»» Nội dung bài viết:
“Ngay bây giờ, chúng ta có thể khẳng định rằng cái đẹp trong nghệ thuật cao hơn cái đẹp của tự nhiên” (Hê-ghen)
Qua một số tác phẩm thơ, anh/ chị hãy làm rõ nhận định trên.
Gợi ý làm bài:
* Giải thích:
– “Cái đẹp trong nghệ thuật” là gì?
– “Cái đẹp của tự nhiên” là gì?
⇒ Ý kiến của Hê-ghen muốn khẳng định giá trị thẩm mĩ của nghệ thuật và vai trò sáng tạo của người nghệ sĩ trong hành trình khám phá và sáng tạo cái đẹp.
* Bàn luận và chứng minh:
Cái đẹp trong thơ Nguyễn Du.
– Thơ Nguyễn Du là tiếng nói nhân đạo, bênh vực con người, đề cao khát vọng sống đẹp và mơ ước đến một cuộc sống hạnh phúc. Nghệ thuật thơ Nguyễn Du đạt đến bậc điêu luyện, kì tài hiếm có.
+ Nghệ thuật tả người: Truyện Kiều,… vận dụng bút pháp ước lệ, tượng trưng khi miêu tả bức chân dung Thúy Vân, Thúy Kiều. Đó là hai pho tuyệt sắc chưa từng có ở trên đời. Một vẻ đẹp chỉ có thể ước vọng chứ không thể chiêm ngưỡng hay nắm giữ. Miêu tả Mã Giám Sinh, Tú bà, Hồ Tôn Hiến, ông vận dụng thủ pháp tả chân, phơi bày bộ mặt xấu xa, bỉ ổi, đáng kinh tởm của bọn buôn thịt, bán người, gian xảo, tàn ác.
+ Nghệ thuật tả cảnh: Truyện Kiều, …. vận dụng bút pháp chỉ điểm, chấm phá, tả cảnh ngụ tình độc đáo khiến cho cảnh vật vừa hiện lên đẹp đẽ thần kì lại vừa chứa đựng cái hồn, cái tình của lòng người. Bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du đạt đến trình độ sắc sảo tột bậc.
⇒ Dựa trên hiện thực cuộc sống, nhà thơ kí thác tâm tư, tình cảm vào đó, đưa tất cả vào thi ca, phủ cho nó một lớp màu nghệ thuật khiến cho cái đẹp càng thêm đẹp đẽ.
Cái đẹp trong thơ Nguyễn Khuyến.
+ Thơ Nguyễn Khuyến là thơ của làng cảnh Việt Nam. Mỗi bài thơ là một bức tranh tuyệt đẹp về làng quê, đồng ruộng.
+ Tả cảnh: Thu vịnh, thu điếu, thu ẩm,… Với bút pháp tả chân, cảnh vật hiện lên vừa chân thực như vốn có vừa lung linh cái tình của con người. Cấu trúc cảnh vật hài hòa, được lựa chọn ngẫu nhiên nhưng kĩ lưỡng, đẹp như một bức tranh thủy mặc.
⇒ Cái đẹp của thiên nhiên được khắc họa bằng lớp ngôn từ sóng sánh khiến cho cảnh sắc ấy vừa quen, vừa lạ, vừa thực, lại vừa như không thực, chỉ có thể có trong nghệ thuật nhưng lại hết sứ gần gũi. Nghệ thuật đã nâng vẻ đẹp của thiên nhiên lên một bậc.
Cái đẹp trong thơ Hồ Xuân Hương.
– Tiếng thơ của Hồ Xuân Hương là tiếng thơ của một người phụ nữ tài tình, sắc sảo, phóng khoáng, mạnh mẽ. Đề tài chủ yếu là cảnh, vật và người phụ nữ.
+ Tả cảnh: Động Hương Tích; Đá Ông Chồng, Bà Chồng… tả cảnh đẹp của tự nhiên, gợi liên tưởng độc đáo thú vị cho người đọc.
+ Tả vật: Vịnh tranh tố nữ, tái hiện vẻ đẹp của bức tranh, giúp người đọc thấy xót xa cho cái đẹp mỏng manh trước sự vô tình của cuộc đời…
+ Người phụ nữ: Thiếu nữ ngủ ngày, Mời trầu, Bánh trôi nước, chùm thơ Tự tình, …ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của người phụ nữ. Giúp độc giả biết yêu mến, trân trọng, nâng niu vẻ đẹp của người phụ nữ; biết lên án, căm hờn cái xấu, cái ác tước đoạt, chà đạp vẻ đẹp của người phụ nữ…
⇒ Nghệ thuật có chất liệu từ hiện thực chứ không phải là sự sao chép hiện thực; kết hợp hài hòa giữa nội dung tư tưởng và hình thức biểu hiện để tạo ra những vẻ đẹp mới cho tác phẩm, cho hiện thực được nói tới.