Soạn bài: Dấu gạch ngang – SGK Ngữ văn 7

DẤU GẠCH NGANG

I. BÀI HỌC:

1. Công dụng của dấu gạch ngang

 * Tìm hiểu ví dụ Sgk/130.

Trong mỗi câu trên, dấu gạch ngang được dùng để làm gì?

– Dấu gạch ngang đặt giữa câu để đánh dấu bộ phận giải thích: Đẹp quá đi mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu.

– Dấu gạch ngang đặt đầu câu để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

– Dấu gạch ngang đặt đầu câu để liệt kê công dụng của dấu chấm lửng.

– Nối các bộ phận trong một liên danh: Va-ren – Phan Bội Châu.

Vậy dấu gạch ngang có những công dụng gì?

Ghi nhớ Sgk/130.

Em hãy đặt ví dụ cho mỗi công dụng của dấu gạch ngang?

– Chuyến bay Hà Nội – Bắc Ninh sẽ cất cánh vào lúc 13h00.

– Tôi sẽ đi – Nam nói.

Bài tập: Xác định tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn:

Tôi nhắc lại ba lần, Thuỷ mới giật mình nhìn xuống. Em buồn bã lắc đầu:

– Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh.

– Lằng nhằng mãi. Chia ra! – Mẹ tôi quát, giận dữ đi về phía cổng.

Dấu gạch ngang đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và đánh dấu bộ phận giải thích (– Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng).

* Ghi nhớ (1): Học Sgk/130.

 * Ví dụ: Nguyễn Du – tác giả của truyện Kiều – là nhà thơ lớn của dân tộc.

2. Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối:

* Tìm hiểu ví dụ Sgk.

Trong những ví dụ (d) ở mục I, dấu gạch nối giữa các tiếng trong từ Va-ren được dùng để làm gì? Từ đó rút ra công dụng của nó?

– Dùng để nối các tiếng trong những tên riêng nước ngoài gồm nhiều tiếng.

Chúng ta đã học những nhà văn nước ngoài nào? Em hãy viết tên những nhà văn đó?

– An-phông-xơ Đô-đê, Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, …

Dấu gạch nối còn được sử dụng trong những từ mượn của tiếng nước ngoài: in-tơ-net, ma-ket-tinh, …

Cách viết dấu gạch nối có gì khác với dấu gạch ngang?

–  Dấu gạch nối viết ngắn hơn dấu gạch ngang. Nó không phải là dấu câu như dấu gạch ngang.

Vậy sự khác nhau giữa dấu gạch nối và dấu gạch ngang là gì? à Ghi nhớ 2/Sgk/130.

Ghi nhớ (2): Học Sgk/130.

II. LUYỆN TẬP:

* Bài tập 1/130: Công dụng …

Hãy nêu rõ công dụng của dấu gạch ngang trong các câu:

– Câu a,b: Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.

– Câu c. Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và bộ phận giải thích

– Câu d,e: Nối các bộ phận trong một liên danh.

* Bài tập 2/131: Nêu rõ công dụng của dấu gạch nối:

– Dấu gạch nối dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài: Béc-lin, An-dát, An-phông-xơ Đô-đê.

* Bài tập 3/131: Đặt câu có sử dụng dấu gạch ngang?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang