Làm sáng tỏ ý kiến: “Thị Nở cần cho Chí Phèo như nhà văn cần cho chúng sinh…”
* Gợi ý làm bài:
- Mở bài:
Giới thiệu vấn đề và vấn đề cần nghị luận
- Thân bài:
1.Giải thích:
– Thị Nở cần cho Chí Phèo làm chuyển hóa, thay đổi con người Chí bằng tình người, hành động
– Nhà văn cần cho chúng sinh: thiên chức nhà văn là lắng nghe những đau khổ, bằng tình yêu thương, con mắt của tình thương
⇒ Nội dung của nhận định: Vai trò của nhân vật Thị Nở trong cốt truyện, và đối với nhân vật Chí Phèo. Từ đó thấy được vai trò của những nhà văn chân chính.
2. Chứng minh, làm sáng tỏ vấn đề
* Luận điểm 1: Thị Nở cần cho Chí Phèo
+ Luận chứng 1: Thị Nở là người, đối xử với Chí Phèo là mối quan hệ giữa “người với người”: Nhờ Thị Nở mà Chí Phèo tỉnh dậy, cảm nhận được cuộc sống của một con người: cảm nhận được mặt trời lên cao, nghe tiếng chim ríu rít, tiếng cười nói của những người đi chơ, anh thuyền gõ mái chèo đuổi cá. Chao ôi là buồn!
+ Chí Phèo cảm nhận được sự sống của một con người: lòng mơ hồ buồn, hắn lại nao nao buồn, hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Hắn thấy mình đơn độc đến nửa bên kia của cuộc đời
+ Thị đã đối xử với Chí như một con người: cái thằng liều lĩnh ấy kể ra thì đáng thương, còn gì đáng thương bằng đau ốm mà nằm còng queo một mình. Mình bỏ hắn thì cũng bạc
+ Luận chứng 2: Thị Nở nhìn Chí Phèo bằng đôi mắt tình thương: Thị Nở nhìn hắn, lắc đầu thương hại. Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém người?
+ Luận chứng 3: Thị quan tâm Chí Phèo: Thị Nở dìu hắn vào trong lều, đặt lên chõng, đắp chiếu co hắn rồi ra về…Bát cháo hành của Thị Nở nấu cho Chí Phèo…vừa sáng thị đã chạy đi tìm gạo.
+ Luận chứng 4: Thị Nở từ chối -> chỉ con đường duy nhất – cái chết: Chờ thị lâu hắn lại uống rượu và chửi. Khi bị Thị nở chửi. Chí Phèo: Hắn đuổi theo thị, nắm lấy tay. Thị gạt ra, lại giúi thêm cho một cái -> muốn đập đầu, rạch mặt ăn vạ, đâm chết bà cô Thị Nở. Uống rượu -> Hắn ôm mặt khóc rưng rức -> Cái chết
* Luận điểm 2: Nhà văn như Thị Nở:
– Yêu thương, chia sẻ, đồng cảm trước nỗi đau khổ và bất hạnh, kể nỗi đau của người khác bằng nước mắt của mình.
– Phát hiện ra trân trọng những vẻ đẹp khuất lấp trong tâm hồn, nâng niu phần nhân tính.
– Thực sự là nhà nhân đạo chủ nghĩa, thực hiện được thiên chức nhân đạo hóa con người.
3. Đánh giá, mở rộng:
– Nhận định chỉ ra sứ mệnh – thiên chức của một nhà văn, vừa chạm đến giá trị quan trọng nhất của mọi tác phẩm văn chương – giá trị nhân văn.
– Để làm tròn thiên chức ấy, nhà văn phải luôn trau dồi vốn sống, bồi dưỡng tâm hồn, để có trái tim nhân ái, trái tim mở rộng để dễ rung động trước nỗi đau và cái đẹp của con người.
– Nhà văn phải có bản lĩnh “khác người”, chấp nhận sự cô đơn trong nhìn nhân và kiến giải để có được những tác phẩm có giá trị vượt thời gian.
- Kết bài:
Tổng kết và khẳng định lại vấn đề.