Giá trị nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa lịch sử của Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

gia-tri-noi-dung-nghe-thuat-va-y-nghia-lich-su-cua-binh-ngo-dai-cao-nguyen-trai

Giá trị nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa lịch sử của Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.

– Nguyễn Trãi là một vị anh hùng dân tộc, nhà văn hóa lớn, nhà tư tưởng lớn. Năm 1980, ông được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

– Mùa xuân năm 1428, khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo Bình Ngô đại cáo, bố cáo với toàn dân về thắng lợi của mười năm kháng chiến chống quân Minh xâm lược.

– Bình Ngô đại cáo là bản anh hùng ca, bản tuyên ngôn độc lập vừa có giá trị lịch sử to lớn vừa có giá trị văn chương đặc sắc.

Giá trị nội dung.

– Bình Ngô đại cáo là bản tổng kết về cuộc kháng chiến vĩ đại, nêu cao lòng tự hào, niềm hân hoan vô hạn trước thắng lợi của chính nghĩa, ca ngợi tài năng lãnh đạo và khí phách hào hùng của dân tộc.

– Tư tưởng “lấy dân làm gốc” hòa quyện với tinh thần yêu dân, yêu nước, lí tưởng nhân nghĩa đã trở thành cảm hứng chủ đạo xuyên suốt trong thơ văn Nguyễn Trãi.

– Xuất phát từ tư tưởng trên mà thơ văn Nguyễn Trãi mang tinh thần chiến đấu vì dân, vì nước, vì chính nghĩa.

Bình Ngô đại cáo nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, lòng yêu nước và ý thức tự tôn dân tộc.

Giá trị Nghệ thuật.

– Kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và chất văn chương nghệ thuật. Yếu tố chính luận thể hiện ở kết cấu chặt chẽ của tác phẩm, lập luận sắc bén, lời văn đanh thép, hùng hồn.

– Chất văn chương nghệ thuật lời văn rất giàu cảm xúc, xen lẫn giữa những đoạn thuật lại một cách khách quan, là những đoạn bộc lộ cảm xúc trực tiếp của tác giả. Câu văn rất giàu hình tượng nghệ thuật sinh động tạo ra sức mạnh gợi cảm, gợi tả lớn, vận dụng cả sự hiểu biết của mình về các điển tích điển cố, lịch sử.

– Tác giả vận dụng sáng tạo lối kết cấu chung của thể cáo, lấy tư tưởng nhân nghĩa và độc lập dân tộc làm cơ sở chân lí để triển khai lập luận. Tác giả đã kết hợp tài tình sức mạnh của lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật tạo nên một áng văn bất hủ.

→ Bình Ngô đại cáo là một áng văn chính luận mẫu mực, một bản hùng văn bất hủ.

Ý nghĩa lịch sử.

– Bài cáo chứng tỏ sự phát triển và trưởng thành thêm một bước về ý thức dân tộc, lịch sử, tư tưởng, văn hóa của dân tộc Đại Việt, từ thời Lý đến thời Lê trải qua 5 thế kỉ.

– Bài cáo có ý nghĩa như một bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai của nước ta.

– Bài cáo thể hiện niềm tự hào dân tộc sâu sắc, chủ nghĩa yêu nước và nhân đạo sáng ngời của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa đó.

Kết luận:

Bài cáo có sự kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa yếu tố chính luận sắc bén, yếu tố lịch sử sinh động, yếu tố văn chương truyền cảm, cảm hứng chủ đạo xuyên suốt tác phẩm là cảm hứng anh hùng ca hào hùng sôi nổi, mãnh liệt phản ánh hào khí của cuộc kháng chiến đau thương mà anh dũng để giành thắng lợi đồng thời cũng là một bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Tác phẩm vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn học, không chỉ lưu giữ những sự kiện lịch sử mà còn lưu truyền lòng yêu nước tự hào dân tộc đến các thế hệ người Việt Nam.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.