Soạn bài: Câu nghi vấn – Ngữ Văn 8

cau-nghi-van-ngu-van-8

Soạn bài: Câu nghi vấn

  • Hướng dẫn bài học:

I. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn.

Xét ví dụ:

Đọc và tìm câu nghi vấn trong đoạn văn ?

+ Sáng ngày ,người ta…….lắm không ?

+ Thế làm sao ….khoai ?

+ Hay là u thương …..đói quá?

Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn ?

Thể hiện ở dấu ? ; Ở những từ nghi vấn : có ….không .(làm ) sao, hay( là)

Những câu nghi vấn trên dùng để làm gì ?

dùng để hỏi.

* Phân tích hình thức của câu nghi vấn .

  1. Ai là tác giả của tiểu thuyết “ Tắt đèn”?
  2. Bạn làm gì vậy ?
  3. Anh đi đâu ?
  4. Bao giờ bạn làm bài xong ?
  5. Chiếc áo này giá bao nhiêu ?
  6. Bạn có thích quê mình không ?

Thế nào là câu nghi vấn ?

* Học nghi nhớ : SGK/11

II. Luyện tập:

Bài tập 1/11,12: Tìm câu nghi vấn và chỉ ra đặc điểm hình thức của câu nghi vấn .

1. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ?

2. Tại sao người ….. như thế ?

Bài tập 2/12:

1. Căn cứ vào hình thức : hay

2. Không thể thay bằng hoặc vì như thế sẽ sai ngữ pháp hoặc trở thành kiểu câu trần thuật có TN khác hẳn.

Bài tập 3./13: Không thể đặt dấu câu hỏi sau các câu này vì nó không phải là câu nghi vấn .

Bài 5/13: Sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa hai câu :

– Hình thức : bao giờ

a) Đứng đầu

b) Đứng cuối

– Ý nghĩa :

1. Hỏi về thời điểm một hành động sẽ xảy ra ở tương lai.

2. Hỏi về thời điểm một hành động đã xãy ra trong quá khứ.

* Liên hệ giáo dục : Sử dụng câu nghi vấn phù hợp với mục đích nói .

CÂU NGHI VẤN (tt)

I. Những chức năng khác:

*  Xét đoạn trích  sgk/21

Tìm câu nghi vấn trong đoạn trích.

  1. Những người…bây giờ? b. Mày định nói… đấy à?
  2. Có biết không ? … Lính đâu ?… Sao bay dám… như vậy?
  3. Cả đoạn trích.

Các câu nghi vấn trong những đọn trích trên có dùng để hỏi không? Nó được dùng để làm gì ?

a. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc

b. đe doạ

c. đe doạ

d. khẳng định

Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên.

( Dùng dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu chấm,…)

– Xác định chức năng của các câu ghép:

1. Bạn có thể đừng trốn tiết nữa được không? ( Cầu khiến)

b.Nó không lấy thì ai lấy? ( Khẳng đinh)

1. Ai lại làm thế? ( Phủ định)

Ngoài chức năng dùng để hỏi , câu nghi vấn còn có những chức năng nào nữa?

* Học ghi nhớ Sgk/22

VD:

-Bạn có thể lấy giùm quyển sách được không?

(Cầu khiến)

-Nó không lấy thì ai lấy?

(Khẳng định)

– Ai lại làm thế?

(Phủ định)

– Mày muốn ăn đòn hả?

(Đe dọa)

– Bạn ấy bây giờ đã tiến bộ rồi ư?

( Bộc lộ tình cảm, cảm xúc)

II. Luyện tập

Bài tập1/22: Tìm câu nghi vấn trong đoạn trích và chỉ ra tác dụng:

  1. Con người đáng kính….ăn ử? ( Bộc lộ tình cảm, cảm xúc -> sự ngạc nhiên)
  2. Trừ “ Than ôi!”, các câu còn lại đều là câu nghi vấn dùng để phủ định
  3. Sao ta… nhẹ nhàng rơi ? ( dùng để cầu khiến- bộc lộ tình cảm, cảm xúc.)
  4. ÔI, nếu thế thì còn đâu….bóng bay ?( phủ định , bộc lộ tình cảm, cảm xúc )

Bài tập 2/23:

  1. Câu nghi vấn và đặc điểm hình thức:

– Sao cụ lo xa quá thế? Tội gì…để lại? Cả đàn …làm sao? ( Dùng để phủ định)

  1. Những câu có thể thay bằng kiểu câu khác có ý nghĩa tương đương:

– Cụ không phải lo xa quá thế. Không nên nhịn đói mà tiền để lại.ă hết lúc chết không có tiền để lo liệu.

– Không biết chắc là thằng bé có thể chăn dắt được đàn bò hay không.

Bài 3/24: Đặt 2 câu nghi vấn không dùng để hỏi:

– Bạn có thể kể cho mình nghe nội dung bộ phim đó được không?

(Cầu khiến)

– Sao đời lão khốn cùng đến thế?

(Bộc lộ tình cảm, cảm xúc)

– Con có ăn cơm ngay hay không?

(Cầu khiến)

– Anh chết rồi tói biết làm sao bây giờ anh Choắt ơi?

(Bộc lộ tình cảm, cảm xúc)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.