Ôn tập kiểm tra giữa học kỳ 2, Ngữ văn 8

on-tap-kiem-tra-giua-hoc-ky-2-ngu-van-8

Ôn tập kiểm tra giữa học kỳ 2, Ngữ văn 8

ĐỀ BÀI 1:

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nhưng không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ … rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.

  1. Nêu nội dung của văn bản trên.
  2. Xác định và nêu chức năng của một câu nghi vấn có trong văn bản.
  3. Em hiểu gì về câu nói của Nguyễn Du: Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”.
  4. Từ ý nghĩa của văn bản, em rút ra được bài học gì cho bản thân (trình bày từ 12 đến 14 dòng).

Bài làm:

a. Nội dung: Ngày nay, trước sự phát triển của các thiết bị công nghệ nghe nhìn, việc đọc sách của con người ngày càng ít đi. Sự quan tâm của con người đối với sách cũng ngày càng suy giảm.

b. Câu phủ định: “Sách in nhiều nhưng không bán được…”

→ Chức năng: Phủ định miêu tả.

c. Ý nghĩa câu nói: Sách tuy nhiều nhưng dù đọc bao nhiêu cũng không thể hiểu hết và nắm bắt hết kiến thức của nhân loại.

d. Bài học: Nên hạn chế sử dung điện thoại, xem ti vi, tập trung đọc sách mỗi ngày.

Đoạn văn: Sách vở chứa đựng tri thức của nhân loại, là trí khôn của loài người. Đọc sách là tiếp nhận cái tri thức, trí khôn ấy. Nếu không đọc sách, chúng ta sẽ không thể có kiến thức, hiểu biết, không thể có kỹ năng làm việc và càng không thể sáng tạo. Có thể nói, toàn bộ hoạt sống của con người, phần lớn là do đọc sách mà có. Nếu không đọc sách, con người không thể biết đại dương bao la, sa mạc kho cằn, rừng rậm huyền bí và những trang lịch sử của nhận loại từ hàng nghìn về trước. Nếu không đọc sách, con người trên khắp thế giới không thể hiểu biết và yêu thương lẫn nhau. Chỉ khi đọc sách, bạn mới có thể hiểu chính mình. Điện thoại, tivi tuy hay nhưng không thể giúp ích được gì trong việc phát triển trí tưởng tượng của con người. Bởi thế, hãy chăm chỉ và kiên trì đọc sách thay vì để tâm vào những thông tin vô bổ từ các mạng xã hội.


ĐỀ BÀI 2:

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Bạn nào tuổi teen cũng thấy mình khổ hơn người khác. Các bạn luôn phóng to những điểm thiệt thòi của mình lên và thu nhỏ phần vất vả của người khác lại. Đồng thời, các bạn luôn cảm thấy oan ức, bất công và nghĩ rằng cuộc đời này đối xử với mình tệ hơn rất nhiều những gì mình hy vọng (…).

Rất tiếc, thưa các bạn teen, các bạn đang hiểu nhầm nghiêm trọng. Ai cũng phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ và ai cũng phải chịu hoặc từng chịu bất công. Vì thế, đừng bi kịch hóa cuộc đời của mình, điều đó không giúp ích gì cho các bạn cả. Ngoài ra, những lỗi lầm gây ra thường do chính bản thân mình, nên đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay người khác.

  1. Nêu nội dung của văn bản trên.
  2. Xác định kiểu câu và nêu chức năng của câu: “Vì thế, đừng bi kịch hóa cuộc đời của mình, điều đó không giúp gì cho các bạn cả”.
  3. Em hiểu gì về câu nói: những lỗi lầm gây ra thường do chính bản thân mình, nên đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay người khác.
  4. Từ ý nghĩa của văn bản, em rút ra được bài học gì cho bản thân (trình bày từ 12 đến 14 dòng)

Bài làm:

a. Nội dung: Những suy nghĩ sai lầm của tuổi ten và lời khuyên: biết nhận ra sai lầm và không ngừng sửa đổi bản thân, không bao giờ đổ lỗi cho người khác.

b. Kiểu câu: Câu cầu khiến.

