Soạn bài: Câu nghi vấn
- Hướng dẫn bài học:
I. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn.
Xét ví dụ:
Đọc và tìm câu nghi vấn trong đoạn văn ?
+ Sáng ngày ,người ta…….lắm không ?
+ Thế làm sao ….khoai ?
+ Hay là u thương …..đói quá?
Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn ?
Thể hiện ở dấu ? ; Ở những từ nghi vấn : có ….không .(làm ) sao, hay( là)
Những câu nghi vấn trên dùng để làm gì ?
dùng để hỏi.
* Phân tích hình thức của câu nghi vấn .
- Ai là tác giả của tiểu thuyết “ Tắt đèn”?
- Bạn làm gì vậy ?
- Anh đi đâu ?
- Bao giờ bạn làm bài xong ?
- Chiếc áo này giá bao nhiêu ?
- Bạn có thích quê mình không ?
Thế nào là câu nghi vấn ?
* Học nghi nhớ : SGK/11
II. Luyện tập:
Bài tập 1/11,12: Tìm câu nghi vấn và chỉ ra đặc điểm hình thức của câu nghi vấn .
1. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ?
2. Tại sao người ….. như thế ?
Bài tập 2/12:
1. Căn cứ vào hình thức : hay
2. Không thể thay bằng hoặc vì như thế sẽ sai ngữ pháp hoặc trở thành kiểu câu trần thuật có TN khác hẳn.
Bài tập 3./13: Không thể đặt dấu câu hỏi sau các câu này vì nó không phải là câu nghi vấn .
Bài 5/13: Sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa hai câu :
– Hình thức : bao giờ
a) Đứng đầu
b) Đứng cuối
– Ý nghĩa :
1. Hỏi về thời điểm một hành động sẽ xảy ra ở tương lai.
2. Hỏi về thời điểm một hành động đã xãy ra trong quá khứ.
* Liên hệ giáo dục : Sử dụng câu nghi vấn phù hợp với mục đích nói .
CÂU NGHI VẤN (tt)
I. Những chức năng khác:
* Xét đoạn trích sgk/21
Tìm câu nghi vấn trong đoạn trích.
- Những người…bây giờ? b. Mày định nói… đấy à?
- Có biết không ? … Lính đâu ?… Sao bay dám… như vậy?
- Cả đoạn trích.
Các câu nghi vấn trong những đọn trích trên có dùng để hỏi không? Nó được dùng để làm gì ?
a. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
b. đe doạ
c. đe doạ
d. khẳng định
Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên.
( Dùng dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu chấm,…)
– Xác định chức năng của các câu ghép:
1. Bạn có thể đừng trốn tiết nữa được không? ( Cầu khiến)
b.Nó không lấy thì ai lấy? ( Khẳng đinh)
1. Ai lại làm thế? ( Phủ định)
Ngoài chức năng dùng để hỏi , câu nghi vấn còn có những chức năng nào nữa?
* Học ghi nhớ Sgk/22
VD:
-Bạn có thể lấy giùm quyển sách được không?
(Cầu khiến)
-Nó không lấy thì ai lấy?
(Khẳng định)
– Ai lại làm thế?
(Phủ định)
– Mày muốn ăn đòn hả?
(Đe dọa)
– Bạn ấy bây giờ đã tiến bộ rồi ư?
( Bộc lộ tình cảm, cảm xúc)
II. Luyện tập
Bài tập1/22: Tìm câu nghi vấn trong đoạn trích và chỉ ra tác dụng:
- Con người đáng kính….ăn ử? ( Bộc lộ tình cảm, cảm xúc -> sự ngạc nhiên)
- Trừ “ Than ôi!”, các câu còn lại đều là câu nghi vấn dùng để phủ định
- Sao ta… nhẹ nhàng rơi ? ( dùng để cầu khiến- bộc lộ tình cảm, cảm xúc.)
- ÔI, nếu thế thì còn đâu….bóng bay ?( phủ định , bộc lộ tình cảm, cảm xúc )
Bài tập 2/23:
- Câu nghi vấn và đặc điểm hình thức:
– Sao cụ lo xa quá thế? Tội gì…để lại? Cả đàn …làm sao? ( Dùng để phủ định)
- Những câu có thể thay bằng kiểu câu khác có ý nghĩa tương đương:
– Cụ không phải lo xa quá thế. Không nên nhịn đói mà tiền để lại.ă hết lúc chết không có tiền để lo liệu.
– Không biết chắc là thằng bé có thể chăn dắt được đàn bò hay không.
Bài 3/24: Đặt 2 câu nghi vấn không dùng để hỏi:
– Bạn có thể kể cho mình nghe nội dung bộ phim đó được không?
(Cầu khiến)
– Sao đời lão khốn cùng đến thế?
(Bộc lộ tình cảm, cảm xúc)
– Con có ăn cơm ngay hay không?
(Cầu khiến)
– Anh chết rồi tói biết làm sao bây giờ anh Choắt ơi?
(Bộc lộ tình cảm, cảm xúc)