Nghị luận về ý chí vượt qua tật nguyền của bản thân vươn tới cuộc sống ý nghĩa

nghi-luan-y-chi-vuot-qua-ban-than

Trong tiểu đội nọ có một người lính bị tật ở chân. Anh trở thành mục tiêu chọc ghẹo của đồng đội. Chẳng cần nói nhiều, anh chỉ buông một câu: “Tôi ở đây để chiến đấu chứ có phải để thi chạy đâu”.

Qua ý nghĩa câu chuyên trên, hãy suy nghĩ về ý chí và nghị lực của bản thân mình trước kì thi tuyển sinh sắp tới.


  • Mở bài:

Câu chuyện cho ta bài học hữu ích trong cuộc sống. Tật nguyền không phải là rào cản quan trọng của sự thành công. Một khi vượt qua mặc cảm, có thái độ sống tích cực, người khuyết tật có thể đạt được thành công như bất kì người bình thường nào khác. Không nên mặc cảm tự ti về bản thân mà hãy hướng về mục tiêu và không ngừng vươn tới.

  • Thân bài:

Nghị lực là thứ tất yếu giúp con người vượt lên mọi khó khăn và tiến đến thành công trong cuộc sống. Sống có nghị lực mặc cho những thư khiến khuyết mà bản thân không có. Và đứng trước kì thi tuyển sinh học sinh luôn căng thẳng cần sự nghị lực, vươn lên làm hành trang cho bản thân.

Đứng trước một kì thi đánh giá học lực quan trọng như thế thì sự cố gắng và vươn lên là không thể thiếu. Nghị lực là sự cố gắng trong một kì hạn dài mà kì hạn này là dựa ý chí của con người và thái độ. Đối với học sinh sự cố gắng và phấn đấu trong học tập là nghị lực.

Để bản thân mình tự tin ra thi, trước tiên là phải mang theo hành trang kiến thức và nghị lực bản thân mình. Và sự cố gắng, vươn lên là thứ thiết yếu quan trọng trong những hành trang mà học sinh cần có để sẵn sàng tham gia kì thi. Muốn đạt điểm cao và đạt được nguyện vọng bản thân mong muốn thì cần hơn hết là ý thức và ý muốn của bản thân.

Kì thi tuyển sinh là kì thi chỉ diễn ra một lần duy nhất. Vì vậy đây là thử thách rất khắc nghiệt. Nắm bắt cơ hội và chủ động với kiến thức của bản thân mình cũng là một biểu hiện của tính nghị lực. Đối với học sinh, việc vươn lên trong học tập và tích lũy các kinh nghiệm cho bản thân để “chiến đấu” cho kì thi sắp tới là việc nên làm.

Nghị lực trong cuộc sống sẽ giúp cho chúng ta thành công và có kết quả như mong muốn. Đặc biệt là trong kì thi tuyển sinh quan trọng như thế này. Mỗi học sinh phải cố gắng và chuẩn bị thật kĩ lưỡng. Dù là những lần trước thất bại nhưng vẫn luôn phải giữ một thái độ lạc quan và và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Và đức tính nghị lực sẽ giúp học sinh thật sự cố gắng và lấp đầy những lỗ hỏng kiến thức.

Đối với học sinh, nghị lực là đức tín cần có vào thời điểm này. Học sinh phải tự giác học hỏi, tìm kiếm và ghi nhớ những kinh nghiệm để làm hành trang cho bản thân thi ra kì thi mang tính quốc gia như thế. Nghị lực sẽ thúc đẩy học sinh càng lạc quan và thực hiện tốt hơn bao giờ. Nếu tinh thần luôn có sự cố gắng vươn lên thì con đường thành công đang tiến gần.

Khi có một vấn đề kiến thức nào khó hiểu thì việc tìm tòi và học hỏi người khác là điều tất yếu. Việc đi tìm tòi ấy là đang lấp đầy những lỗ hỏng kiến thức. Đấy là ý thức chủ động và vươn lên trong học. Là nghị lực để thành công và đạt được ba nguyện vọng. Cơ hội thì có hạn. Vì vậy, nắm bắt nó là trách nhiệm của mỗi học sinh. Biết tìm kiếm và học hỏi bằng mọi hình thức là việc làm cho sự nghị lực về kiến thức. Biết vươn lên và có nghị lực để bản thân được trao dồi những cái đã biết lần chưa biết là điều quý giá và quan trọng cho lúc này.

Đế có được kết quả tốt hay là để bản thân tự đánh giá năng lực thì số điểm là công cụ duy nhất cho công việc này. Muốn có số điểm tốt thì phải có cố gắng hay nói đúng hơn là có nghị lực trong quá trình đi tìm tri thức. Phải cố gắng, phải tạo nghị lực và động viên bản thân để  thật sự thành công và biến mọi việc có được kết quả như bản thân mong muốn.

Vậy lợi ích của nghị lực là giúp chúng ta vượt qua khó khăn và thử thách để tiếm đến thành công trước mắt hay trong tương lai. Đối với học sinh, nghị lực trong học tập là điều tất yếu mà mỗi học sinh cần phải có. Đặc biệt cho kì tuyển sinh sắp tới sự cố gắng và vươn lên phải gấp mấy lần so với bình thường. Những bài tập phải làm nhuần nhuyễn, những khổ thơ phải thuộc nằm lòng,… Tất cả đều phải nhờ ý chí nghị lực của bản thân.

Stephen Hawking – nhà bác học của cuối cùng của toàn nhân loại là ngọn đèn sáng bất diệt về nghị lực vươn lên soi sáng chúng ta bước tới. Stephen với thái độ lạc quan và nhờ vào đức tính nghị lực của mình giúp ông làm được những việc phi thường dù cơ thể bị tàn tật. Stephen đã cống hiến cho toàn nhân loại ở hiện tại và tương lai nhiều phát minh vĩ đại. Bằng chính nghị lực, kiên cường và tinh thần lạc quan ngài Stephen đã sống và làm đẹp cho cuộc đời như cách ông muốn.

Nghị lực trong cuộc sống sẽ giúp ta lạc quan hơn và có cuộc sống tốt đẹp mà bản thân hằng mong muốn. Tinh thần lạc quan và lòng nghị lực cầu tiến luôn có ở trong mỗi còn người và trong mọi lúc. Lúc nhỏ, có nghị lực để tập đi , tập bò rồi tập nói. Lớn lên có nghị lực để bản thân tiến xa hơn, đi xa hơn trong học và cố gắng lấp đầy đi những lỗ hỏng kiến thức.

Rod Carr – hiệu trưởng của trường đại học danh tiếng Canterbury. Ông là được xem như là một hiện tượng của nhân tài trong nên giáo dục thế giới. Với một thân thể không lành lặn như bao người nhưng ông Rod đã vượt lên số phận của bản thân và trân quý sự sống cho những việc mà ông nghĩ có thể làm và ươm mầm, tìm tòi cho những thứ mà ông chưa từng biết. Ước muốn theo đuổi những gì không thật và có thật của ông Rod Carr đã truyền cảm hứng cho biết bao nhiêu con người.

Nghị lực sống mạnh mẽ và cố gắng theo đuổi đam mê và ước khi bản thân còn có thể đã truyền cảm hứng cho mọi học sinh. Một nguồn cảm hứng sâu sắc và giàu tinh thần nghị lực vươn lên. Đối với một kì thi quan trọng như thi tuyển sinh thì tinh thần cố gắng và giàu nghị lực để vươn lên là không thể thiếu. Phải cố gắng với những gì mà khả năng mình có thể làm và cố gắng vươn lên để đạt được thành công, thành tựu nổi bật chl bản thân. Đấy là một kì thi, là cột mốc thời gian đánh dấu sự nghị lực của cả 9 năm liền học tập miệt mài. Vì vậy, phải cố gắng và vươn lên với khả năng của chính bản thân.

Bên cạnh đó, có rất nhiều con người không có nghị lực và chỉ biết lười biếng. Họ thành công và nhờ vào sự nỗ lực , vươn lên của người khác. Trước kì thi, họ không hề quan tâm đến bất cứ điều gì. Dẫu kết quả nào đến, hậu quả nào xảy ra cũng không khiến họ lo lắng. Con đường đi đến thành công của họ thật dễ dàng. Đôi chân của họ là nhờ vả người đặt chân của họ đến đích điểm của thành công và vinh quang.

Trong kì thi tuyển sinh cũng thế, các thầy cô giám thị đã tìm và phạt rất nhiều học sinh vi phạm nội quy. Có người sao chép một , có người thì sao chép mười. Vì vậy , lỡ một lần sai lầm thì học đã làm đánh mất đi cơ hội của họ ,cho tương lai của họ. Bởi tinh thần không nghị lực và không biết vươn lên trong kì thi lần này cứ lười biếng và không biết cố gắng.

Đối với thế hệ học sinh chúng em nhất là ở năm học lớp 9 thì không thể nào thiếu tinh thần nghị lực. Kì thi quan trọng như thế thì chúng em phải luôn lạc quan và cố gắng thật nhiều. Mỗi một nguyện vọng là một cơ hội , chúng em phải luôn nắm bắt trọn hết ba cơ hội được cho trong tầm tay. Muốn thực hiện ước mở đậu vào các trường học thì điều quan trọng nhất cho tụi em ngay lúc này.

  • Kết bài:

Thực sự có nghị lực sẽ giúp mỗi một con người có được thành công như ý họ muốn. Muốn thực hiện và đạt được nguyện vọng vào trường cấp ba mà bản thân mong muốn. Hãy cứ mơ ước và tạo mục tiêu cho bản thân. Chính nghị lực với ước mới của mình sẽ chắp cánh cho nó bay cao hơn và xa hơn.

Nghị luận “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” – Đặng Thùy Trâm

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Suy nghĩ về ý nghĩa câu tục ngữ "Có chí thì nên" - Nghị luận lớp 7 - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.