồi sinh của cây cỏ sau những ngày đông tháng giá. “Tháng ba rét nàng Bân” có nghĩa là vào tháng ba, ở miền Bắc nước ta, khi khí trời đã trở nên ấm áp thì bất ngờ có một đợt rét ngắn ngày. Hiện tượng thời tiết này gắn với câu chuyện nàng Bân may áo rét cho chồng. Đây cũng là thời điểm tiết Thanh Minh.

Với cách nói ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, câu tục ngữ Tháng Giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng bà rét nàng Bân phản ánh kinh nghiệm về khí hậu, thời tiết của người xưa. Dựa trên quy luật thời tiết ấy, con người luôn có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng cho công việc sản xuất và đời sống. Không những thế, câu tục ngữ còn thể hiện sự nhạy bén của con người trong quá trình quan sát tự nhiên, phản ánh một đời sống phong phú, luôn gần gũi, thân thiện với thiên nhiên xung quanh mình.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang