DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY
I. BÀI HỌC:
1. Dấu chấm lửng:
* Tìm hiểu ví dụ Sgk.
Trong những trường hợp trên, dấu chấm lửng dùng làm gì?
– Dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc … chưa được liệt kê.
– Biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt và hoảng sợ (sợ đê vỡ và sợ quan).
– Làm giãn nhịp câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ “bưu thiếp”.
Từ các ví dụ trên, em hãy rút ra công dụng dấu chấm lửng?
Ghi nhớ (1) Sgk/122.
* Bài tập 1/123:
Dấu chấm lửng dùng để biểu thị lời nói bị … lúng túng.
Biểu thị câu nói bị bỏ dở.
Biểu thị sự liệt kê … đầy đủ.
2. Dấu chấm phẩy:
* Tìm hiểu ví dụ Sgk.
– Vế thứ nhất: Cốm – không phải thức quà của người vội;
CN VN
– Vế thứ hai: ăn cốm – phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
CN VN1 VN2
Tại sao kết thúc vế thứ nhất người ta không dùng dấu chấm hoặc dấu phẩy mà lại dùng dấu chấm phẩy?
– Ý vế (1) chưa trọn vẹn nên không thể dùng dấu chấm. Hay ý (2) trong câu không tạo nên câu ghép đẳng lập nên ta không thể dùng dấu phẩy. Vả lại, ở vế sau người ta dùng dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận đồng chức.
Trong câu này, người ta dùng dấu chấm phẩy để làm gì?
– Đánh dấu ranh giới giữa 2 vế của 1 câu ghép có cấu tạo phức tạp.
Dấu chấm phẩy đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép trong trường hợp mỗi vế của câu ghép ấy gồm nhiều bộ phận, các bộ phận đã được ngăn cách với nhau bằng dấu phẩy.
Trong đoạn trích (2), tác giả đã sử dụng biện pháp gì?
– Phép liệt kê.
Phép liệt kê trên thuộc kiểu liệt kê nào xét về cấu tạo?
– Theo từng cặp.
Tác giả đã kể ra mấy cặp quan hệ? Em có nhận xét gì về ranh giới giữa các cặp quan hệ này?
– Tác giả liệt kê 9 cặp quan hệ. Các cặp này được phân chia ranh giới bằng dấu chấm phẩy.
Tại sao người viết không dùng dấu phẩy để phân chia ranh giới giữa các cặp quan hệ?
– Dùng dấu phẩy để ngăn cách các thành phần đồng chức trong nội bộ các mối quan hệ. Bây giờ nếu dùng dấu phẩy để phân chia giữa các mối quan hệ thì sẽ làm cho người đọc hiểu nhầm.
Công dụng của dấu chấm phẩy là gì?
Ghi nhớ (2) Sgk/122.
II. LUYỆN TẬP:
* Bài tập 2/123:
– Dùng để ngăn cách các vế của câu ghép có cấu tạo phức tạp.
– Các câu còn lại tương tự.
* Bài tập 3/123: (BTVN).