→ Chức năng: Khuyên bảo.

c. Ý nghĩa: Biết dũng cảm nhận lỗi khi gây ra lỗi lầm, không đổ thừa cho hoàn cảnh hoặc người khác.

d. Bài học: Tuổi teen thường dễ mắc sai lầm. Điều quan trọng đó là biết nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm để trưởng thành.

Đoạn văn: Ai cũng đã từng trải qua thời tuổi teen nông nổi nhưng nhiều sai lầm. Thế nhưng, đừng dựa vào cớ là tuổi teen mà tiếp tục sai lầm nhiều hơn. Trách nhiệm của chúng ta là nhận rõ và sữa chữa những sai lầm ấy, không ngừng hoàn thiện bản thân mình. Việc học tập và rèn luyện tuy vất vả, gian nan nhưng rất cần thiết cho sự phát triển và thành công của mỗi người. Đừng bao giờ than vẫn khi học tập vì không ai có thể thay bạn làm điều đó. Học tập có chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào. Có rất nhiều con đường để đi đến thành công nhưng học tập vẫn là con đường quan trong nhất. Có học tập, con người mới biết sức mạnh của tri thức và có thể tạo dựng được một cuộc sống hanh phúc, sống một cuộc đời có ý nghĩa.


ĐỀ BÀI 3:

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Chiếc smartphone đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn. Nhưng càng kết nối, càng online, thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn. Chỗ này một cái like, chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp. Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. Đêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend dần dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái news feed để hòng tìm một status bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ, để làm tê liệt cảm giác trống rỗng. Hãy nghĩ lại xem, bạn đang làm gì với chiếc smartphone bạn đang cầm ở trên tay.

  1.  Nêu nội dung của văn bản trên.
  2. Xác định và nêu chức năng của một câu cầu khiến có trong văn bản.
  3. Em hiểu gì về câu “càng kết nối, càng online, thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn”.
  4. Từ ý nghĩa của văn bản, em rút ra được bài học gì cho bản thân (trình bày từ 12 đến 14 dòng)

Bài làm:

a. Nội dung: Càng lao vào các mạng xã hội, con người càng cảm thấy cô đơn và hụt hẫng, càng trở nên xa cách với mọi người ngay trong cuộc sống rộn rã, đông vui của chính mình.

b. Câu cầu khiến: “Hãy nghĩ lại xem, bạn đang làm gì với chiếc smartphone bạn đang cầm ở trên tay”.

→ Chức năng: yêu cầu.

c. Ý nghĩa: Cuộc sống ảo khiến chúng rơi vào cảm giác cô đơn đáng sợ, càng kết nối, càng online càng cô đơn hơn.

d. Bài học: Chiếc smartphone và mạng xã hội tuy mang lại nhiều tiện nghi cho đời sống con người nhưng cũng khiến con người ngày càng cô đơn, tách biệt với mọi người.

Đoạn văn: Chiếc smartphone và mạng xã hội tuy mang lại nhiều tiện nghi cho đời sống con người nhưng cũng khiến con người ngày càng trở nên cô đơn và tách biệt với mọi người. Ngoài chức năng nghe gọi thông thường, có điện thoại thông minh trong tay, con người có thể kết nối bản thân với cả thế giới rộng lớn qua các ứng dụng. Điện thoại giúp ta truy cập internet để tìm kiếm dữ liệu, hình ảnh phục vụ cho học tập, công việc và đời sống. Nhiều người sử dụng điện thoại thông minh để đặt hàng online, thanh toán trực tuyến hết sức tiện lợi và nhanh chóng. Thế nhưng, điện thoại cũng đem lại những phiền toái và tác hại lớn đối với sức khỏe, tinh thần và nhân cách của người sử dụng. Tương tác với màn hình trong một thời gian dài sẽ khiến mắt bị tổn thương và giảm thị lực, tinh thần thiếu tập trung, sức khỏe cũng suy giảm. Quen với việc tương tác online, chúng ta sẽ ngày càng vô cảm và xa cách hơn. Chưa nói đến việc người kết nối mạng xã hội dễ bị người khác lừa gạt, đe dọa. Một chiếc smartphone vừa hết sức cần thiết hay mang đến nhiều rủi ro, phần lớn là ở người sử dụng quyết định.


ĐỀ BÀI 4:

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

VẾT NỨT VÀ CON KIẾN

Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.

Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Những không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.                                                       

Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!

  1. Nêu nội dung của văn bản trên.
  2. Xác định kiểu câu và nêu chức năng của câu: “Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá”.
  3. Theo văn bản, trước khó khăn (vết nứt), con kiến đã làm gì?
  4. Từ ý nghĩa của văn bản, em rút ra được bài học gì cho bản thân (trình bày từ 12 đến 14 dòng)

Bài làm:

a. Nội dung: Bằng giải pháp thông minh, con kiến đã vượt qua được vết nứt. Hình ảnh đó khiến chúng ta học được một bài học sâu sắc: biến trở ngại thành cơ hội

b. Kiểu câu: câu trần thuật.

→ Chức năng: Kể.

c. Trước khó khăn, con kiến đã không bỏ cuộc mà kiên trì tìm cách vượt qua.

d. Bài học: Không bao giờ bỏ cuộc trước khó khăn, trở ngại.

Đoạn văn: Cuộc sống không bao giờ dễ dàng với bất kì ai. Muốn vượt qua trở ngại đi đến thành công thì chúng ta phải không ngùng nỗ lực, phải luôn rèn luyện ý chí vượt khó, nghị lực kiên cường để đương đầu với sóng gió, không bao giờ bỏ cuộc hay đầu hàng. Nếu trước khó khăn mà đã vội bỏ cuộc hoặc rẽ hướng thì chúng ta không bao giờ đạt được mục đích mà mình mà mong muốn. Chỉ cần có ước mơ đủ lớn, ý chí sẽ đưa bạn đến thành công. Tuy nhiên, cũng cần phải biết lượng sức mình chứ không nên cố chấp một cách mù quáng để tránh những thất bại và tổn thương không đáng có. Yếu tố làm nên mọi thành công không phải là trí thông minh, sự quả cảm, ý chí không bỏ cuộc mà chính là sự vận dụng hài hòa các năng lực trong sử lí công việc và trong đời sống. Thấu hiểu và không ngừng hoàn thiện bản thân sẽ giúp bạn tự tin tiến lên phía trước, sẵn sàng đương đầu, vượt qua khó khăn, trở ngại.


ĐỀ BÀI 5:

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Rất nhiều người đều đã từng xem múa rối. Mỗi con rối đóng một vai trò khác nhau, gương mặt biểu cảm, cử chỉ sống động như thật. Nếu nhìn kỹ sẽ thấy những con rối bị những sợi dây mảnh điều khiển. Mỗi biểu cảm, mỗi động tác của nó đều bị đôi tay mà chúng ta không nhìn thấy khống chế. Trên sân khấu cuộc đời, chẳng phải rất nhiều người cũng giống chúng sao? Chúng ta không biết mình đang làm những gì, không biết vì sao làm như vậy, nhưng không dừng lại được, giống như để mặc cho đôi tay vô hình sắp đặt. Tôi nghĩ trong lòng mỗi người chúng ta đều có bóng dáng lý tưởng của mình, nhưng tại sao chúng ta cứ làm những chuyện không thể khiến bản thân vui vẻ, bản thân không muốn làm nhưng lại không thể không làm? Bạn biết vì sao không? Bạn đã từng hỏi vì sao mình lại làm như vậy không?

  1.  Nêu nội dung của văn bản trên.
  2. Xác định kiểu câu và nêu chức năng của câu: “Chúng ta không biết mình đang làm những gì, không biết vì sao làm như vậy, nhưng không dừng lại được, giống như để mặc cho đôi tay vô hình sắp đặt”.
  3. Từ ý nghĩa câu nói: “Tôi nghĩ trong lòng mỗi người chúng ta đều có bóng dáng lý tưởng của mình…”, em hãy nêu lên lý tưởng sống của mình.
  4. Từ ý nghĩa của văn bản, em rút ra được bài học gì cho bản thân (trình bày từ 12 đến 14 dòng)

Bài làm:

a. Nội dung: Cuộc sống của mỗi con người cũng giống như con rối trên sân khấu. Bởi thế, để có thể làm chủ cuộc sống của mình, bạn phải có lý tưởng sống đúng đắn, cao đẹp.

b. Kiểu câu: Phủ định.

→ Chức năng: Phủ định miêu tả.

c. Lý tưởng sống của bản thân: say mê học tập, rèn luyện để mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.

d. Bài học: Hãy chăm chỉ học tập để có thể làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống và tương lai của mình.

Đoạn văn: Có người từng nói: Nếu bạn không cố gắng làm chủ cuộc đời mình thì sẽ có người khác thay bạn làm chủ nó. Sống là một hành trình gian nan, đầy chông gai, thử thách. Bằng học tập, con người từng bước nâng cao hiểu biết, rèn luyện kỹ năng và chiến thắng hoàn cảnh. Khi đó, con người có thể hoàn toàn tự làm chủ mình và cuộc sống của mình chứ không phụ thuộc vào bất kì ai. Sống là chính mình, chúng ta mới có thể cảm nhận hết ý nghĩa của cuộc sống và sống một cuộc đời đầy ý nghĩa. Đừng bao giờ cho phép người khác can thiệp vào hay quyết định cuộc sống và tương lai của mình. Bạn hãy hãy tự mình làm điều đó bằng cách không ngừng học tập, rèn luyện, làm việc và xây dựng cuộc sống của riêng mình. Tương lai phụ thuộc vào nhiều thứ nhưng phần lớn là phụ thuộc vào chính bản thân của mỗi chúng ta.

LÀM VĂN

CHỦ ĐỀ HỌC TẬP.

ĐỀ BÀI 1: Vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của học tập đối với con người.

Dàn bài:

  • Mở bài:

– Khái quát ý nghĩa của việc học đối với mỗi con người:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  • Thân bài:

1. Giải thích:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

2. Vai trò, ý nghĩa, tầm quan trong của học tập:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  • Kết bài:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

CHỦ ĐỀ: SÁCH VÀ VIỆC ĐỌC SÁCH.

ĐỀ BÀI 1: Vai trò của sách.

  • Mở bài:

– Khái quát  vai trò của sách đối với đời sống con người:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  • Thân bài:

1. Giải thích:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

2. Vai trò, ý nghĩa, tầm quan trong của sách:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  • Kết bài:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

ĐỀ BÀI 2: Vai trò của việc đọc sách.

  • Mở bài:

– Khái quát  vai trò của việc đọc sách đối với đời sống con người:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  • Thân bài:

1. Giải thích:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

2. Vai trò, ý nghĩa, tầm quan trong của việc đọc sách:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  • Kết bài:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………


THAM KHẢO.

Đề bài 1:

Chứng minh: Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc (Ngạn ngữ).

  • Mở bài:

– Học tập là quá trình có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người bởi Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc (Ngạn ngữ Gruzia).

– Trong quá trình học tập, mỗi học sinh phải ý thức được mục đích của quá trình học tập đó.

  • Thân bài:

1. Giải thích:

“Hạt giống”: Theo nghĩa đen, hạt giống là yếu tố dung để ươm mầm nên cây cối. Để cây cối tốt tươi hoa thơm trái ngọt thì phải có hạt giống tốt.

“Kiến thức”: là sự hiểu biết của con người về thế giới được lưu giữ trong sách vở và cuộc sống.

“Hạnh phúc”: là cuộc sống an vui, bình yên.

→ Tác giả vận dụng hình ảnh hết sức ấn tượng “học tập là hạt giống của kiến thức”: Ý nói rằng để có được kiến thức, con người phải học tập. Học tập để thu nhận kiến thức làm nền tảng cơ bản dẫn tới sự thành công trong cuông việc và hạnh phúc trong cuộc sống.

2. Bàn luận:

Vì sao học tập là hạt giống của kiến thức?

– Quá trình học tập mà trước hết học tập trong nhà trường sẽ giúp con người kiến thức cơ bản của cuộc sống trên nhiều lĩnh vực: tự nhiên, xã hội… Những kiến thức đó sẽ làm cơ sở nảy nở và tiếp thu được những kiến thức thuộc các lĩnh vực khác chuyên sâu và chuyên ngành hơn.

+ Dẫn chứng: Hầu hết những người nổi tiếng đều phải trải quá quá trình học tập cần cù, chịu khó trên ghế nhà trường như Lê-nin, Bác Hồ, hay những tấm gương các nhà bác học vĩ đại Anh-xtanh, Lô-mô-nô-xốp…

– Học tập ở đây còn bao gồm quá trình tự học. Tự học là hành trình của cả đời người. Mỗi chúng ta phải tự gieo những hạt giống kiến thức trong suốt quá trình của đời mình. Điều đó, lí giải tại sao nhiều văn hào, nhiều bác học không tốt nghiệp đại học hoặc thậm chí cả trung học mà vẫn đạt được nhiều thành tựu vĩ đại trên lĩnh vực khoa học.

+ Dẫn chứng: Bill Gtes – ông vua máy tính của thế giới đã bỏ đại học năm thứ 3 để lập công ti phần mềm máy tính riêng. Nhưng trong quá trình đó, ông đã miệt mài trong thư viện đọc sách và học tập. Sự luôn hoài nghi và mong ước khám phá đã giúp ông sáng tạo ra phần mềm lớn nhất hiện nay.

Vì sao kiến thức là hạt giống của hạnh phúc?

– Mỗi người có thể có những quan niệm khác nhau về hạnh phúc, nhưng hạnh phúc là đích đi tới của mỗi người trong cuộc sống.

– Có kiến thức, con người mới có thể hành động để tiến tới hạnh phúc, bởi tri thức là sức mạnh.

– Có kiến thức, con người mới hiểu biết để cảm nhận và trân trọng những thành quả của cuộc sống, tự mình tìm kiếm hạnh phúc.

+ Dẫn chứng: là một nhà tư tưởng vĩ đại suốt đời phấn đấu cho lí tưởng, bằng sự hiểu biết của mình về hiện thực thế giới, Các Mác đã dạy con hiểu về Hạnh phúc trong thời đại bấy giờ: Hạnh phúc là đấu tranh.

→ Câu nói chỉ ra mối quan hệ nhân quả: quá trình

– Kết quả của con đường học tập. Bắt đầu từ học tập, con người sẽ thu nhận được nhiều thành quả trong đời sống.

3. Bàn luận mở rộng vấn đề, nêu ý nghĩa của câu danh ngôn.

– Câu danh ngôn đã chỉ ra một hành trình đi đến hạnh phúc trong đó học tập là con đường, đích đến hạnh phúc cho mỗi học sinh chúng ta.

– Vấn đề là lựa chọn cách học phù hợp để có thể gieo hạt giống tốt đẹp vào trong tâm hồn, chứ không phải cách học gạo, học chống đối, máy móc, đọc chép lấy điểm cao tức thời.

– Muốn thế, cách dạy trong nhà trường cũng phải phù hợp để làm sao không truyền thụ kiến thức cho học sinh không thụ động. Ngoài học tập để lấy kiến thức, giảo viên còn phải chú ý dạy kĩ năng sống thích hợp để học sinh có thể tìm thấy hạnh phúc trong đời sống của mình.

4. Rút ra bài học:

– Không có học tập, không có thành công và hạnh phúc.

– Không ngừng học tập.

  • Kết bài:

– Khẳng định lại ý nghĩa của ngạn ngữ: “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”  là một nhận định đúng đắn”.

– Định hướng của học sinh trong học tập để thu nhận được kiến thức, đạt được thành công và hạnh phúc.


Đề bài 2:

Suy nghĩ về hiện tượng học tủ, học vẹt của nhiều học sinh hiện nay.

  • Mở bài:

Giới thiệu khái quát hiện tượng nghị luận: học tủ, học vẹt là một vấn đề nan giải đang diễn ra phô biến trong học sinh ngày nay.

  • Thân bài:

1. Giải thích:

“Học tủ”: là chọn lựa một hoặc một số đơn vị kiến thức để học với hi vọng may mắn khi thi cử sẽ “trúng tủ”.

“Học vẹt”: là học thuộc mà không hiểu rõ bản chất của kiến thức giống như hiện tượng con vẹt học nói tiếng người.

→ Học tủ, học vẹt là hai cách học khác nhau về hình thức nhưng là chung một kết quả: người học sẽ không thu nhận được kiến thức gì từ cách học này. Đó cũng là thực trạng đáng buồn về cách học của học sinh, sinh viên hiện nay.

2. Nguyên nhân học tủ, học vẹt (nguyên nhân khách quan, chủ quan):

Xuất phát từ bản thân:

+ Học sinh lười biếng, thiếu tinh thần trách nhiệm trong học tập.

+ Tinh thần tự giác học tập của học sinh chưa cao (lười học bài, chờ may rủi nên chỉ học một phần).

+ Học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học, chưa tích cực lí giải và vận dụng kiến thức (lấy dẫn chứng).

Xuất phát từ gia đình:

+ Cha mẹ bận rộn với công việc và lơ là trong việc giám sát nhiệm vụ học tập của con, ỷ thác cho nhà trường,…  (lấy dẫn chứng).

+ Cha mẹ xem nhẹ việc học của con cái, chưa có sự quan tâm đúng mức để tạo động lực giúp con cái học tập nghiêm túc và hiệu quả.

Xuất phát từ nhà trường và xã hội:

+ Chương trình học tập còn nặng nề, nhàm chán, áp lực thi cử,…

+ Nhiều trường hợp giáo viên nhồi nhét kiến thức, không tóm gọn trọng tâm bài học, cho ghi chép tràn lan khiến học sinh khó có thể vừa học thuộc vừa lí giải kĩ, tạo cảm giác mệt mỏi, chán học (lấy dẫn chứng).

+ Việc rèn luyện, thực hành, ứng dụng thực tế trong nhà trường chưa được chú trọng khiến học sinh không có cơ hội kiểm chứng kiến thức, tiếp thu kiến thức thụ động, khó làm chủ kiến thức.

3. Hậu quả của lối học tủ, học vẹt:

Đối với bản thân:

+ Học sinh ngày càng học tập yếu kém, không còn tinh thần tự giác ,….

+ Học sinh mất hứng thú với việc học, dễ chán nản, thấy căng thẳng khi đến lớp.

+ Học sinh không làm chủ được kiến thức, không ứng dụng được kiến thức vào thực tế khiến việc học mất đi ý nghĩa của nó.

+ Nhân cách, đạo đức ngày càng suy thoái nghiem trọng

Đối với xã hội:

+ Làm nảy sinh hiện tượng giả dối, vô cảm,….

+ Chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống.

+ Hiệu quả làm việc trong tương lai không lí tưởng.

+ Xã hội ngày càng kém phát triển.

4. Biện pháp khắc phục:

– Tuyên truyền giúp học sinh cần nâng cao ý thức, điều chỉnh thái độ trong học tập và tiếp cận kiến thức, giảm áp lực học tập, đa dạng hóa bài học,…

– Học sinh xác định rõ mục tiêu học tập để có phương pháp học phù hợp.

– Cải cách, điều chỉnh phương thức giảng dạy kiến thức trong nhà trường (tăng số lượng và hiệu quả các tiết thực hành, tóm gọn kiến thức trọng tâm tránh cho học sinh ghi chép thừa quá nhiều, làm sinh động bài giảng,…).

5. Bài học nhận thức và hành động:

– Học tủ, học vẹt là cách học lệch lạc, nguy hại, cần loại bỏ.

– Chăm chỉ học tập, nâng cao thái độ học tập nghiêm túc, học đi đôi với hành.

      • Kết bài:

– Khẳng định lại quan điểm, ý kiến về vấn đề học tủ, học vẹt.


Đề bài 3:

Tính tự giác trong học tập của học sinh ngày nay.

  • Mở bài:

– Khái quát vai trò của tính tự giác trong học tập: Học tập là một nhiệm vụ gian nan và dài lâu. Nếu không tự giác học tập, không có ý chí vững vàng, chúng ta sẽ bỏ dở giữa chừng. Bởi thế, nếu lười biếng trong học tập nhất định chúng ta sẽ thất bại, trở thành người tầm thường trong cuộc sống.

  • Thân bài:

1. Giải thích:

Tự giác trong học tập là gì?

Tự giác có nghĩa là tự mình nhận thức về trách nhiệm, tự mình làm những công việc cần làm mà không cần ai nhắc nhở. Tự giác trong học tập là tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập một cách tốt nhất, tự mình xây dựng kế hoạch học tập, tự mình xác định mục đích học tập dựa trên sự hướng dẫn của cha mẹ và thầy cô giáo.

