Suy nghĩ về đạo lý: Thương người như thể thương thân.

dan-bai-suy-nghi-ve-dao-ly-thuong-nguoi-nhu-the-thuong-than

Suy nghĩ về đạo lý: Thương người như thể thương thân.

* Dàn bài 1:

I. Mở bài:

– Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc ta.

– Dẫn vào câu nói : “Thương người như thể thương thân”.

– Đây không những là lối sống mà còn là đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta từ ba đời nay.

II. Thân bài:

1. Giải thích:

“Thương người” là yêu mến, quý trọng người khác, sẵn sàng giúp đỡ, cưu mang khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.

“Thương thân” là yêu thương bản thân mình. Cũng có thể hiểu từ thân là những người thân thiết, có quan hệ gắn bó ruột thịt với mình.

→ Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình.

2. Bàn luận:

– Tại sao sống phải yêu thương người khác.

+ Yêu thương con người là truyền thống của dân tộc ta.

+ Thể hiện lòng nhân ái, thể hiện nhân cách tốt đẹp.

+ Gắn kết con người lại với nhau, tạo nên sức mạnh cộng đồng.

– Làm thế nào để thể hiện lòng thương người ?

+ Chăm chỉ học tập,rèn luyện bản thân.

+ Yêu thương,gắn bó,đoàn kết,tương trợ giúp đỡ người khác.

+ Cảm thông,chia sẻ với nổi bất hạnh,khổ đau của người khác.

+ Phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

+ Cội nguồn của tình yêu thương là lòng nhân

3. Phê phán:

– Trong cuộc sống vẫn có nhiều người sống vô tâm,vô cảm,thờ ơ trước khổ đau,nghịch cảnh của người khác.Những người như thế thật đáng chê trách và lên án.

4. Bài học:

– Là học sinh cần biết “Thương người như thể thương thân”.

III. Kết bài:

– Lòng thương người hoàn thiện và khẳng định nhân cách của con người.


* Dàn bài 2:

  • Mở bài:

– Dẫn dắt để giới thiệu nội dung vấn đề và trích dẫn câu tục ngữ.

  • Thân bài:

1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.

+ Thương thân: Yêu thương, chăm sóc, giữ gìn, quí trọng… bản thân mình.

+ Thương người: Yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ…những người xung quanh.

→ Lời nhắn nhủ: Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình.

2. Bàn luận:

– Phải “Thương người như thể thương thân” bởi:

+ Không ai có thể sống đơn độc, lẻ loi mà cần phải có sự hoà nhập cộng đồng.

+ Nhiều người có hoàn cảnh đáng thương cần sự chung tay giúp đỡ của người khác, của cộng đồng để có thêm sức mạnh vươn lên trong cuộc sống.

+ Mọi người cùng tiến bộ, phát triển thì xã hội, đất nước cũng sẽ phát triển tốt đẹp hơn.

+ Giúp đỡ người khác là niềm hạnh phúc, nó sẽ khiến ta thấy thanh thản hơn.

+ Đây là nét đẹp truyền thống đạo đức của dân tộc ta.

– Tinh thần “thương người như thể thương thân” được thể hiện:

+ Xem việc quan tâm giúp đỡ người khác là lẽ sống và phải xuất phát từ tình cảm chân thành, tự nguyện, tự giác.

+ Giúp đỡ người khác bằng những việc làm thiết thực phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình.

+ Cần lên án, phê phán những người có lối sống ích kỉ, hẹp hòi…

+ (Nêu dẫn chứng về tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta trong chiến tranh; phong trào từ thiện hiện nay, đặc biệt là phong trào từ thiện của học sinh… để làm sáng tỏ những điều đã giải thích).

+ Những việc đã, đang và sẽ làm của bản thân.

  • Kết bài:

– Câu tục ngữ thể hiện một đạo lí đúng đắn.

– Lời khuyên.


* Dàn bài 3:

  • Mở bài:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Thương người như thể thương thân.

  • Thân bài:

1. Giải thích:

Thương người như thể thương thân: sự rung động, thấu cảm trước hoàn cảnh, con người. Người có lòng yêu thương là người sống chan hòa với người khác, sẵn sàng giúp đỡ, cho đi mà không mong nhận lại. Yêu thương vô cùng quan trọng trong cuộc sống, mỗi chúng ta hãy sống, yêu thương người khác cũng như yêu thương chính bản thân mình.

2. Bàn luận:

– Biểu hiện của người sống có tình yêu thương:

+ Sẵn sàng giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình mà không màng đến tư lợi của bản thân.

+ Biết sống vì tập thể, vì người khác, biết nghĩ đến lợi ích chung của tập thể, của mọi người.

