»» Nội dung bài viết:
Tuyển tập đề thi Ngữ văn 12.
Đề bài 1:
I. ĐỌC- HIỂU (3, 0 điểm):
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ lắm những gì mang đến bất hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu, đến đâu cũng chỉ thấy những nụ cười. Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái”.
(Trích Viết bên bờ Loiret – Trịnh Công Sơn)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích?
Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau: “Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận”?
Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với ý kiến: “Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái” Vì sao?
II. LÀM VĂN(7,0 điểm):
Câu 1 (2 điểm):
Từ nội dung đoạn trích phần đọc- hiểu, Anh/ chị viết một đoạn văn 100 chữ trình bày suy nghĩ về ý kiến sau: “Người ta có thể yêu thương nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau”.
Câu 2 (5,0 điểm):
So sánh và đánh giá phần kết thúc truyện ngắn “Chí phèo” (SGK Ngữ Văn 11, Tập một, Nxb Giáo dục), của nhà văn Nam Cao và phần kết thúc truyện ngắn “Vợ nhặt” (SGK Ngữ Văn 12, Tập hai, Nxb Giáo dục) của nhà văn Kim Lân.
…………………..HẾT…………………..
* Hướng dẫn trả lời:
Phần I: ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2: (0,5 điểm). Nội dung chính đoạn trích: Đoạn trích là lời cầu khẩn tha thiết về mối quan hệ tốt đẹp, nhân ái giữa con người với con người.
Câu 3: (1,0 điểm)
– Biện pháp so sánh: Những nụ cười với đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận (0,5 điểm)
– Hiệu quả nghệ thuật:
+ Tạo cách nói sinh động, giàu hình ảnh gợi cảm (0,25 điểm).
+ Khẳng định ý nghĩa của những nụ cười yêu thương mà con người trao tặng cho nhau (0,25 điểm).
Câu 4: (1,0 điểm). Nê:u rõ quan điểm đồng tình hay không đồng tình, lý giải hợp lí, thuyết phục.
+ Đồng tình: Cuộc sống hiện đại ngày nay làm ch con người xa cách hơn, xảy ra nhiều xung đột, bạo lực hơn.
+ Không đồng tình: Cuộc sống còn nhiều lòng bao dung, nhân ái.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Đảm bào yêu cầu hình thức của một đoạn văn nghị luận 100 từ. Học sinh có thể trình bày đoạn trích theo các cách diễn dịch, quy nạp, Tổng- Phân- Hợp, song hành, móc xích…(0,25 điểm)
Xác dịnh vấn đề nghị luận: Đề cao lòng nhân ái của con người (0,25 điểm).
Triển khai vấn đề nghị luận, biết cách vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng từ đó rút ra bài học nhận thức và hành động.
– Nội dung ý kiến: Con người phải biết bao dung, tha thứ, phải sống nhân ái, yêu thương (0,25 điểm).
– Bàn luận: Ý kiến trên là một lời khuyên đúng đắn về mối quan hệ giữa con người với con người:
+ Cảm xúc khó có thể chi phối, ta có thể yêu mến hay hờn ghét ai đó, nhưng nhất định không được hãm hại, gây tổn thương đến họ (0,25 đi:ểm).
+ Khi hãm hại người khác, nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần mà họ gánh chịu cũng chính là nỗi đau của bản thân mình. (0,25 điểm)
+ Tình yêu thương sẽ tạo nên mối quan hệ thân thiện giữa người với người làm thế giới trở nên tốt đẹp hơn. (0,25 điểm).
– Bài học nhận thức và hành động: Cần biết chia sẻ yêu thương, cần thanh lọc tâm hồn và hoàn thiện nhân cách. (0,25 điểm)
4. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp…(0,25 điểm)
Câu 2 (5,0 điểm)
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,25 điểm)
Trình bày đủ bố cục 3 phần. Mở bài dẫn dắt hợp lí, nêu được vấn đề nghị luận, Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau về mặt nội dung, làm sáng tỏ được vấn đề cần nghị luận; Kết bài khái quát được vấn đề thể hiện nhận thức của bản thân.
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận (0,25 điểm)
* Yêu cầu về nội dung:
- Mở bài:
– Giới thiệu Nam Cao, tác phẩm Chí phèo và kết thúc truyện ngắn Chí Phèo. Giới thiệu về tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt, kết thúc truyện Vợ nhặt (0,25 điểm).
- Thân bài:
1. Ý nghĩa kết thúc truyện ngắn Chí Phèo:
– Khái quát nội dung truyện ngắn và cuộc đời Chí phèo: (0,25)
+ Truyện kể về cuộc đời Chí phèo, một đứa trẻ mồ côi vô thừa nhận. Chí phèo được làng nhặt về nuôi đến 20 tuổi làm canh điền cho cụ Bá. Vì ghen tuông BK đẩy Chí đi ở tù.
+ Sau 7,8 năm đi tù về từ một người hiền lành, lương thiện, Chí thành mộ con quỷ dữ, tay sai cho BK, gây bao tội ác cho dân làng.
+ Sau khi gặp Thị Nở, bản chất lương thiện của Chí trỗi dậy. Chí mong muốn Thị giúp mình trở lại cuộc sống bình thường nhưng không được bởi bị Thị cự tuyệt. Quá đau đớn, phẫn uất. Chí phèo đến nhà BK giết BK và kết liễu cuộc đời mình.
àCuộc đời Chí từ một người nông dân hiền lành, lương thiện bị tha hóa, bị hủy hoại cả nhân hình lẫn nhân tính, trở thành “Con quỷ dữ của làng Vũ Đại” cuối cùng sau bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, CP tự kết liễu cuộc đời mình.
– Ý nghĩa đoạn kết với hình ảnh cái lò gạch cũ: (0,5 điểm)
+ Cái lò gạch cũ là nơi CP bị bỏ rơi. Khi vừa mới chết hình ảnh này lại xuất hiện trong đầu của Thị Nở ở kết thúc truyện tạo sự quẩn quanh, bế tắc trong tấn bi kịch bị tha hóa và bị cự tuyệt về quyền làm người của người nông dân.
+ Kết thúc truyện thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà văn: đồng cảm tới nỗi thống khổ người dâ, trân trọng khát vọng lương thiện của họ.
+ Truyện kết thúc bằng việc lặp lại phần mở đầu tạo kết cấu vòng tròn luần quẩn của thân phận CP hay chính thân phận những người nông dân nghèo, giúp tô đạm dự báo về tương lai. Cuộc đời CP tuy đã kết thúc nhưng vẫn có thể còn những tấn bi kịch CP vẫn còn tiếp diên.
2. Ý nghĩa kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt:
– Khái quát nội dung truyện ngắn và cuộc đời nhân vật Tràng.(0,25)
+ Cái đói làm xóm ngụ cư tiêu điều xơ xác. Tràng một người nông dân thô kệch, xấu xí.Vào 1 buổi chiều Tràng dẫn một người phụ nữ về nhà. Người phụ nữ bằng lòng làm vợ Tràng với 4 bát bánh đúc và vài câu nói tầm phơ tầm phào.
+ Mẹ Tràng đón nhận nàng dâu mới trong tâm trạng vừa mừng, vừa lo, vừa tủi… Đêm tân hôn diễn ra trong không khí chết chóc, buồn tủi…
+ Sáng hôm sau thay đổi tâm lí của Tràng, cô vợ nhặt, bà cụ Tứ. Bà mẹ đãi hai con nồi chè cám.. Trong lúc ăn qua lời kể của Vợ Tràng dần hiểu ra Việt Minh là ai và trong đầu hiện lên hình ảnh người đói kéo nhau đi phá kho thóc của Nhật, phía trước lá cờ đỏ bay phất phới.
– Ý nghĩa đoạn kết với hình ảnh lá cờ bay phấp phới: (0,5 điểm)
+ Hình ảnh đám người đói và lá cờ hiện lên trong tâm lí Tràng vừa gợi ra cảnh ngộ đói khát thê thảm, vừa gợi ra tín hiệu của cuộc cách mạng. Cả hai đều là những nét chân thực trong bức tranh đời sống lúc bấy giờ.
+ Kết thúc truyện góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của Kim Lân trân trọng khát vọng sống, nga bên bờ vực của cái chết của người lao động nghèo niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng.
+ Hình ảnh kết thúc truyện là hi vọng tươi sáng của hiện thức tăm tối, đó là âm hưởng lạc quan.
+ Kết thúc truyện kiểu kết thúc mở giúp thể hiện được xu hướng vận động của cuộc sống được mô tả trong toàn bộ câu chuyện, tạo khoảng trống để người đọc suy nghĩ, phán đoán.
3. So sánh sự tương đồng và khác biệt:
– Điểm tương đồng (0,5 điểm)
+ Hai kết thúc truyện phản ánh hiện thực tối tăm của con người trước cách mạng tháng 8.
+ Thể hiện tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn.
+ Kết thúc có tính mở, giàu sức gợi.
– Điểm khác biệt: (1,0 điểm)
+ Kết thúc truyện ngắn Chí Phèo phản ánh hiện thực luẩn quẩn, bế tắc của người nông dân lao động được thể hiện qua kết cấu đầu, cuối tương ứng. Hàm ý tương lai chỉ là sự lặp lại của hiện thực, nhân vật trong truyện chưa tìm được hướng đi cho mình.
+ Kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt: Phản ánh xu hướng vận động tất yếu của số phận con người được thể hiện qua kết cấu đối lập, hàm ý tương lai sẽ mở lối cho hiện tại, nhân vật truyện bắt đầu thức tỉnh và tìm được con đường giải phóng.
– Lí giải sự khác biệt: (1,0 điểm)
+ Do hoàn cảnh sáng tác và hoàn cảnh lịch sử: Nam Cao viết Chí Phèo trong hoàn cảnh đen tối của xã hội VN lúc bấy giờ. Kim Lân viết Vợ nhặt sau hòa bình lặp lịa khi dân ta đã đi qua 2 mốc lớn của lịch sử là cách mạng tháng 8 và cuộc kháng chiến chống Pháp. Ánh sáng cách mạng giúp nhà văn thấy được hướng vận động và phát triển của lịch sử.
+ Do khuynh hướng văn học và phương pháp sáng tác:
@ CP: Khuynh hướng VH hiện thực PP, NC phản ánh hiện thực tăm tối nhằm phê phán xã hội. Nhà văn yêu thương con người nhưng vẫn chưa thấy được lối thoát của người nông dân trong xã hội bấy giờ.
@ VN khuynh hướng hiện thực CM.Cách mạng dã soi đường nên nhân vật trong sáng tác của ông đã tìm được con đường đi cho mình.
+ Do tài năng và tính cách sáng tạo của nhà văn: Cùng yêu thương itn tưởng con người. NC có cái nhìn tỉnh táo, sắc lạnh trước hiện thực nghiệt ngã của cuộc sống. KL lại cho rằng trong bất cứ hoàn cảnh nào người nông dân có thể vượt lên trên cái chết, cái thảm đạm để mà vui mà hi vọng.
Chính tả, dùng từ, sáng tạo: đảm bào chuẩn chính tả, ngữ pháp, diễn đạt mới mẻ, suy nghĩ sâu sắc vấn đề nghị luận (0, 25 điểm)
Đề bài 2:
Phần I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Có bao giờ chúng ta yêu thế gian này như yêu ngôi nhà có bếp lửa ấm áp của mình không? Có bao giờ chúng ta yêu nhân loại như yêu một người máu thịt của mình không? Chúng ta từng nói đến việc làm sao trở thành những công dân toàn cầu. Danh từ công dân toàn cầu rất dễ làm cho những ại đó lầm tưởng về một siêu nhăn trong những khía cạnh nào đấy. Nhưng bản chất duy nhất của một công dân toàn cầu là một người biết yêu thương thế gian này và luôn tìm cách cải biến thế gian. Có thể sẽ có những công dân kêu lên đầy bất lực: Ta chỉ là một sinh linh bé nhỏ làm sao ta có thể yêu thương và che chở cả thế gian rộng lớn nhường kia! Việc yêu thương và che chở cho cả thế gian có phải là một ước mơ hay một nhân cách hão huyền không? Không. Đó là một hiện thực và đó là một nguyên lí. Khi một con người yêu thương chân thực mảnh đất con người đó đang đứng dù chỉ vừa hai bàn chân thì người đó đã yêu cả trái đất này. Khi bạn yêu một cái cây bên cạnh bạn thì bạn yêu mọi cái cây trên thế gian. Khi bạn yêu thương một con người bên cạnh thì bạn yêu cả nhân loại. Và khi tất cả những con người dù bé nhỏ đến đâu yêu thương người bên cạnh thì tình thương yêu ấy sẽ ngập tràn thế gian này.
Tình yêu thương nhân loại sẽ ngay lập tức trở nên hão huyền vă mang thói đạo đức giả khi chúng ta nói đến tình yêu thương đó mà không bao giờ chúng ta yêu thương nổi một người bên cạnh. Và thói đạo đức giả đang lan rộng trên thế gian chúng ta đang sống.
Hãy cứu thế gian này khỏi những hận thù, những ích kỉ, những vô cảm và giá lạnh bằng những hành động cụ thể của mỗi con người đang sống trên thế gian này. Đấy là tiếng kêu khẩn thiết, đầy tình thương yêu và trách nhiệm của biết bao con người đang sống trên thế gian này.
(Trích Cần một ngày hoà giải để yêu thương, dẫn theo http:// www.tuanvietnam.net, ngày 7/ 9/ 2010)
Câu 1: Theo tác giả đoạn trích, phẩm chất cốt lõi của một “công dân toàn cầu” là gì?
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 3: Tác giả sử dụng thao tác lập luận nào khi bàn về “bản chất duy nhất của công dân toàn cầu”?
Câu 4: Theo anh/ chị, thế hệ trẻ Việt Nam cần làm gì để trở thành “công dân toàn cầu”? Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của mình.
Phần II. LÀM VĂN: (6 điểm)
Nhận xét về nhân vật Tnú trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, có ý kiến cho rằng: “Tnú là con người trung thực, gan dạ, dũng cảm, tuyệt đối trung thành với cách mạng”. Ý kiến khác lại khẳng định: “Tnú là con người có trái tim chan chứa tình yêu thương và sục sôi căm thù”.
Từ cảm nhận về hình tượng nhân vật Tnú, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.
—————————————— Hết ————————————————-
Hướng dẫn trả lời:
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU: (4 điểm )
Câu 1: Theo tác giả đoạn trích, phẩm chất cốt lõi của một “công dân toàn cầu” là gì?(0.5đ)
Theo tác giả đoạn trích, phẩm chất cốt lõi của một “công dân toàn cầu” là biết yêu thương và luôn tìm cách cải biến thế gian này.
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên.(1.0đ)
Thí sinh cần chỉ ra và nêu tác dụng của một trong các phép tu từ sau:
– Phép so sánh: Có bao giờ chúng ta yêu thế gian này như yêu ngôi nhà có bếp lửa ấm áp của mình không? Có bao giờ chúng ta yêu nhân loại như yêu một người máu thịt của mình không?
– Tác dụng: khiến cho câu văn giàu cảm xúc, gợi hình gợi cảm, tạo gần gũi thân mật khi đề cập đến một vấn đề thoạt nghe rất cao siêu: tình yêu thế gian yêu nhân loại.
– Phép điệp cấu trúc câu: Có bao giờ…. Khi bạn yêu …
Tác dụng: liên kết và nhấn mạnh nghĩa tác dụng của tình yêu thương tạo nên giọng điệu nghị luận đầy nhiệt huyết.
– Sử dụng câu hỏi tu từ: Có bao giờ….?
– Tác dụng: tác động mạnh mẽ đến tình cảm và lý trí của người đọc, góp phần làm nổi bật vấn đề, tăng sức thuyết phục cho lập luận .
Câu 3: Tác giả sử dụng thao tác lập luận nào khi bàn về “bản chất duy nhất của công dân toàn cầu”?
Bàn về “bản chất duy nhất của công dân toàn cầu”, người viết sử dụng thao tác lập luận bác bỏ: từ việc nêu ý kiến cho rằng yêu thương nhân loại là một ước mơ hay nhân cách hão huyền, rằng mỗi người chỉ là một sinh linh nhỏ bé làm sao có thể yêu thương và che chở cho thế giới rộng lớn sau đó đưa ra lập luận để lật lại vấn đề. Điều này khiến cho lập luận trở nên thuyết phục, sắc bén, hấp dẫn.(0.5đ)
Câu 4: Theo anh/ chị, thế hệ trẻ Việt Nam cần làm gì để trở thành “công dân toàn cầu”? Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của mình.(2.0đ)
* Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Viết đúng một đoạn văn khoảng 200 chữ; Trình bày rõ ràng, mạch lạc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp; Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.0.25
* Xđ vấn đề cần nghị luận: Những việc thế hệ trẻ Việt Nam cần làm để trở thành công dân toàn cầu. 0.25
* Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. (1.0đ)
Có thể theo hướng sau:
1. Giải thích: “công dân toàn cầu” là gì?
+ Công dân toàn cầu là những người sống, làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau, có thể có một hoặc nhiều quốc tịch. Công dân toàn cầu là công dân có kiến thức nền tảng về các vấn đề văn hóa nhân loại có thể giao lưu học tập làm việc tại bất cứ quốc gia nào, có thể hòa nhập với công dân trên toàn thế giới, có năng lực giải quyết những vấn đề chung của nhân loại như : bảo vệ môi trường, chống chiến tranh, đẩy lùi dịch bệnh …
+ Công dân toàn cầu là người coi những vấn đề của nhân loại là vấn đề của dân tộc mình, của cá nhân mình và biết suy nghĩ hành động vì một thế giới tốt đẹp hơn…
2. Bàn luận:
* Tại sao lại cần thiết trở thành công dân toàn cầu?
– Do quá trình toàn cầu hóa trên thế giới. Toàn cầu hóa là điều kiện vô cùng thuận lợi để mỗi công dân trở thành những công dân toàn cầu. Khi mà các rào cản biên giới được phá bỏ, hàng hóa, tiền tệ, thông tin, lao động… được thông thoáng, sự phân công mang tính quốc tế thì không còn trở ngại gì để mọi công dân trở thành những công dân toàn cầu. Sự bùng nổ, phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật làm cho cả Thế giới này nhỏ lại, “phẳng ra”, nó đã mở ra không biết bao nhiêu cơ hội cho con người, internet như là chìa khóa mở ra thế giới, vào kho báu tri thức của nhân loại.
* Để trở thành “công dân toàn cầu” con người cần phải làm gì?
– Cần xây dựng nền tảng tri thức phổ thông cơ bản, vững chắc; có ý thức cố gắng trong học tập, trau dồi kiến thức cho bản thân, những kiến thức của quốc gia dân tộc và cả những kiến thức trên thế giới, những xu hướng của toàn cầu. Bên cạnh việc tiếp thu, học hỏi kiến thức thì giới trẻ nhất thiết cần có những trải nghiệm trong cuộc sống để hình thành nên những kỹ năng sống. Hình thành tư duy toàn cầu, ý thức toàn cầu, ý thức dân tộc sao cho đúng đắn.
– Cần có những hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau trên thế giới; có những kĩ năng thiết yếu như kĩ năng giăi quyết vấn đề kĩ năng giao tiếp kĩ năng làm việc nhóm; kĩ năng thực hành, sáng tạo… trong đó năng lực ngoại ngữ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông là cực kì quan trọng. Ngoài ra, cần phải bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức mang tính cốt lõi: lòng tự trọng, tự tôn, tinh thần yêu nước, tinh thần trách nhiệm…
3. Bài học nhận thức:
+ “Công dân toàn cầu” có thể hòa nhập vào thế giới phẳng nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc của mình. Đây là một thách thức lớn đối với giới trẻ trong xu hướng hội nhập thế giới; Phê phán những ngưòi vì hiểu chưa đúng về khái niệm “công dân toàn cầu” nên đánh mất bản sắc dân tộc coi thưòng những giá trị văn hóa truyền thống của cha ông.
+ Công dân toàn cầu là ước mơ của người Việt trẻ cũng như mọi công dân trên thế giới này. Trở thành công dân toàn cầu là phù hợp với xu thế chung của thế giới. Phấn đấu để thực hiện mong muốn đó bằng những hành động, việc làm thiết thực.
PHẦN II. LÀM VĂN: (6 điểm)
* Yêu cầu cụ thể:
Nhận xét về nhân vật Tnú trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, có ý kiến cho rằng: Tnú là con người trung thực, gan dạ, dũng cảm, tuyệt đối trung thành với cách mạng. Ý kiến khác lại khẳng định: Tnú là con người có trái tim chan chứa tình yêu thương và sục sôi căm thù.
Từ cảm nhận về hình tượng nhân vật Tnú, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm:
– Nguyễn Trung Thành là nhà văn gắn bó mật thiết với Tây Nguyên. Chính tình yêu và sự hiểu biết sâu sắc mảnh đất này đã giúp nhà văn sáng tạo nên những hình tượng nghệ thuật đặc sắc.
– Truyện ngắn Rừng xà nu được viết vào mùa hè năm 1965 khi đế quốc Mĩ bắt đầu ào ạt đổ quân vào miền Nam nước ta. Tnú là nhân vật trung tâm kết tinh vẻ đẹp của đan làng Xô Man, của nhân dân Tây Nguyên kiên cường, bất khuất.
2. Giải thích ý kiến:
– Tnú là nhân vật kết tinh được những phẩm chất tiêu biểu nhất của con người Tây Nguyên thời chống Mĩ: vừa bất 3khuất, kiên trung, trọn đời gắn bó với cách mạng “trung thực, gan dạ, dũng cảm, tuyệt đối trung thành với cách mạng” vừa thủy chung, trong sáng, giàu tình nghĩa “chan chứa tình yêu thương”.
– Đây là hai nhận xét khái quát về các khía cạnh khác nhau tạo nên vẻ đẹp ở nhân vật – một người anh hùng lí tưởng trong thời đại cách mạng.
3. Cảm nhận về hình tượng nhân vật Tnú và bình luận về các ý kiến:
a. Cảm nhận về hình tượng nhân vật Tnú:
Hình tượng nhân vật Tnú được nhà văn khắc họa bằng hồi tưởng của mình và bằng lời kể giọng trầm bên bếp lửa của cụ Mết theo lối kể Khan “chuyện đời người đc kể trong một đêm”, ca ngợi phẩm chất anh hùng của người anh hùng bộ tộc. Nhờ lối trần thuật ấy Tnú hiện lên với sự kết tinh vẻ đẹp của 1 con người ưu tú của buôn làng có những nét tính cách độc đáo giàu chất sử thi.
Qua lời kể của cụ Mết: Tnú là người Strá, mò côi cha mẹ từ nhỏ, lớn lên trong vòng tay của dân làng Xô Man “Đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”. Cuộc đời và số phận Tnú được dân làng XôMan truyền tụng như 1 thiên l/sử tr/thống của dân làng – giống như 1 truyền thuyết về người anh hùng.
* Tnú là con người trung thực, gan dạ, dũng cảm, trung thành tuyệt đối với cách mạng:
– Ngay từ nhỏ, Tnú bất chấp sự khủng bố gắt gao của kẻ thù (dù giặc treo cổ anh Xút, chặt đầu bà Nhan) nhưng Tnú vẫn hăng hái vào rừng tiếp tế cho cán bộ. Học chữ thua Mai, Tnú tự lấy đá đập vào đầu mình. Làm liên lạc, vì sự an toàn của cách mạng, Tnú “xé rừng mà đi”, “lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên trên mặt nước, cỡi lên thác băng băng như một con cá kình”.
– Khi bị giặc bắt, Tnú vẫn kiên cường chịu đựng, không chịu khai nơi giấu cộng sản của dân làng. Gặp đau thương mất mát: vợ con bị giết, bản thân bị giặc tra tấn dã man nhưng Tnú vẫn không chịu khuất phục trước kẻ thù.
– Sau khi vượt ngục, với đôi bàn tay tật nguyền, Tnú đã tham gia lực lượng giải phóng quân để chiến đấu trả thù nhà, nợ nước. Chính từ thực tế chiến đấu, Tnú đã vươn lên, nhận thức sâu sắc kẻ thù của cá nhân mình và kẻ thù chung của cả dân tộc.
* Tnú là con người chan chứa tình yêu thương:
– Tnú gắn bó với làng Xô Man: Người Strá đã nuôi Tnú khôn lớn. Xa làng đi chiến đấu, anh nhớ làng da diết. Sau 3 năm đi chiến đấu trở về làng anh vẫn nhớ rõ từng hàng cây, từng con đg, từng dòng suối, lòng anh hồi hộp xúc động khi nghe tiếng chày chuyên cần của người đàn bà Strá, của mẹ anh ngày xưa của Mai, của Dít;“ngực anh đập liên hồi, chân đi cứ vấp ngã”.
– Tnú yêu thương vợ con tha thiết, anh sẵn sàng hi sinh tính mạng để bảo vệ, che chở cho vợ con. Chứng kiến cảnh giặc đánh đập vợ con một cách dã man, anh đã xông vào giữa bầy lang sói để cứu họ với hai bàn tay không.
* Tnú, con người căm thù giặc sâu sắc và quyết tâm đánh giặc trả thù:
– Càng đau thương, Tnú càng căm thù giặc. Vợ con anh bị giết hại, lòng căm hận đã biến đôi mắt anh “như 2 cục than đỏ, tay bóp nát trái vả lúc nào không biết”.
– Khi bị băt 10 đầu ngón tay bị đốt cháy “anh không kêu lên một tiếng nào…răng anh đa cắn nát môi anh rồi”. Mười ngón tay lành lặn là bàn tay tình nghĩa; bây giờ khi 10 ngán bị đốt cụt sẽ là bàn tay kiên cường trấn áp tiêu diệt kẻ thù. 10 ngón tay bị đốt cụt sẽ là 10 ngọn đuốc sáng dẫn đg cho dân làng Xô Man tiến lên quật khởi.
– Yêu thg, căm hận sẽ biến thành hành động. Tnú thét lên xé lòng khiến anh và đồng bào anh dứt khoát đứng lên tiêu diệt kẻ thù. Chính từ thực tế chiến đấu, Tnú đã vươn lên, nhận thức sâu sắc kẻ thù của cá nhân mình và kẻ thù chung của cả dân tộc.
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhân vật Tnú được xây dựng với cảm hứng ngợi ca, tự hào, giọng văn trang trọng, hùng tráng, say mê, đậm chất sử thi.
b. Bình luận về các ý kiến:
Hai ý kiến nhận xét về nhân vật Tnú đều chính xác. Mỗi ý kiến đề cập đến một khía cạnh của nhân vật, tuy khác nhau nhưng lại có mối liên hệ mật thiết, bổ sung cho nhau để cùng khẳng định vẻ đẹp lí tưởng của hình tượng. Nhân vật Tnú là một bước tiến mới trong sự nhận thức và biểu hiện những phẩm chất của một người anh hùng lí tưởng. Cuộc đời bi tráng của Tnú là sự minh chứng cho chân lí của thời đại đánh Mĩ: “Chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”.
c. Đánh giá:
Xây dựng thành công nhân vật Tnú, nhà văn đã khắc họa được hình ảnh tiêu biểu của con người mang đậm dòng máu, tính cách của người dân Tây Nguyên. Qua hình tượng này, tác giả còn gợi ra số phân và phẩm chất của cả cộng đồng trong cuộc chiến đấu bảo vệ buôn làng. Nguyễn Trung Thành đã giúp người đọc thêm hiểu và thêm trân trọng con người Tây Nguyên với biết bao phẩm chất thật đẹp, thật cao quý.
Đề bài 3.
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU: ( 4 điểm )
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Chuyện thường ngày
Đi lễ chùa đầu năm là nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa đến nay nhằm cầu tài lộc, sức khỏe, may mắn, thành đạt… Đền, chùa cũng là nơi có tính thiêng, sự tôn nghiêm để những ai đến với không gian này cảm thấy an yên nhất, hướng tới điều tốt đẹp. Tuy nhiên, trải qua thời gian và gần đây, nhiều cô gái trẻ khi đi lễ tại đền, chùa vẫn có phong cách ăn mặc “thiếu vải”, váy áo lòe loẹt, ngắn cũn cỡn, xuyên thấu như đi vui chơi trong… quán bar. Chính điều này đã tạo nên những làn sóng phản đối mạnh mẽ trong dư luận, là đề tài bàn tán chưa có điểm dừng và cũng là câu chuyện tốn nhiều giấy mực của báo giới.
Những ngày vừa qua, nhiều hình ảnh các cô gái trẻ mặc váy ngắn, áo xuyên thấu hở nội y đi lễ chùa đã được cộng đồng mạng truyền tay nhau. Đó có thể là cô gái mặc áo lưới xuyên thấu, áo trễ vai, váy ngắn. Gần đây nhất, có hai bức ảnh đang gây “bão mạng” – đó là người phụ nữ còn trẻ, dắt theo một bé trai và đang trên đường hành lễ với trang phục khá kỳ cục, trên là áo nỉ dài tay, trùm một phần mông, dưới là quần tất 3D nhưng bị mặc kéo căng ra đến độ mỏng tang, lộ vùng nhạy cảm. Không chỉ phản cảm vì hở, mỏng, cái sự “khó nuốt” trong y phục còn ở chỗ cách chọn trang phục đã làm lộ vòng ba một cách thái quá – điều vốn không đẹp trong trang phục thông thường, lại càng khó chấp nhận trước chốn tâm linh.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng không thể trả lời được câu hỏi vì sao có một cô gái trẻ do vô tình hay cố ý khi mặc chiếc quần ngắn cũn cỡn tới đền, chùa kiểu mốt “không quần” đang thắp hương cúng vái. Chứng kiến những bức ảnh về cách ăn mặc của các cô gái trẻ trong lễ hội, đền chùa gần đây, tất cả chỉ biết lắc đầu ngao ngán và lên án kịch liệt vì hành động đó đã làm mất đi sự tôn nghiêm ở chốn thiêng liêng. Chính điều này làm cho nét đẹp văn hóa lễ chùa, văn hóa tâm linh nói chung bị ảnh hưởng và đây là một hiện tượng xấu cần dẹp bỏ.
(Quỳnh Phạm, ngày 17 tháng 02, 2017- Suckhoedoisong.vn)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2. Theo tác giả, điều gì đã tạo nên những làn sóng phản đối mạnh mẽ trong dư luận, là đề tài bàn tán chưa có điểm dừng và cũng là câu chuyện tốn nhiều giấy mực của báo giới?
Câu 3. Theo anh/ chị, văn bản trên bàn luận về vấn đề gì? Tìm những từ ngữ thể hiện thái độ của mọi người khi chứng kiến điều đó?
Câu 4. Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về văn hóa ăn mặc của giới trẻ hiện nay khi đến chốn tâm linh được gợi ra từ phần đọc hiểu trên.
PHẦN II. LÀM VĂN: (6 điểm)
Nhận xét về hình tượng rừng xà nu trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Trung Thành, có ý kiến cho rằng: “Sức hấp dẫn của rừng xà nu chính là vẻ đẹp của một hình tượng thiên nhiên đặc trưng cho Tây Nguyên”. Ý kiến khác thì nhấn mạnh:”Hình tượng này gây ấn tượng bởi vẻ đẹp biểu trưng cho những con người Tây Nguyên dũng cảm, ngoan cường”. Bằng cảm nhận về hình tượng này, anh (chị) hãy bình luận các ý kiến trên.
………………………Hết………………………
* Hướng dẫn trả lời:
PHẦN ĐỌC – HIỂU: (4.0 điểm)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
– Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0,50
Câu 2. Theo tác giả, điều gì đã tạo nên những làn sóng phản đối mạnh mẽ trong dư luận, là đề tài bàn tán chưa có điểm dừng và cũng là câu chuyện tốn nhiều giấy mực của báo giới?
– Theo tác giả, gần đây, nhiều cô gái trẻ khi đi lễ tại đền, chùa vẫn có phong cách ăn mặc “thiếu vải”, váy áo lòe loẹt, ngắn cũn cỡn, xuyên thấu như đi vui chơi trong… quán bar.
Câu 3. Theo anh/ chị, văn bản trên bàn luận về vấn đề gì? Tìm những từ ngữ thể hiện thái độ của mọi người khi chứng kiến điều đó?
– Hiện tượng ăn mặc phản cảm ( thiếu văn hóa) của giới trẻ hiện nay khi đến chốn tâm linh.
– Những từ ngữ thể hiện thái độ của mọi người khi chứng kiến: Tất cả chỉ biết lắc đầu ngao ngán và lên án kịch liệt.
Câu 4. Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về văn hóa ăn mặc của giới trẻ hiện nay khi đến chốn tâm linh được gợi ra từ phần đọc hiểu trên.
* Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Viết đúng một đoạn văn khoảng 200 chữ; Trình bày rõ ràng, mạch lạc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp; Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.0.25
* Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Những việc thế hệ trẻ Việt Nam cần làm để trở thành công dân toàn cầu. 0.25
* Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. (1.0đ)
Có thể theo hướng sau:
1. Giải thích: Văn hóa ăn mặc của giới trẻ hiện nay.
– Con người có văn hóa luôn kết hợp hài hòa hai yếu tố căn bản gồm: Một là hành vi ứng xử đúng mực, luôn nhã nhặn lịch thiệp, kính trên nhường dưới, biết tôn trọng thuần phong mỹ tục, cổ vũ cái tốt và đấu tranh chống cái xấu, có trách nhiệm công dân; Hai là hành động thiết thực nhằm quảng bá lối sống đẹp, có tri thức cao nhưng phải biết khuếch tán giá trị tri thức với cộng đồng.
– Xã hội ngày càng phát triển, vấn đề ăn mặc càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Thậm chí, nó còn ảnh hưởng đến đông đảo tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhất là giới trẻ. Tuy nhiên, ngày nay, cách ăn mặc của các bạn trẻ ngày càng có nhiều xu hướng đi ngược truyền thống. Điều này đặt ra nhiều vấn đề để chúng ta cần suy ngẫm.
2. Phân tích, bàn luận: Tại sao một bộ phận giới trẻ hiện nay ăn mặc phản cảm ( thiếu văn hóa) khi đến chốn tâm linh như thế nào?
– Một trong những điều cấm kị khi đến những khu vực tâm linh trên toàn thế giới, không chỉ riêng ở Việt Nam đó là phải ăn mặc trang phục nghiêm túc, thể hiện sự thành kính và văn hoá của người đến vãn cảnh chùa, cũng như sự tôn nghiêm của nơi thờ Đức Phật, thần linh.
– Đầu tiên là chủ quan từ nhận thức, hiểu biết và trình độ văn hóa của người trong cuộc. Nhiều bạn trẻ không ý thức được hành vi của mình gây phản cảm, ảnh hưởng cộng đồng. Thứ hai, người trẻ đề cao cái tôi cá nhân quá mức và cho rằng lên chùa là sở thích muốn làm gì cũng được. Họ quên ở chốn tâm linh mọi hành vi phải theo chuẩn mực của văn hóa.
– Nguyên nhân khách quan dẫn đến những hành vi không đẹp một phần là công tác quản lý chưa tốt, đại diện ban tổ chức mới chỉ chú ý nhắc nhở vệ sinh công cộng, giữ gìn an ninh trật tự, mà chưa quan tâm cách ứng xử và trang phục của người đi lễ chùa. Một bộ phận cộng đồng thiếu trách nhiệm, ngại nhắc nhở. Từ đó, nhiều bạn trẻ không nhận ra việc làm sai của mình. Thậm chí, họ còn có cảm giác như được hậu thuẫn của đám đông.
