cam-nhan-cam-xuc-nho-nhung-cua-con-nguoi-trong-trang-giang-huy-can-va-viet-bac-to-huu-13300-2

Cảm nhận cảm xúc nhớ nhung của con người trong bài thơ Tràng giang (Huy Cận) và bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu)

Cảm nhận cảm xúc nhớ nhung của con người trong bài thơ bài thơ “Tràng giang” (Huy Cận) và “Việt Bắc” (Tố Hữu)

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.

(Trích Tràng giang – Huy Cận – Ngữ văn 11, tập 2, trang 29)

“Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”

(Trích Việt Bắc- Tố Hữu – Ngữ văn 12, tập 1, trang 111)


  • Mở bài:

Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm, hai đoạn thơ

  • Thân bài:

1. Cảm xúc nhớ nhung của con người trong bài “ Tràng giang” của Huy Cận.

* Nội dung:

+ Cảnh hoàng hôn hùng vĩ, tráng lệ: lớp lớp mây cao đùn núi bạc.
+Hình ảnh “ cánh chim” chở nặng bóng chiều, cảnh tráng lệ nhưng đượm buồn.
+ Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương thường trực, da diết chảy bỏng trong lòng nhà thơ.

* Nghệ thuật:

+ Thể thơ 7 chữ hiện đại.
+ Mượn ý thơ của Thôi Hiệu, Huy Cận đã thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương một cách sáng tạo.
+ Nghệ thuật đối lập: mây cao/núi bạc – chim nghiêng cánh nhỏ; con người nhỏ bé trước vũ trụ bao la, rộng lớn.

2. Cảm xúc nhớ nhung của con người trong bài “Việt Bắc” của Tố Hữu

* Nội dung:

+ Nỗi nhớ Việt Bắc trong lòng người ra đi
+ Người ra đi gợi lại những kỉ niệm gắn bó: những ngày gian khổ; người dân Việt Bắc và cán bộ cách mạng đã đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi.
+ Khẳng định ân tình, ân nghĩa của đồng bào Việt Bắc đối với cách mạng

* Nghệ thuật:

+ Thể thơ lục bát truyền thống được vận dụng sáng tạo.
+ Giọng điệu ngọt ngào tha thiết.
+ Sử dụng cặp đại từ “mình – ta” sáng tạo.
+ Lối nói giản dị, giàu hình ảnh.

3. Nét tương đồng và khác biệt:

* Nét tương đồng:

Cả hai đoạn thơ đều thể hiện cảm xúc nhớ nhung của con người trong hoàn cảnh cụ thể.

* Khác biệt:

– Đoạn thơ trong bài Tràng giang:

+ Thể hiện cảm nhận về vẻ đẹp hùng vĩ của quê hương đất nước, cảnh đẹp nhưng buồn. Vì nhân vật trữ tình luôn có cảm giác về sự sống và con người bé nhỏ, mong manh.
+ Thể thơ 7 chữ, sử dụng từ láy “lớp lớp”, “dợn dợn”.

– Đoạn thơ trong bài Việt Bắc:

+ Thể hiện nỗi nhớ về những ngày gian khổ, cùng chia ngọt sẻ bùi giữa đồng bào Việt Bắc và cán bộ cách mạng.
+ Đó là lời nhắc nhở về truyền thống đạo lí ân nghĩa, thủy chung “uống nước nhớ nguồn”
+ Thể thơ lục bát ngọt ngào, tha thiết. Sử dụng hình ảnh và lối diễn đạt quen thuộc của dân gian. Vì thế, chuyện ân tình cách mạng dễ đi vào lòng người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang