»» Nội dung bài viết:
Soạn bài: “Cô bé bán diêm” của Andecxen
I. Tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả:
Christian Andersen (1805-1875) là nhà văn người Đan Mạch chuyên viết truyện cổ tích cho thiếu nhi. Ông từng thử nghiệm với nhiều thể loại, có thành công với nhiều vở kịch. Nhưng sự hấp dẫn của Andersen lại nằm ở thể loại truyện cổ tích.Lời văn giản dị đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực là phong cách chủ đạo trong tác phẩm của Andersen
2. Tác phẩm:
– Xuất bản lần đầu tien nawnm 1848 tại Đan Mạch.
Bố cục:
+ Phần 1: Từ đầu … cứng đờ ra: Hoàn cảnh của cô bé.
+ Phần 2: Chà … về chầu thượng đế: Nhũng lần quẹt diêm.
+ Phần 3: Còn lại: Cái chết của cô bé.
– Căn cứ vào đâu có thể chia như vậy?
Căn cứ vào các lần quẹt diêm của cô bé.
Tóm tắt:
Cô bé bán diêm sống trong gia đình nghèo khổ, khó khăn, mồ côi mẹ, bà mất sớm, tài sản tiêu tan nên em phải bán diêm cho người bố rất tàn nhẫn hay đánh em.
Vào một ngày cuối năm, em không bán được que diêm nào. Em không dám về nhà vì sợ cha đánh. Đêm giao thừa trời giá rét, em ngồi nép vào góc tường giữa hai ngôi nhà.
Đêm càng lạnh giá, em đánh liều quẹt que diêm để sưởi ấm. Mỗi lần quẹt que diêm cháy sáng là một mong tưởng đến với cô.
Buổi sáng đầu năm, người ta thấy một em bé ngồi giữa những bao diêm trong đó có một bao diêm đốt hết nhẵn. Người ta bảo cô bé đã chết nhưng đôi má vẫn ửng hồng và đôi môi em đang mỉm cười.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Em bé bán diêm trong đêm giao thừa:
Bằng những hình ảnh tương phản, tác giả An-đéc-xen đã làm nổi bật tình cảnh khốn khổ, đáng thương của cô bé bán diêm trong đem giao thừa.
– Qua phần đầu, chúng ta được biết gì về gia cảnh của cô bé bán diêm và thời gian, không gian xảy ra câu chuyện?
+ Gia cảnh: Nhà nghèo, mẹ chết, sống với bố, bà nội cũng đã qua đời.
+ Bối cảnh: Đêm giao thừa, ngoài đường rét buốt.
2. Thực tế và mộng tưởng qua các lần quẹt diêm:
Qua 5 lần quẹt diêm, thực tại và ảo ảnh xen kẽ, nối tiếp, trở đi, trở lại, vụt hiện, vụt biến, tất cả được sắp xếp và tưởng tượng tuyệt khéo gợi lên trước mắt người đọc vẻ đẹp tươi tắn, hồn nhiên của cô bé đáng thương. Qua đó, tác giả bày tỏ sự đồng cảm với khao khát hạnh phúc của em bé.
Chỉ ra các hình ảnh tương phản trong đoạn văn?
+ Ngôi nhà đang ở sống tối tăm >< ngôi nhà xưa xinh xắn.
+ Trời đông giá rét >< cô bé đầu trần chân đất.
+ Ngoài đường lạnh buốt tối đen >< cửa sổ mọi nhà sáng rực ánh đèn.
+ Những hình ảnh tương phản sau mỗi lần quẹt diêm.
Tác giả sử dụng những hình ảnh trên nhằm mục đích gì?.
Nhằm làm nổi bật hình ảnh khốn khổ, tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm.
Câu chuyện được tiếp tục nhờ một chi tiết nào cứ lặp lại?
Nhờ 5 chi tiết trong năm lần em bé quẹt diêm.
Vì sao em bé quẹt diêm?
– Để sưởi ấm phần nào, đắm chìm trong mộng tưởng.
– Câu chuyện đan xen giữa thực và ảo. Đây là hình ảnh dẫn truyện độc đáo. Khi ánh sáng que diêm loé lên thì lúc đó mộng tưởng xuất hiện; que diêm tắt, cô bé trở thành cô bé đau đớn ở thực tại.
Ở mỗi lần quẹt diêm, tác giả đã để cho em bé mơ thấy những cảnh gì?
Lò sưởi -> bàn ăn -> cây thông nô-en -> người bà ->em đi theo bà.
Trong những hình ảnh chợt hiện ra và chợt biến trong nuối tiếc, thèm thuồng của cô bé, hình ảnh nào là thuần túy tưởng tuợng và hình ảnh nào gắn với cơ sở thực tại?
+ Hình ảnh gắn với thực tế: Là lò sưởi, bàn ăn, cây thông nô-en.
+ Thuần tuý tưởng tượng: Con ngỗng bò ra, hình ảnh người bà.
Tạo ra những hình ảnh thiên đường trong chốc lát ấy, nhà văn nhằm mục đích gì?
Gợi cho người đọc vẻ đẹp hồn nhiên, tươi tắn của một em bé đáng thương. Em bé như một thiên thần trong sáng. Qua đó thể hiện tấm lòng cảm thương sâu sắc của tác giả.
3. Cái chết của cô bé bán diêm trong đêm gió lạnh
Em bé thật tội nghiệp đã chết trong đêm giao thừa vì đói khát và rét buốt dưới con mắt lạnh lùng, thờ ơ của người đời. Qua đó, thể hiện nỗi day dứt, xót xa của nhà văn đối với em bé bất hạnh.
Cái chết của em bé trong đêm giao thừa gợi cho em cảm xúc gì?
– Đó là một cái chết thật thương tâm. Cái chết của em bé gợi lên niềm thương cảm cho số phận bi thảm của những em nhỏ cô đơn bất hạnh trên cõi đời này.
Tình cảm và thái độ của mọi người khi nhìn thấy cảnh tượng ấy như thế nào? Điều đó nói lên được gì?
– Sáng hôm sau khi nhìn thấy em bé đã chết, mọi người thờ ơ, lạnh lùng không thèm để ý đến. Cả xã hội vô tình, lạnh lùng trước cái chết của đứa trẻ mồ côi. Một xã hội tàn nhãn, vô nhân tính.
Qua câu chuyện này, em thấy An-đéc-xen là người như thế nào?
– An-đéc-xen là người giàu lòng thương yêu con người.
- Liên hệ giáo dục.
– Xã hội ta ngày nay còn có những em bé có hoàn cảnh đáng thương như vậy không? Đối với những trường hợp ấy Đảng và Nhà nước ta đã giúp đỡ như thế nào?
Đảng và Nhà nước ta đã tặng quà cho trẻ mồ côi …
4. Nghệ thuật:
– Miêu tả rõ nét cảnh ngộ và nỗi khổ cực của em bé bằng những hình ảnh đối lập.
– Sắp xếp trình tự sự việc nhằm khắc họa tâm lý em bé trong cảnh ngộ bất hạnh.
– Sáng tạo trong cách kể chuyện.
* Nhận xét nghệ thuật của truyện?
– Miêu tả rõ nét cảnh ngộ và nỗi khổ cực của em bé bằng những hình ảnh đối lập.
– Sắp xếp trình tự sự việc nhằm khắc họa tâm lý em bé trong cảnh ngộ bất hạnh.
– Sáng tạo trong cách kể chuyện.