3. Bài học: Vây chúng ta cần phải làm gì và phải ăn mặc như thế nào khi đến chốn tâm linh ?
– Vấn đề không phải chỉ là sự phản ánh phê phán trên truyền thông mà đủ, cũng khó để biết tới khi nào thì mới giáo dục cho hết những ứng xử lời ăn tiếng nói và ăn mặc nơi công cộng, đặc biệt là những nơi cần sự tôn nghiêm như chùa chiền….
– Trong những trường hợp “nhức mắt” như thế, khi thấy những hành động ăn mặc phản cảm, chúng ta cần nhắc nhở nhẹ nhàng, lịch sự. Bạn trẻ nên mặc quần áo dài, kín cổ, không mặc áo ngắn tay, sát nách, quần soóc, váy ngắn.
–Ngoài giáo dục từ nhà trường, gia đình, cơ quan đơn vị về văn hoá ứng xử nơi cộng đồng (ăn mặc, hành vi) thì chỉ có một việc đơn giản nhất là các đình chùa ấy phải có nội qui, sau nội qui là hành động, chẳng hạn như bảo vệ không cho phép những người không có hành vi văn hoá vào đền chùa, vào lễ hội… Đình chùa dứt khoát từ chối những ai không có được tác phong, lễ nghi, ăn mặc đứng đắn vào chốn tôn nghiêm.
-Tựu trung, con người có văn hóa không thể tách rời những tố chất cần thiết của tinh hoa truyền thống dân tộc, đồng thời cần khẳng định rằng trình độ tri thức cao luôn phải gắn liền lối sống nhân văn lương thiện, sống có ích cho gia đình và xã hội.
PHẦN II. LÀM VĂN: (6.0 điểm)
Học sinh có thể có nhiều cách làm bài khác nhau nhưng cần đảm bảo được những yêu cầu sau:
Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Từ cảm nhận về hình tượng Rừng xà nu trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, học sinh bình luận những ý kiến trong đề bài.
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận
* Yêu cầu cụ thể:
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm:
– Nguyễn Trung Thành là nhà văn gắn bó mật thiết với Tây Nguyên. Chính tình yêu và sự hiểu biết sâu sắc mảnh đất này đã giúp nhà văn sáng tạo nên những hình tượng nghệ thuật đặc sắc.
– Truyện ngắn Rừng xà nu được viết vào mùa hè năm 1965 khi đế quốc Mĩ bắt đầu ào ạt đổ quân vào miền Nam nước ta. Cây xà nu là một hình tượng nổi bật và xuyên suốt tác phẩm.
2. Giải thích ý kiến:
– Hình tượng cây xà nu là một loài cây đặc thù, tiêu biểu của miền đất Tây Nguyên. Cây xà nu còn mang ý nghĩa tượng trưng cho phẩm chất và số phận con người Tây Nguyên trong chiến tranh Cách mạng.
– Đây là hai nhận xét khái quát về các khía cạnh khác nhau tạo nên vẻ đẹp hình tượng cây xà nu – một loại cây tiêu biểu cho vẻ đẹp hào hùng, đầy sức sống của thiên nhiên và con người Tây Nguyên.
3. Cảm nhận về hình tượng cây xà nu và bình luận về các ý kiến:
a. Cảm nhận về hình tượng nhân vật cây xà nu:
Cây xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống con người Tây Nguyên.
– Cây xà nu hiện lên trong tác phẩm trước hết như một loài cây đặc thù, tiêu biểu của miền đất Tây Nguyên. Mở đầu và kết thúc tác phẩm cũng bằng hình ảnh của cây xà nu Cây xà nu, rừng xà nu như chính dân làng Xô man, như người dân Tây nguyên trên núi rừng trùng điệp: “đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”.Qua hình tượng cây xà nu, nhà văn đã tạo dựng được một bối cảnh hùng vĩ và hoang dã đậm màu sắc Tây Nguyên cho câu chuyện.
– Cây xà nu gắn bó thân thiết với cuộc sống người dân Tây Nguyên.Cây xà nu gần gũi với đời sống của người dân Xô Man, thấm sâu vào nếp suy nghĩ và cảm xúc của họ, là chứng nhân của những sự kiện quan trọng xảy ra với họ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ trường kì. xà nu là lá chắn để bảo vệ làng Xô man trước đạn pháo của giặc: “Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng”.
– Cây xà nu có sức sống mãnh liệt: “trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy”. Đây là yếu tố cơ bản để xà nu vượt qua giới hạn của sự sống và cái chết. Sự tồn tại ngay trong sự hủy diệt: “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên”
Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận con người Tây Nguyên trong chiến tranh Cách mạng.
– Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đại bác của kẻ thù gợi cho ta nghĩ đến đau thương mà đồng bào ta phải trải qua trong thời kì cách mạng miền Nam bị khủng bố khốc liệt.Trong bom đạn chiến tranh thương tích đầy mình, cây xà nu vẫn hiên ngang vươn lên mạnh mẽ như người dân Tây Nguyên kiên cường bất khuất, không khuất phục trước kẻ thù.
– Cây xà nu rắn rỏi cùng đặc tính “ham ánh sáng” và khí trời của cây xà nu tựa như người Xô man chân thật, mộc mạc, phóng khoáng, yêu cuộc sống tự do.Tượng trưng cho niềm khao khát tự do, lòng tin vào lí tưởng Cách mạng của người dân Tây Nguyên, của đồng bào miền Nam.
– Cây xà nu- rừng xà nu tầng tầng lớp lớp, kế tiếp nhau lớn lên trong bom đạn với một sức sống mãnh liệt không gì ngăn cản nổi gợi cho ta nghĩ đến sự tiếp nối của nhiều thế hệ người Tây Nguyên đứng lên đấu tranh giữ gìn xứ sở và truyền thống cha ông.
– Sự tồn tại kì diệu của rừng xà nu qua những hành động hủy diệt, tàn phá của đạn đại bác thể hiện sự bất khuất, kiên cường, sự vươn lên mạnh mẽ của con người Tây Nguyên, của đồng bào miền Nam trong cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ thù.
3. Bình luận về các ý kiến:
Hai ý kiến nhận xét về hình tượng cây xà nu đều chính xác. Mỗi ý kiến đề cập đến một khía cạnh của hình tượng này, tuy khác nhau nhưng lại có mối liên hệ mật thiết, bổ sung cho nhau để cùng khẳng định vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Tây Nguyên.
4. Đánh giá:
– Nghệ thuật miêu tả cây xà nu: Kết hợp miêu tả bao quát lẫn cụ thể, phối hợp cảm nhận của nhiều giác quan; Miêu tả cây xà nu trong sự so sánh, ứng chiếu với con người. Các hình thức nhân hóa, ẩn dụ, tượng trưng đều được vận dụng nhằm thể hiện sống động vẻ hùng vĩ, khoáng đạt của thiên nhiên, đồng thời gợi nhiều suy tưởng sâu xa về con người, về đời sống.
– Hình tượng cây xà nu tiêu biểu cho vẻ đẹp hào hùng, đầy sức sống của thiên nhiên và con người Tây Nguyên. Hình tượng cây xà nu được nổi bật trong sự hòa quyện nhuần nhuyễn chất thơ và chất sử thi, thể hiện rõ một phong cách văn xuôi vừa say mê, vừa trầm tư, vừa giàu tính tạo hình, vừa giàu sức khái quát của Nguyễn Trung Thành.
Đề bài 4.
Phần I. Đọc-hiểu (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Mồ côi cha mẹ sớm, Tấm phải sống với dì ghẻ và cô em cùng cha khác mẹ tên là Cám. Tấm vất vả, khổ cực, làm việc luôn tay còn Cám thì được cưng chiều, chỉ biết rong chơi.
Một hôm, Tấm và Cám cùng đi hớt tép và ai hớt được nhiều sẽ có yếm đỏ. Cám mải rong chơi, không có tép nên đã lừa trút hết giỏ tép đầy của Tấm. Tấm khóc. Bụt hiện lên bảo xem trong giỏ có gì không. Tấm tìm thấy một con cá bống. Tấm nuôi cá bống, mỗi ngày cho bống ăn cơm. Mẹ con Cám biết được liền lừa Tấm đi xa để ở nhà giết thịt cá bống. Tấm lại khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm tìm xương cá bỏ vào bốn cái lọ đem chôn dưới chân giường.
Ngày hội làng, dì ghẻ trộn gạo lẫn thóc, bắt Tấm phải ở nhà nhặt xong mới được đi xem. Tấm tủi thân ngồi khóc. Bụt hiện lên sai chim sẻ nhặt thóc giúp Tấm rồi bảo Tấm đào bốn cái lọ dưới chân giường lên để láy quần áo đẹp đi xem hội và một cn ngựa để cưỡi.Tấm đi qua cầu, chẳng may đánh rơi một chiếc giày xuống nước, mò mãi không được. Khi ngựa của vua đi qua cứ đứng lại, vua liền sai quân lính xuống mò thì vớt lên một chiếc giày xinh đẹp. Vua truyền lệnh ai ướm vừa sẽ cưới làm vợ. Mọi người thi nhau ướm thử, kể cả mẹ con Cám. Tới lượt Tấm, chiếc giày vừa như in cùng với chiếc giày trong túi Tấm. Tấm trở thành hoàng hậu.
Nhân ngày giỗ bố, Tấm xin phép vua về thăm nhà. Dì ghẻ lập mưu lừa Tấm trèo lên cây hái cau rồi đốn cây giết Tấm để Cám vào cung thay chị. Tấm chết hóa thành chim vàng anh ngày nào cũng ở bên vua. Mẹ con Cám liền giết vàng anh, bỏ lông ra góc vườn. Nơi ấy lại mọc lên hai cây xoan đào. Vua thích hai cây xoan đào, liền mắc võng nằm ngủ. Mẹ con Cám liền chặt hai cây xoan đóng thành khung cửi. Lúc Cám dệt vải, khung cửi kêu tiếng Tấm, Cám sợ hãi, đem đốt khung cửi rồi đổ tro đi thật xa. Nơi ấy lại mọc lên một cây thị xanh tốt nhưng chỉ có duy nhất một quả và ở tít trên cao. Bà cụ đi chợ trông thấy yêu mến quả thị liền bảo thị về ở với bà. Quả thị trên cao rơi vào túi bà. Bà đem quả thị về nhà.Tấm từ trong quả htij chui ra, nấu cơm, nấu nước, dọn dẹp giúp bà cụ. Bà cụ rình bắt được, bà xé vỏ quả thị đi. Từ đó, Tấm sống với bà cụ như hai mẹ con.
Một hôm nhà vua kinh lí đi qua, thấy trầu giống Tấm têm ngày trước liền gọi hỏi. Vua nhận ra Tấm liền rước Tấm về cung. Cám thấy chị đẹp hơn xưa, sinh lòng ghen ghét. Tấm chỉ cho Cám cách làm da trắng. Cám làm theo và chết. Tấm lấy xác Cám làm mắm và gửi đến cho dì . Và dì ăn mắm đó và khen ngon, tuy nhiên khi biết đó là mắm của con mình, thì mẹ Cám cũng chết theo.
(Truyện cổ tích Tấm Cám)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt và phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. (0.5 điểm)
Câu 2: Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện “Tấm Cám” là gì?(0.5 điểm)
Câu 3: Tấm đã mấy lần hóa thân và đó là những gì? (0.5 điểm)
Câu 4: Liệt kê các yếu tố thần kì được sử dụng trong câu truyện. (0.5 điểm)
Câu 5: Anh/chị hãy viết một kết thúc khác cho truyện “Tấm Cám”. (1.0 điểm)
Phần II. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Dựa vào nội dung phần đọc hiểu, hãy viết đoạn( khoảng 200 chữ ) văn bàn về sự ích kỉ và lòng tham của con người trong cuộc sống.
Câu 2(5 điểm). Cảm nhận về bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh.
………………………HẾT………………………
* Hướng dẫn trả lời:
Phần I. Đọc-hiểu
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt và phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
– PTBĐ: Tự sự (0.25 điểm)
– PCNN: Nghệ thuật (0.25 điểm)
Câu 2: Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện “Tấm Cám” là gì? (0.5 điểm)
Mâu thuẫn và xung đột trong truyện cổ tích này trước hết là mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ đại (mâu thuẫn dì ghẻ mâu thuẫn con chồng). Nguyên nhân bắt nguồn từ việc kế thừa tài sản và hưởng những quyền lợi vật chất của các thành viên (con cái) trong gia đình. Truyện cũng thấp thoáng xuất hiện những mâu thuẫn xã hội (về quyền lợi và địa vị) nhưng không phải là chủ đạo. ý nghĩa chung nhất của tác phẩm toát lên từ mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác. Đó là cuộc đấu tranh giữa người lương thiện và những kẻ bất lương.
Câu 3: Tấm đã mấy lần hóa thân và đó là những gì? (0.5điểm)
Tấm đã trải qua ba lần hóa thân, đó là: chim vàng anh, cây xoan đào, cây thị. (0.5 điểm)
Câu 4: Liệt kê các yếu tố thần kì được sử dụng trong câu truyện. (0.5 điểm)
Nhân vật Bụt, xương cá bống và những lần biến hóa của nhân dân chính.
Câu 5: Viết một kết thúc khác cho truyện “Tấm Cám”. (1 điểm)
Tùy cách viết và cách diễn đạt GV sẽ cho điểm phù hợp.
+ Trình bày tốt, diễn đạt lôi cuốn (1.5 điểm).
+ Trình bày khá (1 điểm).
+ Không viết đoạn chỉ liệt kê ( 0 điểm).
Phần II. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1:
– Nêu vấn đề cần nghị luận ( lòng tham và sự ích kỉ) ( 0.25 điểm)
– Giải thích ( 0.25 điểm)
– Nguyên nhân ( 0.25 điểm)
– Hậu quả ( 0.25 điểm)
– Khắc phục ( 0.25 điểm)
– Phê phán ( 0.25 điểm)
– Liên hệ bản thân ( 0.25 điểm)
*Diễn đạt tốt và dẫn chứng phù hợp ( 0.25 điểm)
* Lưu ý: Viết dưới hình thức đoạn văn. Thí sinh viết bài văn thì không tính điểm
Câu 2:
I. Mở bài (1.0 điểm)
– Không gian và thời gian vào buổi hoàng hôn trong Nhật kí trong tù được miêu tả qua một số bài thơ: Hoàng hôn, Chiều tối, Cảnh chiều hôm, Xế chiều… Nhưng trong những bức tranh có phần ảm đạm đó, sinh hoạt của con người, niềm tin yêu lạc quan, vẻ tươi sáng vẫn được thể hiện rõ nét, nhất là trong bài thơ “Chiều tối”.
– Ghi lại bài thơ:
II. Thân bài ( 3 điểm)
1. Khát quát chung:
– Bài thơ lấy cảm hứng trên đường chuyển lao. Trời sắp tối, người tù bị giải đi giữa một miền núi.
– Tấm lòng yêu người, yêu cuộc sống luôn luôn vượt qua những bước gian truân của tác giả để toát lên từ bức tranh Chiều tối này.
2. Phân tích bài thơ:
* Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh một ngày sắp hết:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ”
– Sau một ngày kiếm ăn, chim chiều mỏi mệt, tìm khu rừng cây quen thuộc để ngủ qua đêm. Chim mỏi về rừng báo hiệu ngày tàn, nhường chỗ cho bóng đêm. Nhưng người đi đường vẫn chưa được dừng bước, không rõ đi đến đâu, cũng không biết bao giờ có dược chốn ngủ như những cánh chim kia.
– Một nỗi u hoài man mác dâng lên trong lòng người đi: tình cảnh mất tự do giữa đất khách quê người, cảnh vật gợi vẻ ảm đạm của một buổi chiều tàn
* Bầu trời buổi chiều tối còn vương lại một chút ánh sáng nhạt mờ, vừa đủ cho nhà thơ nhận ra một chòm mây lẻ loi đang lững lờ trôi:
“Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
– Cảnh đẹp như một bức tranh thúy mặc nhưng cũng thật buồn, càng khơi gợi nỗi cô đơn của người đi đường. Hơn nữa, đây còn là một người tù phải cất bước dù đã mỏi mệt suốt một ngày dài.
– Hai câu thơ tả cảnh nhưng thật gợi tình, như kín đáo giãi bày một tâm trạng, một nỗi niềm.
* Nhưng giữa cảnh núi rừng mênh mông trùng điệp đang chìm dần vào bóng tối, nổi bật một đốm lửa hồng soi hình bóng của một cô gái lao động:
“Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng”.
– Bên cạnh con đường miền núi có một xóm nhà nhỏ, có lè thưa thớt. Cảnh thật bình thường, nhưng ngay lúc đó người tù chợt nhìn thấy một hình ảnh gây xúc động mãnh liệt: cô gái nhỏ xay ngô và ánh lửa hồng của lò than. Đó là hình ảnh bình dị về cuộc sống bình thường của người lao động. Sau một ngày làm việc ở ngoài đồng, chắc là rất ất vả, những người nông dân trở về nhà để ăn tối và nghỉ ngơi. Cô gái nhỏ này hẳn là con hoặc em gái trong gia đình, chuẩn bị bữa ăn cho những người sắp trở về. Hình ảnh cô gái nhỏ xay ngô và hình ảnh ngọn lửa xuất hiện trong bóng chiều chập choạng thật đơn sơ, giản dị, nhưng cũng thật đẹp, đáng yêu và ấm lòng.
