de-bai-doc-hieu-ve-chu-de-tinh-than-mao-hiem

Đề bài: Đọc – hiểu về chủ đề tinh thần mạo hiểm

Đọc – hiểu về chủ đề tinh thần mạo hiểm

I. Đọc – hiểu:

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là gì (…)

Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời, đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì dến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. Hãy trông những bọn thiếu niên con nhà kiều dưỡng, cả đời không dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một khách lạ; đi đường thì sợ sóng, trèo cao thì sợ run chân, cứ áo buông chùng đóng gót, tưởng thế là nho nhã,tưởng thế là tư văn; mà thực không có lực lượng, không có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ của cha mẹ hay kẻ có thế lực nào thì chúng không có thể mà tự lập lập được.
Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng, hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì đẽ kêu chóng mặt…ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi”

(Trích bài viết “Mạo hiểm” của Nguyễn Bá Học)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên
Câu 2 (0,5 điểm): Tác giả lên án lối sống nào?
Câu 3 (1,0 điểm): Qua đoạn trích trên, tác giả muốn gửi thông điệp gì đến thanh niên việt Nam?
Câu 4 (1,0 điểm): Khái niệm “tinh thần mạo hiểm” được hiểu như thế nào?

* Hướng dẫn trả lời:

Câu 1: Phương thức nghị luận.
Câu 2: Tác giả lên án lối sống: Sống thừa, yếu đuối nhút nhát “làm việc gì cũng chờ trời, đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì dến mình cả”…
Câu 3: “Mạo hiểm”, biết xông pha, phải biết nhẫn nhục, vượt qua gian khổ khách quan và trở ngại tinh thần.
Câu 4: Tinh thần mạo hiểm không được hiểu theo nghĩa liều lĩnh, bất chấp mà là lối sống dấn thân, vì dân, vì nước, không biết cái khó là gì.. “Mạo hiểm” trong bài còn là sự mạnh mẽ, biết xông pha, biết nhẫn nhục.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang