ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
I. Bài học:
1. Luận điểm:
Đọc lại VB “Chống nạn thất học” của HCM.
Luận điểm chính của bài viết là gì?
– Chống nạn thất học.
Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào, cụ thể hoá thành những câu văn nào?
– Luận điểm được nêu ra dưới dạng một câu khẩu hiệu “Chống nạn thất học”. Luận điểm được trình bày đầy đủ ở câu: “Mọi người VN phải hiểu biết … chữ Quốc ngữ”. Và được cụ thể hoá thành những việc làm:
– Những người biết chữ hãy …
– Những người chưa biết chữ hãy …
– Phụ nữ càng cần phải học …
=> Như thế chống nạn thất học là một công việc phải làm ngay.
Luận điểm “Chống nạn thất học” đóng vai trò gì trong bài nghị luận? (ENB)
– Luận điểm đóng vai trò rất quan trọng, không thể thiếu. Nó thể hiện tư tưởng, tư tưởng của bài văn nghị luận. Nó là xương sống, là linh hồn của bài văn xuyên suốt của bài văn và làm cho bài văn trở thành một khối thống nhất.
Muốn luận điểm có tính thuyết phục thì phải đạt yêu cầu gì?
– Luận điểm cần phải đúng đắn, chân thât, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
Người viết triển khai luận điểm bằng cách nào?
– Bằng lí lẽ, dẫn chứng cụ thể làm cơ sở cho luận điểm và có sức thuyết phục.
Vậy theo em thế nào là luận điểm? Yêu cầu của luận điểm?
* Ghi nhớ (ý 2) Sgk/19.
* Lí lẽ và dẫn chứng chính là luận cứ trong văn nghị luận.
* Lí lẽ là những đạo lí, lẽ phải đã được thừa nhận, nêu ra là được đồng tình. Dẫn chứng là sự việc, số liệu, bằng chứng để xác nhận cho luận điểm. Dẫn chứng phải xác thực, đáng tin cậy, không thể bác bỏ.
2. Luận cứ:
Em hãy chỉ ra những luận cứ trong VB “Chống nạn thất học” và cho biết luận cứ đóng vai trò gì??
a) Lí lẽ: – Khi xưa Pháp thi hành chính sách ngu dân … tiến bộ được. (95% dân số không biết chữ …).
– Nay chúng ta đã dành được … là nâng cao dân trí.
=> Vậy chống nạn thất học như thế nào?
– Những người đã biết … chưa biết chữ; những người chưa biết hãy gắng sức mà học cho biết. Tác giả đưa ra một loạt ví dụ, dẫn chứng: “Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo,… những người làm của mình”
=> Luận cứ làm cho tư tưởng bài văn có sức thuyết phục. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho người đọc, người nghe hiểu rõ hơn, cụ thể hơn về luận điểm. Họ sẽ tin vào tư tưởng của người viết.
Muốn có sức thuyết phục thì luận cứ phải đạt yêu cầu gì?
– Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu, bám sát luận điểm.
Vậy theo em thế nào là luận cứ?
Ghi nhớ (ý 3) Sgk/19.
3. Lập luận:
Lập luận là gì?
– Lập luận là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ sao cho chúng làm cơ sở vững chắc cho luận điểm.
Hãy chỉ ra trình tự lập luận của văn bản “Chống nạn thất học”?
– Luận cứ 1:
+ Lí lẽ: Khi xưa Pháp cai trị nước ta, chúng thi hành … tiến bộ được.
+ Dùng số liệu: 95% dân ta không biết chữ.
– Luận cứ 2:
+ Lí lẽ: Nay chúng ta đã giành được độc lập … nâng cao dân trí.
+ Nêu sự việc (việc làm): Để nâng cao dân trí mọi người cần phải đi học (Học để biết đọc, biết viết, để tham gia … xây dựng nước nhà); học bằng nhiều cách, theo nhiều hình thức …
Để bài văn có sức thuyết phục, cách lập luận cần đạt yêu cầu gì?
– Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới … thuyết phục
Theo em, lập luận là gì?
* Lập luận là cách diễn đạt thành văn cụ thể của những luận cứ để dẫn đến luận điểm chính.
Như vậy trong văn bản nghị luận cần có những đăc điểm gì?
– Luận điểm, luận cứ, lập luận.
* Ghi nhớ Sgk/19.
II. Luyện tập.
* Đọc bài tập và yêu cầu đọc lại văn bản “Cần tạo thói quen tốt trong đời sống xã hội”.
Luận điểm: Cần tạo ra thói quan tốt trong đời sống xã hội.
Luận cứ 1: Có thói quen tốt và thói quen xấu.
– Luận cứ 2: Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên khó bỏ, khó sửa.
– Luận cứ 3: Tạo ra thói quen tốt là rất khó, nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ.
Lập luận: Chặt chẽ, hợp lí, có sức thuyết phục.
Sức thuyết phục của bài văn là:
– Luận điểm rõ ràng, cần thiết.
– Lí lẽ được mọi người đồng tình. Dẫn chứng xác thực, đáng tin cậy, không thể bác bỏ.
– Lập luận chặt chẽ, hợp lí và có sức thuyết phục.