+ Biết lan tỏa những hành động, những thông điệp tốt đẹp đến người khác cũng như tuyên truyền những thông điệp đó để nó lan tỏa tốt hơn.

– Sức mạnh của tình yêu thương:

+ Khi giúp đỡ, san sẻ với người khác, ta không chỉ giúp cuộc sống của họ tốt hơn mà ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của họ dành cho mình. Một xã hội tràn ngập tình yêu thương là một xã hội vô cùng đáng sống.

+bMỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

3. Chứng minh:

Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

4. Phê phán:

Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại, dù trong khả năng của mình cũng không giúp đỡ người khác… những người này cần xem xét lại cách sống của mình.

  • Kết bài

– Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: Thương người như thể thương thân, đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.


* Dàn bài 4:

  • Mở bài:

– Yêu thương con người, biết quan tâm, chia sẻ với người khác là nguồn sức mạnh gìn giữ mỗi quan hệ tốt đẹp giữa người với người từ xưa đến nay.

– Bàn về ý nghĩa của tình yêu thương, tục ngữ có câu: “Thương người như thể thương thân”.

– Đó là một lời khuyên đúng đắn, sâu sắc, rất cần thiết cho mỗi chúng ta.

  • Thân bài:

1. Giải thích câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” nghĩa là gì?

– Thương người nghĩa là chúng ta phải luôn luôn mở rộng tấm lòng của mình để quan tâm, lo lắng cho những người xung quanh còn nhiều vất vả, khó khăn.

– Thương thân nghĩa là yêu thương chính bản thân chúng ta. Chúng ta luôn trân trọng, chăm lo đến bản thân rất nhiều và đó là điều tất yếu.

– Cả câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân mang đến cho chúng ta suy nghĩ rằng: chúng ta yêu thương, trân trọng, chăm sóc bản thân mình như thế nào thì hãy mở rộng tấm lòng của mình yêu thương những người xung quanh mình như thế đó.

2. Biểu hiện:

– Yêu thương người khác đặc biệt là những người còn gặp nhiều khó khăn luôn là truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta.

– Cạnh nhà ta có một cụ già neo đơn, bất hạnh. Trong ta cứ dấy lên niềm xót thương vô hạn. Ta day dứt vì cảnh đời một cụ già tội nghiệp: Chắc chắn mình phải làm gì đó cho cụ. Ta dành thời gian có thể để giúp đỡ, hoặc tiết kiệm những đồng tiền ăn sáng ít ỏi của mình để gửi tặng cụ. Cảm xúc và hành động đó được gọi là tình thương.

– Nếu không có một trái tim chan chứa yêu thương, nhà văn Khánh Hoài khó tạo ra giây phút chia li cảm động giữa Thủy với cả lớp, Thủy và anh trai trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, để rồi người đọc thấm thía giá trị của gia đình, biết trân trọng, nâng niu hạnh phúc.

– Tình yêu thương, san sẻ với những mảnh đời bất hạnh xung quanh ta còn được nhân dân tôn vinh trong nhiều truyền thuyết xa xưa như: “Con rồng cháu tiên”, “Quả bầu mẹ”,..

– Trong ca dao, dân ca cũng có một số câu thể hiện tình yêu thương như: “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”,…

– Trong cuộc sống hằng ngày, ta dễ dàng bắt gặp những con người có lối sống đẹp như một con người luôn sống lành mạnh, chan hòa với cuộc sống, luôn tự vươn lên khi gặp khó khăn, vất vả.

– Hay những thanh niên, đoàn viên làm các công tác xã hội, những việc mà người dân cần như quét dọn sạch sẽ đường phố, nạo vét các kênh rạch bị nghẹt, tham gia các hoạt động tình nguyện Mùa hè xanh,… Đó chính là một trong những biểu hiện của “sống đẹp”.

3. Những biểu hiện đi ngược đạo lí.

– Những kẻ này là những con người luôn thờ ơ, vô tâm với cuộc sống xung quanh mình.

– Dù cho những người nghèo khó nằm ngay trước mắt họ, họ cùng không thèm đoái hoài tới.

– Đây là những kẻ thật sự rất đáng lên án, phê phán trong xã hội ngày nay.

  • Kết bài

– Qua câu tục ngữ, bản thân là học sinh, tôi đã rút ra cho mình nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

– Đó là một câu tục ngữ rất hay và sâu sắc, thể hiện một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người.

– Là học sinh, chúng ta hãy luôn phấn đấu học tốt, luôn rèn luyện, trau dồi đạo đức, luôn quan tâm đến mọi người xung quanh mình.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.