phong-cach-ngon-ngu-khoa-hoc

Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học

Phong cách ngôn ngữ khoa học

I. VĂN BẢN KHOA HỌC VÀ NGÔN NGỮ KHOA HỌC.

1. Văn bản khoa học.

– Có 2 dạng: viết và nói.

– Văn bản khoa học gồm 3 loại chính:

+ Các văn bản khoa học chuyên sâu: luận án, luận văn, tiểu luận…→ mang tính chuyên ngành khoa học cao. Ví dụ: Vb (a).
+ Các văn bản khoa học giáo khoa: giáo trình, sgk, thiết kế bài dạy→ ngoài yêu cầu về khoa học còn có yêu cầu về sư phạm. VD: văn bản (b).
+ Các văn bản khoa học phổ cập: các bài báo, sách phổ biến khoa học kĩ thuật→ yêu cầu là viết dễ hiểu, hấp dẫn (c).

2. Ngôn ngữ khoa học :

– Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là trong các văn bản khoa học.

– Ở dạng viết: ngôn ngữ + kí hiệu + công thức hay sơ đồ/bảng biểu.

– Ở dạng nói: yêu cầu cao về phát âm, về diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ.

II. ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC.

1. Tính khái quát, trừu tượng.

– Thể hiện ở nội dung văn bản và thuật ngữ khoa học.

– Thuât ngữ khoa học là những từ ngữ chứa đựng khái niệm của chuyên ngành khoa học, là công cụ để tư duy khoa học.

VD: Thơ , thơ cũ. Thơ mới, véc tơ…

– Ngoài ra còn được thể hiện ở kết cấu văn bản (qua các phần, chương, mục, đoạn).

2. Tính lí trí, lôgich.

– Thể hiện trong nội dung và phương tiện ngôn ngữ.

* Về mặt ngôn ngữ:

a/ Từ ngữ trong văn bản khoa học phần lớn là những từ ngữ thông thường, nhưng chỉ được dùng với một nghĩa (không được dùng từ đa nghĩa, hoặc nghĩa bóng, ít dùng phép tu từ).

b/ Câu văn: là một đơn vị thông tin, đơn vị phán đoán logic, yêu cầu chính xác, chặt chẽ, lôgic.

c/ Cấu tạo đoạn văn, văn bản: các câu. Các đoạn phải được liên kết chặt chẽ và mạch lạc.

– Vd: đoạn văn (sgk).

→ đặc trưng tính lí trí, lôgic của phong cách ngôn ngữ khoa học.

3. Tính khách quan, phi cá thể.

– Sử dụng ngôn ngữ khách quan, phi cá thể (không thể hiện tính cá nhân). Do đó từ ngữ và câu văn trong VBKH có màu sắc trung hoà, ít biểu lộ sắc thái cảm xúc.

=> Phong cách ngôn ngữ khoa học là phong cách ngôn ngữ có ba đặc trưng cơ bản: tính khái quát, trừu tượng; tính lí trí, lôgic và tính khách quan, phi cá thể.

• Ghi nhớ: (SGK)

III. LUYỆN TẬP.

1. Bài khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng 8 – 1945 đến hết TKXX. Hãy cho biết.

* Trình bày những nội dung khoa học:

– Nhận định về hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá.
– Đánh giá quá trình phát triển và thành tựu đạt được.
– Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam đến hết thế kỷ XX.

* Phương pháp nghiên cứu: sử dụng luận chứng (sự phát triển của xã hội từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến hết TKXX, và trình bày các luận điểm về sự phát triển của văn học.

* Văn bản đó thuộc ngành khoa học: khoa học văn học – chính xác hơn là khoa học lịch sử văn học (gọi tắt là văn học sử).

– Thuộc loại VBKH giáo khoa: đảm bảo yêu cầu về khoa học và yêu cầu về sư phạm.

* Ngôn ngữ khoa học có đặc điểm dễ nhận thấy: dùng nhiều thuật ngữ khoa học thuộc ngành khoa học Ngữ văn: chủ đề, hình ảnh, tác phẩm, phản ánh hiện thực, chất suy tưởng, cảm hứng sáng tạo…Tuy có phần trừu tượng, lí trí, khô khan nhưng học sinh lớp 12 có thể hiểu được.

2. Giải thích và phân biệt thuật ngữ khoa học với ngôn ngữ thông thường.

* Từ: điểm.

+ Từ ngữ khoa học: chỉ phần không gian vô cùng nhỏ, có kích thước bằng số  0.
+ Từ ngữ thông thường: điểm đến, điểm hẹn,điểm lại tình hình, chấm lốm đốm, điểm danh, điểm nóng…

* Từ: đường thẳng.

+ Từ ngữ khoa học: đường đơn giản nhất trong các đường, hoàn toàn xác định bởi hai điểm của nó.
+ Từ ngữ thông thường: đường đi lại, đường để ăn.

* Từ: đoạn thẳng.

+ Từ ngữ khoa học: Đoạn ngắn nhất nối hai điểm với nhau.
+ Từ ngữ thông thường: Đoạn không cong queo, gãy khúc, không lệch về một bên nào.

* Từ: mặt phẳng.

+ Từ ngữ khoa học: mặt chứa hoàn toàn một đường thẳng khi chứa hai điểm của nó.
+ Từ ngữ thông thường: mặt hoàn toàn bằng không có chỗ lồi lõm, cao thấp khác nhau.

* Từ: góc.

+ Từ ngữ khoa học: hình tạo thành bởi  hai đường thẳng phát xuất từ cùng một điểm.
+ Từ ngữ thông thường: nơi, xó, góc biển…

3. Các thuật ngữ khoa học:

– Khảo cổ, người vượn, hạch đá, mảnh tước, rìu tay, di chỉ, công cụ đá…
– Tính lí trí, lô gic thể hiện rõ nhất ở lập luận: câu đầu nêu luận điểm khái quát, các câu sau nêu luận cứ. Luận cứ đều là các cứ liệu thực tế. Đoạn văn có kết cấu và lập luận theo cách diễn dịch.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang