luyen-noi-ke-chuyen-theo-ngoi-ke-ngu-van-8

Soạn bài: Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp miêu tả và biểu cảm – Ngữ văn 8

Soạn bài: Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp miêu tả và biểu cảm

  • Hướng dẫn bài học:

I. Ôn tập về ngôi kể:

Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào? Tác dụng của ngôi kể này?

Kể theo ngôi thứ nhất là người kể xưng tôi trong câu chuyện.

+ Kể theo ngôi này, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy hoặc trải qua.

+ Kể theo ngôi thứ nhất, người kể có thể bộc lộ trực tiếp những suy nghĩ, tình cảm của chính mình đối với sự vật, sự việc … kể như là người trong cuộc, làm tăng tính chân thật, tính thuyết phục “như là có thật” của câu chuyện.

Thế nào là kể theo ngôi thứ ba? Tác dụng?

Kể theo ngôi thứ ba là người kể tự giấu mình (không xưng tôi). Người kể gọi sự vật bằng tên gọi của chúng, kể như “Người ta kể”

Kể theo ngôi này, người kể chuyện có thể kể một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra đối với nhân vật, sự việc.

Nêu ví dụ về cách kể theo ngôi thứ nhất, thứ ba?

+ Ngôi thứ nhất: “Tôi đưa mắt … cảnh thật” (Tôi đi học – T.Tịnh).

+ Ngôi thứ ba: “Rồi chị túm lấy … lực điền” (Tắt đèn – Ngô Tất Tố).

+ Hoặc một số đoạn văn trong văn bản “Cô bé bán diêm”.

Đoạn văn mẫu (kể chuyện theo ngôi thứ nhất):

“Nắng đã ngã trên lưng đồi, giớ cũng ngừng thổi. Bác Ba kéo sợi dây thừng rồi quấn gọn, bỏ vào trong giỏ, đoạn ra hiệu kêu tôi về. Tôi vẫn còn tiếc chưa bắt được con cun cút bướng bỉnh ấy nên chần chừ chưa muốn rời đi”.

Đoạn văn mẫu (kể chuyện theo ngôi thứ ba):

“Cái chén rớt xuống mặt đất vỡ tan tành. Thằng cu Tý hoảng hồn tái xanh cả mặt. Nó biết nhát định mẹ sẽ biết việc này. Cái Loan cũng chẳng hơn gì. Nó đứng sau gốc cột sợ hãi nhìn những mảnh vỡ nằm ngổn ngang trên mặt đất”.

Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể?

Tùy vào mỗi cốt truyện cụ thể, ở những tình huống cụ thể mà người viết lựa chọn ngôi kể cho phù hợp. Cũng có khi trong một truyện, người viết dùng các ngôi kể khác nhau, để tăng tính sinh động phong phú khi miêu tả sự vật, sự việc và con người.

* Đọc đoạn trích Sgk/110 “Chị Dậu … ra thềm”.

Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?

Ngôi thứ ba.

Xác định yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn trích? Tác dụng?

+ Yếu tố miêu tả: Cảnh tên cai lệ đánh chị Dậu, cảnh chị Dậu liều mạng cự lại; cảnh chị Dậu túm cổ tên cai lệ và vật nhau với người nhà lí trưởng => giúp người đọc hình dung ra quá trình, diễn biến, tình tiết của câu chuyện.

+ Yếu tố biểu cảm: Thể hiện trong các câu đối thoại của chị Dậu với tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Xưng cháu gọi ông, tiếp đến khi bị đánh không chịu đựng nổi chị xưng tôi và khi bị dồn đến bước đường cùng thì chị thay đổi hẳn lời xưng hô, xưng bà và gọi mày => giúp người đọc, nghe thấy được tình yêu thương chồng con mãnh liệt và thái độ căm ghét … tên cai lệ và người nhà lí trưởng của chị.

Muốn kể lại đoạn trích trên theo ngôi thứ nhất thì phải thay đổi những gì?

Từ xưng hô, lời dẫn thoại, chuyển lời thoại thành lời kể, chi tiết miêu tả, lời biểu cảm.

Kể lại đoạn trích trên theo ngôi thứ nhất, tất cả đều dưới cái nhìn của nhân vật tôi.

II. Luyện nói trên lớp:

Hãy kể lại câu chuyện trên theo ngôi thứ nhất?

* Yêu cầu tiết luyện nói:

1. Người nói:

– Nội dung: Đầy đủ, đúng theo yêu cầu của đề.

– Phong cách: Mạnh dạn, bình tĩnh, tự tin, kể chứ không phải đọc.

* Hãy kể lại câu chuyện trên theo ngôi thứ nhất.

“, “Tha này!, Tha này!”. Vừa nói hắn vừa luôn bịch vào ngực tôi mấy bịch rồi lại sấn đến trói cổ chồng tôi.
Lúc ấy, hình như tức quá, không thể chịu được, tôi liều mạng cự lại:
– Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Cai lệ tát vào mặt tôi một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh chồng tôi. Tôi nghiến hai hàm răng:
– Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Rồi tôi túm lấy ta hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của tôi, nên hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, trong khi miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng tôi …
Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh tôi. Nhanh như cắt, tôi đã chớp lấy được gậy của, rồi túm tóc hắn, lẳn cho một cái ngã nhào ra thềm”.

2. Người nghe: Có ý thức lắng nghe, nhận xét theo mẫu sau:

Tên người nói    Nội dung nói      Nhận xét (Nội dung, phong cách)

* Liên hệ giáo dục: Mạnh dạn, bình tĩnh, tự tin trình bày trước tập thể lớp một vấn đề là một kỹ năng tốt, giúp chúng ta rất nhiều trong học tập, trong cuộc sống sau này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang