chi-tiet-nghe-thuat-la-gi

Chi tiết nghệ thuật là gì?

Chi tiết nghệ thuật là gì?

Chi tiết“các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng” và thường gọi chung là chi tiết nghệ thuật. Có thể xem chi tiết nghệ thuật là bộ phận nhỏ nhất có ý nghĩa của tác phẩm mà nhờ bộ phận này thế giới nghệ thuật của tác phẩm mới hiện ra một cách cụ thể, sinh động.

Khái niệm chi tiết được đặt ra nhằm phân biệt với tổng thể nhưng nó không tách rời tổng thể. Sự hòa hợp giữa chi tiết và tổng thể sẽ tạo thành chỉnh thể. Chi tiết nghệ thuật được xem là thành tố nhỏ nhất trong một chỉnh thể nghệ thuật. Nhà văn Nguyễn Công Hoan xem “chi tiết nghệ thuật là những hòn gạch để xây nên truyện, không có chi tiết không có truyện sinh động gây cảm xúc. Nó là cảnh, là người, là tiếng nói, giọng nói, việc làm của nhân vật”.

Tuỳ theo sự thể hiện cụ thể, chi tiết nghệ thuật có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm. Chi tiết nghệ thuật gắn với “quan niệm nghệ thuật” về thế giới con người, với truyền thống văn hoá nghệ thuật nhất định. Chi tiết nghệ thuật được xem như linh hồn của một văn bản nghệ thuật. Muốn hiểu, nắm chắc văn bản, phải hiểu rõ chi tiết nghệ thuật.

Mỗi tác phẩm có một hệ thống chi tiết nghệ thuật. Có thể đó là một hệ thống dày đặc, rậm rạp như trong truyện hay chỉ chấm phá vài nét như trong thơ. Nhờ hệ thống chi tiết này mà thế giới nghệ thuật của tác phẩm từ con người, cảnh vật cho đến không khí, màu sắc, âm thanh hiện ra một cách rõ nét. Chẳng hạn với vài nét chấm phá Nguyễn Du đã cho người đọc hình dung cảnh chiều hôm Kiều ngồi trước lầu Ngưng Bích với “thuyền ai thấp thoáng”, “hoa trôi man mác”, nội cỏ dàu dàu và “ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”. Hay như với chi tiết “lá ngô đồng rụng” người xưa đã vẽ được cảnh thu sang đầy hiu hắt: “Ngô đồng nhất diệp lạc – Thiên hạ cộng tri thu”.

Chi tiết nghệ thuật không chỉ làm cho con người, cảnh sắc sự vật hiện ra một cách rõ nét mà còn góp phần soi tỏ ý nghóa của các hiện tượng đó. Chỉ riêng chi tiết Xuân Tóc Đỏ (Số đỏ) bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu cũng có thể văng “mẹ kiếp” ra được cho ta hình dung chất lưu manh, bụi bặm nơi con người hắn. Hay chỉ một nét “mây ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” trong nhan sắc của Thúy Kiều (Truyện Kiều) cũng cho ta hiểu bao nhiêu tai họa về sau của nhân vật này.

Người ta không thể miêu tả một cách “đầy đủ” thế giới nghệ thuật được. Thế giới ấy chỉ có thể hiện ra qua những chi tiết nhất đònh. Do vậy các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm bao giờ cũng được lựa chọn kó, không có chi tiết thừa, mà phải hàm chứa nhiều ý nghĩa. Các chi tiết nối kết với nhau, liên hệ với nhau và soi sáng lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Để hiểu được thế giới nghệ thuật của tác phẩm cần phải hiểu được các chi tiết tạo ra nó và mối liên hệ giữa các chi tiết đó. Từ chi tiết A. Q cứ mỗi lần bò đánh lại tự tát vào mặt mình và hả hê như đã tát được và mặt kẻ đánh mình cho đến chi tiết khi bò đem đi chặt đầu y hoảng hố tiết nghệ thuật.

Cần phải nắm lấy chi tiết quan trọng nhất gắn liền với các chi tiết khác để phân tích. Chẳng hạn với truyện ngắn Chí Phèo không thể bỏ qua chi tiết “bát cháo hành”. Đó không phải chỉ là bát cháo hành bình thường mà là bát cháo hành đầy ý nghóa. Lần đầu tiên Chí Phèo được cho, lần đầu tiên hắn có mà không phải do cướp giật, cho nên nhận bát cháo từ tay Thị Nở mà mắt hắn ươn ướt, lòng hắn bâng khuâng nhận ra chân lí sơ đẳng của cõi người: người ta vẫn có thể cho nhau mà không cần cướp giật: “Lần đầu tiên hắn nhận ra rằng những người suốt đời không biết ăn cháo hành không biết rằng cháo ăn rất ngon. Nhưng tại sao mà đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vò cháo ?”. Bát cháo hành, hay nói cách khác, tình thương của con người có thể đánh thức lương tri con người, kể cả những kẻ tưởng như chỉ còn là q dữ.

Như vậy, chi tiết có ý nghóa rất sâu sắc trong việc cắt nghĩa hình tượng. Nếu nghiên cứu kó chi tiết có thể thấy thế giới nghệ thuật riêng của từng tác giả, từng thời đại, của mỗi thể loại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang