nghi-luan-tho-hay-la-hay-ca-hon-lan-xac-hay-ca-bai-xuan-dieu-hay-lam-ro-y-kien-tren

Nghị luận: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài (Xuân Diệu). Bằng sự trải nghiệm của em về một bài thơ hay đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9, em hãy làm rõ nhận định trên.

Nghị luận: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài” (Xuân Diệu).

Bằng sự trải nghiệm của em về một bài thơ hay đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9, em hãy làm rõ nhận định trên.


* Gợi ý làm bài:

1. Giải thích:

“Hồn” của thơ là nội dung, cảm xúc, tư tưởng mà nhà thơ gửi gắm. “Xác” của thơ lại chính là hình thức nghệ thuật. Theo nhà thơ Xuân Diệu: Một bài thơ hay phải có giá trị về nội dung tư tưởng, đi từ cảm xúc của nhà thơ rồi chạm đến trái tim bạn đọc; đồng thơi nội dung tư tưởng ấy phải được chuyển tải bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo.

2. Bàn luận – Chứng minh:

Sang thu là bài thơ có bình thức nghệ thuật độc đáo: Nhà thơ chọn thể thơ tự do năm chữ, vần nhịp phù hợp với giọng điệu tâm tình. Mỗi dòng thơ tựa như một cánh hoa dịu dàng, e ấp bung nở giữa trời thu mênh mang để rồi quyến rũ người đọc lần theo từng câu thơ. Thi liệu, ngôn ngữ thơ được chọn lựa, chắt lọc tinh tế với những từ ngữ, những hình ảnh giản dị, gần gũi với chốn quê mà gợi nhiều cảm xúc: hương ổi, sương thu, dòng sông, cánh chim… gợi được sự liên tưởng nhiều chiều nơi bạn đọc. Dấu ấn phong cách nghệ thuật của nhà thơ Hữu Thỉnh thể hiện trong từng dòng thơ: hồn thơ nhẹ nhàng, tứ thơ sâu sắc, chiều sâu triết lí.

Cái hồn của Sang thu đem đến cho người đọc những rung cảm nhẹ nhàng trước vẻ đep thiên nhiên trong phút giao mùa: Khoảnh khắc không gian giao mùa từ hạ sang thu được gợi tả khẽ khàng. Người đọc cùng đồng điệu với cảm xúc của tác giả: bâng khuâng ngỡ ngàng trước tín hiệu thu sang, say sưa ngây ngất trước đất tròi vào thu, suy tư về cuộc đòi và con người. Hơn thế, bài thơ gửi gắm triết lí về cuộc đời sâu sắc, cảm động: Hãy sống và trải nghiệm, ta sẽ vững vàng hơn trước những biến cố của cuộc đời.

Cả bài thơ là một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo, “hay cả bài”. Hình thức và nội dung của bài thơ có sự hài hòa, hai yếu tố này nâng đỡ nhau khiến toàn bài thơ có vẻ đẹp trọn vẹn. Nói như nhà phê bình văn học Nguyễn Đình Thi: “Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh là một bài thơ như thế.

3. Đánh giá, mở rộng vấn đề bàn luận:

Để có được bài thơ “hay cả hồn lẫn xác”, người nghệ sĩ phải lao động sáng tạo không ngừng và phải có cái tâm trong sáng tác nghệ thuật. Hữu Thỉnh là nhà thơ tài hoa và nhân cách đáng trân trọng.

Từ sự trải nghiệm bài thơ Sang thu, chúng ta nhận ra rằng để có được một bài thơ hay dâng cho đời, người nghệ sĩ không chỉ có tâm hồn nhạy cảm, giàu cảm xúc, biết lắng nghe mọi biến chuyển khẽ khàng của thiên nhiên mà còn phải cần mẫn thâm canh trên cánh đồng chữ nghĩa để dâng cho đời những hông hoa nghệ thuật.

Chứng minh nhận định: Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang