Đề bài: Đọc – hiểu văn bản Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

de-doc-hieu-van-ban-dai-cao-binh-ngo-cua-nguyen-trai

Đề đọc – hiểu văn bản Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

Đề bài 1:

Đọc 2 văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Văn bản 1:

Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

(Sông núi nước Nam- Lý Thường Kiệt)

Văn bản 2:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân.
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.”

Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi, sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau.
Song hào kiệt đời nào cũng có.”

(Đại cáo Bình Ngô – Nguyễn Trãi)

1/ Nêu nội dung khái quát của mỗi văn bản.

2/ Giải thích nghĩa các từ: Nhân nghĩa, yên dân, trừ bạo trong văn bản (2).

3/ Xác định điểm giống nhau và khác nhau trong nội dung khẳng định lời Tuyên ngôn độc lập của  2 văn bản trên ?

4/ Từ 2 văn bản, viết một văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý thức bảo vệ tổ quốc của tuổi trẻ trong giai đoạn hiện nay.

Gợi ý trả lời:

1/ Ý chính của các văn bản trên :

– Văn bản (1) : Bài thơ khẳng định chủ quyền lãnh thổ của nước ta và ý chí kiên quyết bảo vệ Tổ quốc và nền độc lập dân tộc.

– Văn bản (2) nêu luận đề chính nghĩa: Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân, khẳng định nền độc lập dân tộc, quyền tự chủ và truyền thống lâu đời với những yếu tố cơ bản về văn hóa, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán và sự ý thức về sức mạnh dân tộc.

2/ Giải thích ý nghĩa các từ trong văn bản (2) :

Nhân nghĩa: Là cách cư xử, là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trong cộng đồng.

-Yên dân: Là làm cho nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, yên ổn làm ăn để đất nước ổn định và phát triển.

-Trừ bạo: tiêu diệt những kẻ bạo tàn đã gây ra những đau khổ cho nhân dân.

3/ Điểm giống nhau và khác nhau trong nội dung khẳng định lời Tuyên ngôn độc lập của  2 văn bản trên ?

a/ Giống nhau: cả 2 văn bản đều đưa ra các yếu tố làm cơ sở khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộ: có tên nước, có vua, có biên giới.

b/ Khác nhau : ngoài 3 yếu tố trên, trong văn bản (2), Nguyễn Trãi đã bổ sung các yếu tố khác so với bài Sông núi nước Nam như : có nền văn hiến, có phong tục tập quán, có anh hùng hào kiệt.

4/ Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc.

Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

-Hình thức: cần đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. -Nội dung: cần phù hợp với đạo đức và các chuẩn mực xã hội.


Đề bài 2:

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.

(Trích Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi, SGK Ngữ Văn 10, Tập 2, tr17, NXB Giáo dục 2006 )

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Theo tác giả, từ nhân nghĩa trong câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” có nghĩa là gì?

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.