Tại sao học sinh phải biết tự giác trong học tập?

– Kiến thức được học ở trường lớp chỉ là một phần rất nhỏ của kho tàng tri thức nhân loại.

Con người cần phải tự mình nỗ lực để tiếp nhận và chiếm lĩnh nhiều hơn nữa tri thức, kéo dài lâu hơn nữa quá trình học tập, làm tăng lên cơ hội thành công trong cuộc sống. Và không có cái gì khác có thể giúp con người thực hiện được điều đó tốt nhất ngoài ý thức tự giác học tập.

– Học hành là nhiệm vụ gian khó. Việc tiếp thu kiến thức và nắm vững kiến thức không phải là dễ dàng. Bằng việc học, hãy bồi đắp và biến ước mơ thành hiện thực. Bởi thế, không có lí do gì để ta phải dựa dẫm hay phụ thuộc vào những gì mà ta không cần. Điều quan trọng là phải luôn biết tự giác học tập, tự lựa chọn tri thức nâng cao cần thiết và phù hợp với bản thân.

– Không ai chịu trách nhiệm về cuộc đời của bạn ngoài chính bạn. bạn sẽ thành công hay thất bại ở tương lai là chính do cách bạn chuẩn bị ở ngày hôm nay.

– Cha mẹ, thầy cô và những người có trách nhiệm với bạn ngoài việc giáo dục bạn còn phải lo bao nhiêu công việc khác. Không ai có thể ở bên cạnh để nhắc nhở bạn học tập mọi lúc mọi nơi.

Tự giác trong học tập còn thể hiện tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường, bèn bỉ và những phẩm chất tốt đẹp khác của con người.

Tự giác trong học tập, bạn sẽ được mọi người tin tưởng, yêu mến và giúp đỡ. Bởi chính ý thức tự giác của bạn sẽ trở thành động lực để người khác noi theo. Người khác sẽ luôn đặt niềm tin tưởng vào bạn, xem bạn là chỗ dựa vững chắc, là cơ sở của thành công.

Muốn rèn luyện ý thức tự giác trong học tập, học sinh cần làm những gì?

– Trong học tập, có một số học sinh chỉ học bài, làm bài khi được người khác nhắc nhở. Nhưng cũng có một số bạn không cần nhắc nhở mà cũng tự giác làm bài tập; học bài; ôn bài cũ trước khi học bài mới trên lớp

– Trước hết, học sinh phải có ý thức rõ ràng và đúng đắn về vai trò của việc học đối với cuộc sống con người.

– Tiếp đến là thực hiện việc học một cách nghiêm túc và hiệu quả. Luôn đi học đúng giờ, mỗi ngày đến lớp là một ngày vui. Luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở.

Hãy xây dựng cho bạn một kế hoạch học tập phù hợp và tham khảo ý kiến người lớn về kế hoạch ấy.

Luôn rèn luyện và bồi dưỡng ước mơ, khát vọng, sống có lý tưởng, hoài bảo lớn lao, gắn mình với gia đình, xã hội và đất nước.

– Biết vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo – những người đã chăm lo và đồng hành cùng ta học tập biết bao ngày tháng.

Luôn thực hiện tốt nhất trách nhiệm của mình đối với trường học, lớp học. 

3. Bàn luận mở rộng:

– Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người không có ý thức tự giác trong học tập. Họ học đối phó, chán nản, không chịu tiếp nhận bài học và không thực hiện các yêu cầu luyện tập của thầy cô. Bởi thế mà, kết quả học tập thường yếu kém. Những người như thế thật đáng chê trách.

4. Rút ra bài học:

– Tự giác trong học tập là một phẩm chất tốt đẹp cần có ở mỗi học sinh.

– Luôn tự giác hoàn thành tốt công việc học tập của mình.

  • Kết bài:

– Người xưa từng khuyên: “Nhỏ mà không lo học tập, lớn lên chẳng làm được điều gì lớn lao”. Không những không làm được gì lớn lao mà cả bản thân cũng chẳng lo được. Bởi thế, ngay từ hôm nay, mỗi học sinh phải biết tự giác học tập, nỗ lực không ngừng để trưởng thành hơn.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.