»» Nội dung bài viết:
Câu phủ định.
1. Thế nào là câu phủ định?
- Xét ví dụ a,b,c,d ( SGK/ 52 )
Các câu b,c,d có đặc điểm hình thức nào khác với câu a?
– Nó có chứa các từ : không, chẳng, chưa
Việc Nam đi Huế ở các câu b,c,d có thực hiện được không?
– Không được thực hiện.
Vậy chức năng của các câu b, c, d dùng để làm gì ?
– Phủ định việc Nam đi Huế.
Thế nào là câu phủ định ?
– Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có)…
– Câu phủ định dùng để:
+ Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (Câu phủ định miêu tả).
+ Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ).
– VD:
+ Không phải, con người lao động là quí nhất …
- Ghi nhớ ( sgk/ 53 )
2. Chức năng của câu phủ định.
- Xét các đoạn văn SGK/52
Tìm câu phủ định trong đoạn trích?
+ Không phải … càn.
+ Đâu có, nó bè bè… thóc .
Mấy ông thầy bói xem voi dùng những câu có từ ngữ phủ định để làm gì ?
– Để phản bác một ý kiến, nhận định của người đối thoại.
– Câu phủ định bác bỏ .
Qua phân tích , cho biết câu phủ định dùng để làm gì ?
- Ghi nhớ ( sgk/53 )
II. Luyện tập.
Bài 1/53: Tìm câu phủ định và xác định chức năng :
a, Bằng hành động đó…tương lai. → Phủ định miêu tả
b, Cụ cứ tưởng … gì đâu ! → Phủ định bác bỏ.
c, Không , chúng con …đâu . → Phủ định bác bỏ.
Bài 2/ 54: Những câu a , b , c là câu phủ định vì nó chứa các từ phủ định . nghĩa các câu phủ định này là dùng để khẳng định .
Bài 3/54: Nếu thay từ không bằng từ chưa thì phải viết lại :
+ Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp .
→ Khi thay chưa bằng không thì ý nghĩa câu có sự thay đổi.
Bài 4/54: Câu này không phải là câu phủ định. Vì nó không có từ ngữ phủ định nhưng nó được dùng với ý phủ định bác bỏ.
* Bài tập bổ sung:
Đặt câu phủ định miêu tả:
– Lan không đi xem phim.
– Tôi không đồng ý với nhận định của ông.