»» Nội dung bài viết:
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
I. Ngôn ngữ nghệ thuật.
1. Khái niệm:
Ngôn ngữ nghệ thuật là loại ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật
Xét ngữ liệu sau:
Văn bản 1:
– “Sen là cây mọc dưới nước, lá to tròn, hoa màu hồng hoặc trắng, nhị vàng, hương thơm nhẹ, hạt dùng để ăn”
(Theo Nguyễn Như Ý, Từ điển TV)
Văn bản 2:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
– Giống: Đều cung cấp thông tin về sen
– Khác:
(1)Sử dụng ngôn ngữ cô đọng, chính xác, sắc thái trung hòa, không bóng bẩy
(2) Ngôn ngữ giàu sức gợi tả, sinh động, giàu sức biểu cảm
– Ngôn ngữ nghệ thuật là loại ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm.
2. Phạm vi sử dụng :
– Chủ yếu được sử dụng trong văn bản nghệ thuật (các tác phẩm văn chương)
3. Phân loại ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật :
Chia thành ba loại :
– Ngôn ngữ tự sự trong truyện, tiểu thuyết, bút kí, kí sự, phóng sự … (lời văn xuôi …)
– Ngôn ngữ thơ trong ca dao, vè, thơ …( có vần điệu …)
– Ngôn ngữ sân khấu trong kịch, tuồng, chèo … (lời thoại …)
cho các ví dụ:
(1) “Hai bên cầu có đến mấy vạn quỷ dạ xoa mắt xanh, tóc đỏ, hình dáng nanh ác…”-> ngôn ngữ tự sự
(2) “Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên” -> ngôn ngữ thơ ca
(3) Này thầy tiểu ơi!
Thầy như táo rụng sân đình,
Em như gái dở đi rình của chua”-> ngôn ngữ sân khấu
4. Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật
– Thực hiện chức năng thông tin ( trao đổi ý nghĩ , tình cảm …)
– Thực hiện chức năng thẩm mĩ (biểu hiện cái đẹp và khơi gợi, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ ở người nghe, người đọc )
– Ngôn ngữ nghệ thuật được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ
* Ghi nhớ: (sgk tr 98)
II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
1. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
a. Tính hình tượng.
– Xét ngữ liệu:
(1)Ta đã lớn lên rồi trong khói lửa/Chúng nó chẳng còn mong được nữa/Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng/ Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn/Đã bước dưới mặt trời cách mạng.
(2) Dân tộc ta được trưởng thành trong chiến tranh. Kẻ thù không còn hi vọng để ngăn cản sự phát triển mạnh mẽ, to lớn của một dân tộc từng bị áp bức ở hầm mỏ và nông thôn.
Đoạn thơ và đoạn văn trên đều nói về sức mạnh của dân tộc Việt Nam, cách mạng Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước.
+ Thơ Tố Hữu:sử dụng hoán dụ “bàn chân” chỉ dân tộc Việt Nam, những người công nhân và nông dân.
+ Đoạn văn: diễn đạt trực tiếp.
→ Thơ Tố Hữu cụ thể hơn, sinh động, hàm súc và biểu cảm hơn ->có tính hình tượng.
(1) diễn đạt cụ thể hơn, sinh động, hàm súc, biểu cảm hơn (2)-> có tính hình tượng.
=>Tính hình tượng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là khái niệm chỉ ra cách diễn đạt cụ thể hơn, hàm súc hơn và gợi cảm hơn trong 1 ngữ cảnh nhất định.
– Các phép tu từ sử dụng để tạo ra tính hình tượng: (SGK/ T99).
+ So sánh: (1)“Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?”
(2)Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
+ Ẩn dụ: Chỉ có thuyền mới hiểu/ Biển mênh mông nhường nào/ Chỉ có biển mới biết/ Thuyền đi đâu, về đâu.
VD:
Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
⇒ Thuyền, bến không còn là phương tiện trên sông nước hay nơi neo đậu nữa mà chỉ nam nữ (thuyền:nam, bến: nữ), chỉ tình yêu đôi lứa.
– Tác dụng: làm cho ngôn ngữ nghệ thuật đa nghĩa.
2. Tính truyền cảm.
Biểu hiện: SGK/ T100
VD:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều.
→Cảnh quê hương bị chiến tranh tan phá và nỗi đau xót của tác giả. Người đọc thấu hiểu và cảm xúc nảy sinh như chính tác giả
VD:
“Đau đớn thay phận đàn bà, lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
→Tác giả thông cảm, đồng cảm, xót xa cho số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.→ ta phải trăn trở, suy nghĩ về thân phận của người phụ nữ, thương cảm, đồng cảm với họ.
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều (Nguyễn Đình Thi)
→Cảnh quê hương bị chiến tranh tan phá và nỗi đau xót của tác giả. Người đọc thấu hiểu và cảm xúc nảy sinh như chính tác giả.
-So sánh:
+ Tính cảm xúc(đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt): biểu hiện sắc thái cảm xúc, tình cảm của người nói qua các yếu tố ngôn ngữ.
+ Tính truyền cảm của ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện ở chỗ người nói (viết) làm cho người nghe ( đọc) cùng buồn, vui, yêu, thích… như người nói (viết).
3. Tính cá thể hóa.
Thể hiện ở:
+ Phong cách nghệ thuật riêng của mỗi nhà văn, nhà thơ trong sáng tạo nghệ thuật.
VD: Ngôn ngữ thơ của Hồ Xuân Hương cá tính, góc cạnh. Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Khuyến thâm trầm, kín đáo, sâu sắc.