– Nhận ra những chi tiết của bức tranh đó, nhà thơ thực sự cảm động và thông cảm với cuộc sống của người lao động: nghèo, vất vả, nhưng ấm cúng và lạc quan. Đóng lại bài thơ bằng một từ “hồng” đầy sức nặng, nhà thơ như muốn ấp ủ ngọn lửa hồng ấy trong trái tim mình, vui sướng vì ngọn lửa của cuộc sống bình dị luôn sáng ấm.
* Bài thơ đã kết hợp một cách hài hòa bút pháp cổ điển và hiện đại:
– Cảnh buổi chiều nơi núi rừng bao trùm cả bầu trời, mặt đất, cả thiên nhiên và con người, chỉ được ghi loáng thoáng vài nét đơn sơ: một cánh chim, một chòm mây, một cô gái bên lò than nơi xóm núi. Chỉ đơn sơ vài nét như trong một bài thơ cổ, nhưng ta cảm nhận được cái hồn của cảnh vật, tuy buồn mà vẫn ấm áp, đặc biệt lại có niềm vui bình dị trong bài thơ Chiều tối: nhà ai bên bếp lửa hồng tỏa sáng hình bóng khỏe khoắn của cô gái xay ngô.
3. Nhận xét:
Trong hoàn cảnh bị đày ải trên đường xa, cô độc, mệt mỏi giữa núi rừng nơi đất khách quê người vào lúc chiều tối, tác giả nhìn cảnh vật vẫn cảm thấy ấm áp vui tươi qua ánh lửa hồng rực sáng. Điều đó chứng tỏ mọi vui buồn của Bác đều gắn với vui buồn của con người, hầu như không phụ thuộc vào cảnh ngộ của riêng mình.
III. Kết bài ( 1 điểm)
– Thiên nhiên và con người được miêu tả trong bài thơ bằng vài nét chấm phá: hình ảnh cô em xóm núi xay ngô trở thành trung tâm bức tranh, đẩy lùi nền trời chiều với cánh chim bay mỏi, chòm mây bay chậm.
– Nhưng bài thơ không tả một khung cảnh quạnh hiu mà tả cảnh sống đời thường mang vẻ yên bình, ấm áp.
Đề bài 5:
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu :
Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân.
Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện – ác, chân – giả, chính – tà, đúng – sai…, biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm chủ cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực làm việc này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người.
Xã hội mở ngày nay làm cho không ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm được những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc.
(“Để chạm vào hạnh phúc” – Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012)
Câu 1.(0.5 điểm) Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2.(0.5 điểm) Theo tác giả, năng lực làm người bao gồm những gì?
Câu 3.(1.0 điểm) Anh/ chị hiểu như thế nào về “ nhỏ bé” và “con người lớn” trong đoạn trích trên ?
Câu 4.(1.0 điểm) Anh/ chị có đồng tình với quan điểm : “Xã hội mở ngày nay làm cho không ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 ( 2.0 điểm): Hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích phần Đọc – hiểu : “ Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn”.
Câu 2 ( 5.0 điểm) : Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tình người trong tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân). Từ đó liên hệ đến tình người ở nhân vật thị Nở (Chí Phèo – Nam Cao) để nhận xét giá trị nhân đạo trong hai tác phẩm.
———————– Hết ——————————-
* Hướng dẫn trả lời:
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1. Phương thức bieur đạt chính của văn bản: Nghị luận.
Câu 2. Theo tác giả, năng lực làm người là : có cái đầu phân biệt được thiện – ác, chân – giả, chính – tà, đúng – sai…, biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. 0.5
Câu 3. Cách hiểu về “ nhỏ bé”, và “ con người lớn”:
+ “nhỏ bé” : sống khép kín, tầm thường, thua kém, tẻ nhạt, ích kỉ, …
+“ con người lớn”: là người biết mình là ai, biết khẳng định giá trị của bản thân, có lối sống cao đẹp, có ý nghĩa, biết ước mơ và thực hiện ước mơ…
Câu 4. Hs có thể trả lời quan điểm của mình
+ Nếu theo hướng đồng tình, cần nhấn mạnh : xã hội mở là xã hội tiến bộ, phát triển, tạo điều kiện, cơ hội cho tất cả mọi người, ai cũng có thể khẳng định giá trị của bản thân, có quyền sống có ý nghĩa, có ước mơ và thực hiện ước mơ…
+ Nếu theo hướng phủ định, cần nhấn mạnh : xã hội dù có tiến bộ, phát triển, văn minh đến đâu mà con người vì một điều kiện nào đó không thể, không có khả năng, không chịu hòa nhập thì mãi chỉ là con người “nhỏ bé”.
+ Nếu trả lời theo cả hai hướng vừa đồng tình vừa không đồng tình, cần kết hợp cả hai nội dung trên.
I. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1.
1. Giải thích :
– Lẽ sống phù hợp : là quan niệm sống, thái độ sống, suy nghĩ, cách ứng xử, lối sống đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân, với chuẩn mực đạo đức, yêu cầu của xã hội…
→ Câu nói khẳng định cách thức để con người có được hạnh phúc thực sự là phải có lối sống thật ý nghĩa và sống hết mình với lối sống đó.
2. Bàn luận :
– Trong cuộc sống, lẽ sống của mỗi người là khác nhau, nếu chân chính, phù hợp thì tất cả đều đẹp, đáng trân trọng
– Lẽ sống phù hợp giúp mỗi người xác định được mục đích, việc làm cụ thể.
– Khi có lẽ lẽ sống, con người sẽ có trách nhiệm hơn với bản thân, với gia đình và xã hội…
– Lẽ sống đúng làm cho cuộc sống trở nên có ý nghĩa, nhân văn hơn…
– Muốn vậy, mỗi người phải cố gắng hết sức mình, sống hết mình, cháy hết mình, sẵn sàng cho đi và hiến dâng.
→ Hạnh phúc trọn vẹn không đến từ việc ta chờ đợi nhận được những gì mà từ việc ta làm những gì có ý nghĩa.
(Hs nêu dẫn chứng)
– Thực tế không ít người sống ích kỉ, vụ lợi, tẻ nhạt, vô nghĩa, chạy theo những mục đích cá nhân bằng nhiều cách, coi thường lẽ sống => Cần phê phán
3. Bài học nhận thức và hành động :
+ Cần nhận thấy ý nghĩa quan trọng của việc xây dựng cho mình một lẽ sống đẹp, có ý nghĩa.
+ Mỗi người cần sống hết mình với niềm vui, đam mê khi làm những việc nhỏ cũng như việc lớn.
4. Liên hệ bản thân: Chọn cho mình một lẽ sống phù hợp với lứa tuổi, với nhiệm vụ của một học sinh và cháy hết mình với nó ( học tập, rèn luyện đạo đức…)
Câu 2:
* Yêu cầu chung:
Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học Việt nam hiện đại. Bài viết gồm đủ ba phần mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt…
* Yêu cầu cụ thể:
1. Hình thức:
– Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận. Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
-Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về tình người trong “Vợ nhặt” và liên hệ đến tình người ở nhân vật thị Nở, đề nhận xét giá trị nhân đạo ở cả hai tác phẩm.
2. Triển khai vấn đề cần nghị luận
- Mở bài:
– Kim Lân là một cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Ông đã có nhiều đóng góp cho thể loại truyện ngắn viết về đề tài nông thôn và người nông dân.
– Truyện Vợ nhặt có tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư – tác phẩm được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng còn dở dang và bị mất bản thảo. Hoà bình lập lại (1954), dựa trên một phần cốt truyện cũ, Kim Lân đã viết truyện Vợ nhặt. Tác phẩm được in trong tập Con chó xấu xí (1962).
– “Vợ nhặt” là một truyện ngắn xuất sắc không chỉ của Kim Lân mà còn là một kiệt tác của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Tác phẩm đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp của tình người
– Từ vẻ đẹp tình người trong tác phẩm Vợ nhặt giúp người đọc liên hệ đến tình người ở nhân vật thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Qua đó, thấy được giá trị nhân đạo ở cả hai tác phẩm.
- Phân tích:
Cần phân tích để làm nổi bật những ý sau:
1. Khái quát chung:
* Tràng nhặt được vợ trong hoàn cảnh rất đặc biệt, đó là thời điểm khủng khiếp nhất trong nạn đói năm 1945. Giữa lúc cuộc sống đang tối sầm vì đói khát, nạn đói được ví như một trận đại hồng thủy có sức tàn phá dữ dội. Tất cả làm lên bức tranh nạn đói thê thảm. Trong hoàn cảnh ấy người ta nghĩ đến việc cứu đói là cấp bách còn hạnh phúc chỉ là thứ xa xỉ, vậy mà Tràng lại lấy được vợ lúc này. Hành động ấy đã làm nổi bật tình huống lạ và độc đáo của câu chuyện, thắp lên tình yêu thương giữa người với người.
2. Vẻ đẹp của tình người qua từng nhân vật:
a. Ở nhân vật Tràng:
+ Hào hiệp, thương người khi chia sẻ miếng ăn với người đàn bà xa lạ đang đói khát; khi cưu mang thị dù mình cũng đang khốn khổ.
+ Chu đáo, ân cần khi mua cho chị ta cái thúng con, cùng thị đánh một bữa no nê, mua 2 hào dầu để đánh dấu ngày “nhặt vợ”.
+ Thái độ tình nghĩa và trách nhiệm: xót xa thương cảm khi nhìn vẻ buồn bã của vợ; trân trọng thương yêu mà không hề rẻ rúng; mong muốn “dự phần tu sửa lại căn nhà” nơi Tràng sẽ sống với những người mà anh yêu thương…
b. Nhân vật người “vợ nhặt”:
+ Ban đầu thị theo Tràng chỉ vì vài câu nói đùa, vài bát bánh đúc mong chạy trốn cái đói.
+Thị đã thất vọng khi chứng kiến gia cảnh khốn khó của Tràng nhưng thị vẫn quyết định ở lại ngôi nhà ấy vì thị hiểu mình đã tìm thấy những điều còn quý giá hơn cả miếng ăn, đó là tình người cao đẹp, đó là tấm lòng nhân hậu của những con người sẵn sàng cưu mang, yêu thương thị khi chính họ đang đói khát.
+ Ngày đầu về làm dâu, thị đã có những biến đổi sâu sắc: vẻ chao chát, chỏng lỏn đã thay bằng sự hiền hậu, đúng mực, nhanh nhẹn trong việc làm, ý tứ trong cư xử.
c. Bà cụ Tứ:
Việc con “nhặt vợ” giữa lúc túng đói quay quắt đã khiến bà bất ngờ, ngạc nhiên, nhưng khi đã “hiểu ra bao nhiêu là cơ sự”, trong lòng bà tràn ngập tình thương: thương con, thông cảm với người đàn bà xa lại, trăn trở xót xa về bổn phận làm mẹ. Bữa cơm ngày đói thảm hại và câu chuyện nuôi gà là minh chứng sinh động cho tình yêu thương con đày cảm động của người mẹ.
3. Nghệ thuật:
Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo,cách kể chuyện hấp dẫn,miêu tả tâm lí tinh tế, dựng đối thoại sinh động.
4. Liên hệ đến tình người ở nhân vật thị Nở.
– Nhân vật thị Nở: người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn, ngẩn ngơ, nghèo…
– Hoàn cảnh gặp gỡ Chí Phèo
– Tình người ở thị Nở
+ Là sự cảm thông, chia sẻ, là tình yêu thương, sự chăm sóc ân cần của thị dành cho Chí. Bát cháo hành mà thị tình nguyện nấu cho Chí không chỉ là món ăn, là liều thuốc giải độc mà còn là bát cháo chứa đựng bao yêu thương, hàm chứa hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình mà Chí có được theo cung cách của một tổ ấm…
+Chính sự quan tâm, yêu thương của thị đã đánh thức phần người trong Chí. Từ tỉnh rượu, Chí hoàn toàn tỉnh ngộ với khát vọng hoàn lương mãnh liệt.
5. Đánh giá giá trị nhân đạo.
– Cả hai tác phẩm đều thấm đẫm giá trị nhân đạo: khẳng định sức mạnh của tình yêu thương đồng loại.
– Trong tác phẩm Vợ nhặt, tình người đã giúp con người vượt lên trên nạn đói, chiến thắng nạn đói, sẵn sàng cưu mang, đùm bọc, chở che cho nhau để hướng tới sự sống. Còn trong “Chí Phèo”, Nam Cao đã phát hiện và khẳng định tình người đã cứu vớt, giúp hồi sinh một con người.
Đề bài 6:
Phần I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Mới đây, các giáo sư tâm lí học ở Trường Đại học York và Toronto (Canađa) đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt hơn.
Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu cảm, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại, những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.
Sau khi đã tìm thấy mối quan hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ đọc được nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn.
Đọc một “nội dung sâu sắc” khác với cách đọc “mì ăn liền” của chúng ta khi lượt qua các trang mạng. Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại.
Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay tác phẩm nghệ thuật quý giá. Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng”.
(Trích Đọc sách văn học giúp chúng ta thông minh hơn?, theo http://www.dantri.com.vn, ngày 12/08/2015)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 2. Theo tác giả, những người thường xuyên đọc sách văn học có khả năng gì?
Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy giải thích ý kiến “Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng””.
Câu 4: Từ đoạn trích anh/chị rút ra 02 bài học cho bản thân?
Phần II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Dựa vào đoạn trích phần Đọc hiểu, viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh/chị về ý kiến: Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại.
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh /chị về đoạn văn sau:
“Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái, lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp…”
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập môt, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr. 30)
Từ đó, anh/chị hãy chỉ ra những điểm giống nhau cơ bản với đọạn văn:
“Khi chí Phèo mở mắt thì trời sáng từ lâu.Mặt trời chắc đã lên cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ. Cứ nghe chim ríu rít bên ngoài đủ biết.Nhưng trong cái lều ẩm thấp vẫn mới chỉ hơi lờ mờ. Ở đây người ta thấy chiều lúc xế trưa và gặp đêm khi bên ngoài vẫn sáng.Chưa bao giờ Chí Phèo nhận thấy thế bởi chưa bao giờ hết say.”
(Trích Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.149)
————————Hết————————
*Hướng dẫn trả lời:
Phần I: Đọc hiểu:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
Câu 2: Những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu cảm, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại, những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.
Câu 3: Học viên cần trình bày như sau:
– Nếu không đọc nghiêm túc, tức không “thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học” hoặc “chú tâm đọc một nội dung sâu sắc”, người ta sẽ không thể có “khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ”.
-Việc đọc “mì ăn liền” của chúng ta khi lướt qua các trang mạng” hiện nay gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của chúng ta.
Câu 4: Học viên có thể rút ra bài học cho bản thân, nhưng phải hợp lí, thuyết phục.1.0
Phần II. LÀM VĂN
Câu 1:
* Yêu cầu về hình thức:
-Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ
-Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…
– Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. Học viên có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau: có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 2.0
* Yêu cầu về nội dung: Học viên có thể làm theo hướng sau:
Đồng tình với ý kiến trên:
+ Thói quen đọc sách, nhất là sách văn học, đang bị mai một bởi sự phát triển như vũ bão của các phương tiện nghe nhìn có kết nối mạng internet; thay vì cầm sách, người ta thường đọc trên máy tính, máy tính bảng, điện thoại…
+ Hơn nữa, do nhịp sống hiện đại, người ta có xu hướng đọc những tác phẩm ngắn hoặc đọc lướt nội dung của văn bản để nắm ý chính. Đây là hiện tượng “mì ăn liền”. Cách đọc này không thể giúp người ta có khả năng “thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ”.
Không đồng tình với ý kiến trên:
+ Trên thực tế chúng ta thấy những tác phẩm văn học có giá trị được in thành sách vẫn có sức hấp dẫn lớn đối với nhiều người, thu hút sự chú ý của nhiều độc giả. Harry Potter là một ví dụ.
+ Không phải tất cả mọi người đều quay lưng với văn học, nhiều người vẫn “thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học”.
Vừa đồng tình vừa phản đối ý kiến: Kết hợp hai cách viết trên.
Câu 2: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. 5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.
b. Xác định được vấn đề nghị luận: đoạn văn thể hiện vẻ đẹp nhân vật Tràng sau khi có người Vợ nhặt.0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận
* Về nội dung:
– Thể hiện sự chuyển biến về tâm lí của nhân vật Tràng khi có vợ;
– Góp phần thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm:
+ Đồng cảm với cuộc sống của người dân lao động;
+ Ngợi ca, trân trọng khát vọng sống, khát khao hạnh phúc của những con người đang bên bờ vực thẳm giữa sự sống và cái chết.
+ Bộc lộ niềm tin yêu đối với con người nghèo khổ, bất hạnh…
* Về nghệ thuật:
– Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, chân thực;
– Cách dùng từ ngữ để diễn tả tâm trạng nhân vật, gây sự chú ý với người đọc: êm ái, lửng lơ, ngỡ ngàng…
– Hình ảnh thân thuộc, gần gũi với cuộc sống gia đình (nhà cửa, sân vườn, mấy chiếc quần áo, cái ang nước…)
– Giọng kế tự nhiên, gần gùi..
– Điểm nhìn trần thuật có sự dịch chuyển linh hoạt ( khác với nhân vật bà Cụ Tứ ).
Điểm giống nhau cơ bản giữa hai đoạn văn 0.75
– Về nội dung:
+ Tập trung diễn tả sự chuyển biến về tâm lí của nhân vật;
+ Thể hiện cái nhìn khám phá vẻ đẹp con người, thấm đẫm tinh thần nhân đạo sâu sắc của các nhà văn.
– Về nghệ thuật :
+ Đều là những trích đoạn rút ra từ các tác phẩm thuộc thể loại tự sự;
+ Xây dựng nhân vật gắn với tình huống đặc biệt trong cuộc đời để bộc lộ tâm trạng nhân vật;
+ Diễn tả tâm lí tinh tế, chân thực…