Nghị luận: Cuộc đời đầy những nỗi buồn vì thế phải chăng thiên chức của nhà văn là lắng nghe và làm vơi đi nỗi buồn của con người?

nghi-luan-cuoc-doi-day-nhung-noi-buon-vi-the-phai-chang-thien-chuc-cua-nha-van-la-lang-nghe-va-lam-voi-di-noi-buon-cua-con-nguoi

Nghị luận: “Cuộc đời đầy những nỗi buồn vì thế phải chăng thiên chức của nhà văn là lắng nghe và làm vơi đi nỗi buồn của con người?”

  • Mở bài:

Giới thiệu vấn đề và vấn đề cần nghị luận

  • Thân bài:

1. Giải thích:

–  “Cuộc đời đầy những nỗi buồn”:

+ Đó là hiện thực cuộc đời, là bức tranh chân thực về đời sống của con người với tất cả những mặt đối lập, những mảng sáng và tối.

+ Nỗi buồn cần hiểu theo nghĩa rộng: những bi kịch, khổ đau, bất hạnh của con người. Nếu nói khái quát cuộc đời là niềm vui và nỗi buồn thì nỗi buồn chiếm hơn nửa kiếp người. Nhất là những người lao động – giai cấp cần lao.

– “Thiên chức của nhà văn”:

+ Là trách nhiệm “Trời” giao phó, nhà văn sinh ra là để làm công việc ấy.

+ Thiên chức ấy xuất phát từ “cuộc đời đầy những nỗi buồn”- sứ mệnh của người cầm bút đối với xã hội.

– “Lắng nghe”:

+ Lắng nghe – đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và phản ánh những đau khổ, bi kịch, bất hạnh của con người. Văn chương thực chất là sự đồng cảm, tiếng nói đồng điệu, tri âm.

+ “Văn học là nhân học” – khoa học về con người, khám phá con người ở phương diện tâm hồn, tình cảm, những niềm vui và nỗi buồn. Những buồn đau của con người vì thế trở thành nguồn cảm hứng cho mọi sáng tạo nghệ thuật.

– Không chỉ “lắng nghe” mà quan trọng là “làm vơi đi nỗi buồn của con người”:

+ Con người gặp buồn đau được ai đó lắng nghe, chia sẻ đã phần nào làm vơi…Văn chương vì thế là thứ thuốc xoa dịu nỗi đau.

+ Nhà văn bằng hình tượng văn học để lý giải nguyên nhân của nỗi khổ, đề xuất các giải pháp, lên tiếng bênh vực kẻ bất hạnh, kẻ yếu; đấu tranh chống cái ác, cái phản nhân văn.

Văn học tồn tại là vì con người, văn học không thể thờ ơ, làm ngơ trước những đau thương, mất mát, bi kịch của con người.

2. Chứng minh, làm sáng tỏ nhận định qua tác phẩm văn học:

Dẫn chứng tác phẩm minh họa, thí sinh có thể linh hoạt lựa chọn cho tiêu biểu và phù hợp, đảm bảo các yêu cầu: văn học cổ – kim, đông – tây, văn học Việt Nam và nước ngoài, các thể loại.

  • Dẫn chứng 1: Văn học Trung đại: Truyện Kiều
  • Dẫn chứng 2: Văn học hiện đại: Chí Phèo của Nam Cao
  • Dẫn chứng 3: Những người khốn khổ của Victo Huy-go

3 Đánh giá, mở rộng:

– Để thực hiện được sứ mệnh ấy, nhà văn phải sống gần gũi, sống như nhân dân; phải có tâm hồn rộng mở, tinh tế và nhạy cảm,dễ xúc động trước niềm vui và nỗi đau của con người.

– Nhà văn cần có ý thức trách nhiệm trên mỗi trang viết, phải là những nhà nhân đạo từ trong cốt tủy. Câu hỏi không chỉ đặt ra vấn đề về thiên chức của nhà văn mà đó còn là ý nghĩa sống còn, là sứ mệnh thiêng liêng của văn học.

– Không chỉ nói về nỗi buồn, văn chương phải hướng con người tới niềm vui, truyền cảm hứng cho con người hướng tới tương lai tươi sáng.

– Người đọc cần dùng trái tim để đồng cảm, chia sẻ với nhà văn, cũng là chia sẻ với con người nói chung.

  • Kết bài:

Khẳng định ý nghĩa vấn đề.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.