+ Vẻ riêng trong lời nói của từng nhân vật: ngôn ngữ của Chí Phèo thì du côn, Bá kiến thì khôn ngoan, cáo già…
+ Nét riêng trong cách diễn đạt từng sự việc, từng hình ảnh, từng tình huống trong tác phẩm.
+ Tính cá thể hóa thể hiện ở khả năng vận dụng các phương tiện diễn đạt chung vào việc xây dựng hình tượng nghệ thuật của mỗi nhà văn, nhà thơ, tạo nên phong cách nghệ thuật riêng của mỗi nhà văn, nhà thơ trong sáng tạo nghệ thuật
VD: Ngôn ngữ thơ của Hồ Xuân Hương cá tính, góc cạnh. Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Khuyến thâm trầm, kín đáo, sâu sắc.
Thơ Xuân Diệu có vốn từ giàu hình ảnh, nhạc điệu, phập phồng hơi thở cuộc sống; thơ Chế Lan Viên sử dụng ngôn từ chỉ sự héo úa, tàn lụi, cõi chết.
+ Thể hiện ở vẻ riêng trong lời nói của từng nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật: Ví dụ ngôn ngữ của Chí Phèo thì du côn, ngôn ngữ Bá kiến thì khôn ngoan, cáo già trong Chí Phèo(Nam Cao),..
+ Thể hiện ở nét riêng trong cách diễn đạt từng sự việc, từng hình ảnh, từng tình huống trong tác phẩm.
VD: Ánh trăng trong truyện Kiều được miêu tả cụ thể những vẻ đẹp không giống nhau, không lặp lại:
(1) Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song.
(2)Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao
Mặt ngơ ngẩn mặt, lòng ngao ngán lòng.
(3)Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm đường.
Phân biệt tính cá thể hóa trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
+ Tính cá thể hóa của ngôn ngữ sinh hoạt mang tính chất tự nhiên, biểu hiện ở đặc điểm riêng về giọng điệu, ngôn ngữ diễn đạt riêng của từng người, giúp chúng ta nhận biết được người này khác với người khác.
+ Tính cá thể hóa của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật góp phần thể hiện phong cách riêng của mỗi nhà thơ, nhà văn.
Chẳng hạn cùng viết về trăng nhưng mỗi tác giả lại có cách nhìn, cách diễn đạt khác nhau: Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá/ Hai người nhưng chẳng bớt bơ vơ (Xuân Diệu); Trăng nằm sõng soài trên cành liễu/ Đợi giớ đông về để lả lơi (Hàn Mặc Tử); Trăng vào của sổ đòi thơ/ Việc quân đang bận xin chờ hôm sau (Hồ Chí Minh
*Ghi nhớ (SGK/ T101)
III. Luyện tập (5 phút)
Bài tập 1.
Các biện pháp tu từ tạo tính hình tượng: so sánh, nhân hóa, tượng trưng…dặc biệt là cách nói hàm ẩn trong những ngữ cảnh tu từ.
VD:
+ So sánh:
Áo chàng đỏ tựa ráng pha/ Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in
+ Ẩn dụ: Con cò ăn bãi rau răm/ Đắng cay chịu vậy đãi đằng cùng ai.
+ Hoán dụ: Áo nâu liền với áo xanh/ Nông thôn liền với thị thành đứng lên.
Bài tập 2.
Tính tượng hình là đặc trưng quan trọng nhất vì :
-Nó là phương tiện tái hiện, tái tạo cuộc sống thông qua chủ thể của nhà văn.
– Là mục đích của sáng tạo nghệ thuật, đưa người đọc vào thế giới của cái đẹp thông qua những xúc động hướng thiện trước thiên nhiên và cuộc sống→hình thành những tình cảm thẩm mĩ tốt đẹp cho người đọc.
+ Có khả năng gây cảm xúc cho người đọc.
+ Mang đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ.
Bài tập 3
– Canh cánh
– Rắc, giết.
IV. Bài tập bổ sung
Phân tích 3 đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật qua câu ca dao sau:
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?
Gợi ý
– Tính hình tượng: Ngôn ngữ nghệ thuật không trực tiếp thể hiện tư tưởng, tình cảm, mà thể hiện thông qua hình ảnh hoặc hình tượng ở ngôn ngữ
Câu ca dao nêu ở trên: thể hiện cái đẹp trong lao động thông qua hình tượng “múc ánh trăng vàng”. Nhờ hình tượng mà ngôn ngữ nghệ thuật thường có tính đa nghĩa, hàm súc.
– Tính truyền cảm:
Ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ bộc lộ cảm xúc, tình cảm của tác giả mà còn khơi gợi ở người đọc, người nghe những cảm xúc thẩm mĩ. Câu ca dao trên gợi ở người nghe những rung động trước vẻ đẹp của con người và thiên nhiên trong lao động sản xuất nông nghiệp.
– Tính cá thể hoá:
Ngôn ngữ nghệ thuật tạo được vẻ riêng của nhân vật, của tác giả, của từng sự vật, hiện tượng không trùng lặp. Câu ca dao trên đã chọn được một hình ảnh độc đáo “múc ánh trăng vàng” để nói lên vẻ đẹp trong lao động của người bình dân.
2. Tìm trong SGK Ngữ văn đã học những văn bản nghệ thuật và xếp vào ba loại: tự sự, thơ trữ tình và văn bản sân khấu (kịch, chèo).
3. Tìm và phân tích tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật trong các câu thơ sau:
+ Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
+ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
+ Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi.