Soạn bài: Lịch sử phát triển của tiếng Việt qua các thời kì

lich-su-phat-trien-cua-tieng-viet-10813-2

Lịch sử phát triển của tiếng Việt qua các thời kì

I. Lịch sử phát triển của tiếng Việt

1. Tiếng Việt trong thời kì dựng nước

+ Lịch sử phát triển lâu đời.
+ Có nguồn gốc xa xưa.
+ Có kho từ vựng phong phú, hình thức diễn đạt uyển chuyển, đáp ứng yêu cầu giao tiếp xã hội.

a. Nguồn gốc tiếng Việt

– Bản địa
– Gắn bó với sự phát triển của dân tộc
– Thuộc họ ngôn ngữ Nam Á.

b. Quan hệ họ hàng của tiếng Việt

Thuộc họ ngôn ngữ Nam Á

Dòng Môn-Khmer
Tiếng Việt Mường chung
Tiếng Việt Tiếng Mường

– Tiếng Việt vẫn còn có quy luật phát triển riêng, mang tính độc lập và tính ổn định tương đối cao. Tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ Nam Á, được xếp vào một họ với tiếng Môn và tiếng Khmer, và được gọi là họ Môn-Khmer. Từ dòng Môn- Khmer đã tách ra thành tiếng Việt Mường chung (tiếng Việt cổ), sau đó tách ra thành tiếng Việt và tiếng Mường; quan hệ mật thiết với ngôn ngữ Tày- Thái.
->Tiếng Việt vẫn còn có quy luật phát triển riêng, mang tính độc lập và tính ổn định tương đối cao.

2. Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc

– Do hoàn cảnh lịch sử, sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán đã diễn ra lâu dài nhất và sâu rộng nhất.
– Vay mượn tiếng Hán bằng nhiều cách thức:
+ Vay mượn trọn vẹn những từ ngữ tiếng Hán.
+ Rút gọn, đảo lại các vị trí các vị trí, yếu tố, đổi yếu tố, đổi nghĩa hoặc thu hẹp, mở rộng nghĩa,…
+ Sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng Việt.

Trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, đất nước ta trải qua muôn vàn khó khăn, bị kìm hãm dưới ách thống trị của phong kiến Trung Hoa, một trong những chính sách có tính chất xuyên suốt, liên tục của chính quyền đô hộ là chính sách đồng hóa. Mục tiêu cuối cùng của phong kiến Trung Hoa nhằm thiết lập trên nước ta một cơ cấu xã hội, một thể chế chính trị, một phương thức canh tác và một phong tục tập quán giống như Trung Hoa.

Để thực hiện được điều đó, bọn đô hộ đã tiến hành các đợt di cư ồ ạt từ phương Bắc xuống, cho người Hán sống lẫn với người Việt để thực hiện chính sách đồng hóa. Chính sách đồng hóa được thực hiện trên nhiều phương diện: chính trị – xã hội, văn hóa – tư tưởng… trong đó có ngôn ngữ. Tiếng Hán và chữ Hán được phổ biến ở Giao Châu nhằm làm công cụ thực hiện chính sách đồng hóa. Qua chữ Hán, chúng truyền bá phong tục, tập quán, những tư tưởng lễ giáo của giai cấp phong kiến Trung Hoa.

Do hoàn cảnh lịch sử, sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán đã diễn ra lâu dài nhất và sâu rộng nhất. Thế nhưng, kết cục sau hơn một nghìn năm, chúng vẫn không tiêu diệt được tiếng nói của dân tộc Việt – tiếng Việt , bởi lẽ người Việt luôn đấu tranh, làm một cuộc “ đồng hóa ngược” để bảo tồn và phát triển tiếng nói của mình

3. Tiếng Việt dưới thời kì độc lập tự chủ

– Tiếp tục Việt hóa tiếng Hán.

– Dựa vào chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm.

– Tiếp tục Việt hóa tiếng Hán, tiếng Việt ngày càng phong phú, tinh tế và uyển chuyển.

– Dựa vào chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm.

– Việc dùng chữ Nôm, tiếng Việt ngày càng khẳng định ưu thế của mình trong sáng tác thơ văn, ngày càng trở nên tinh tế, uyển chuyển, trong sáng, phong phú.

4. Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc

Tiếng Việt vẫn bị chèn ép -> Chịu ảnh hưởng của tiếng Pháp -> Nhiều thể loại mới ra đời ; Cách sử dụng câu, từ dần thay đổi.

5. Tiếng Việt từ sau cách mạng tháng Tám đến nay

– Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia chính thống.
– Cuộc xây dựng thuật ngữ khoa học và chuẩn hóa tiếng Việt được tiến hành mạnh mẽ, dựa trên 3 hình thức:
– Mượn của Tiếng Hán.
– Mượn phiên âm của Pháp.
– Đặt thuật ngữ thuần Việt.
– Sau ngày 2 tháng 9 năm 1945, tiếng Việt đã có một vị trí xứng đáng trong một nước Việt Nam độc lập, tự do; nó được coi là ngôn ngữ quốc gia chính thống.

Công cuộc xây dựng thuật ngữ khoa học và chuẩn hóa tiếng Việt được tiến hành mạnh mẽ, dựa trên 3 hình thức:
– Mượn của tiếng Hán.
– Mượn phiên âm của Pháp.
– Đặt thuật ngữ thuần Việt.

Ghi nhớ (SGk/ T38).

II. Chữ viết của tiếng Việt

1. Lịch sử phát triển của chữ viết tiếng Việt (SGK/ T38, 39)

Lịch sử phát triển của chữ viết tiếng Việt:

– Theo truyền thuyết và dã sử, từ thời xưa, người Việt đã có thứ chữ trông như “nòng nọc đang bơi”, nhưng chưa có bằng chứng khoa học để khẳng định truyền thuyết trên là sự thật.
– Chữ Hán du nhập vào nước ta dưới thời Bắc thuộc. Về sau dựa vào chữ Hán ta xây dựng chữ Nôm.
– Vào nửa đầu TK XVII, chữ quốc ngữ ra đời theo chân các nhà truyền đạo người Âu (người Anh, Pháp…) phục vụ cho công việc truyền đạo. Đây là kết quả công sức công sức của cha cố người Pháp Alexandre de Khodes với sự hỗ trợ của người cha cố phương Tây khác và cả những người tri thức Việt Nam lúc bấy giờ.
– Vào đầu thời kì Pháp thuộc, chữ quốc ngữ vẫn được tiếp tục phổ biến và ngày càng sâu rộng.
– Cuối thế kỉ XIX, xuất hiện các văn bản chữ quốc ngữ như Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên, …một số sách kinh điển Nho gia được dịch ra tiếng Việt và in bằng chữ quốc ngữ.
– Đầu thế kỉ XX, việc sử dụng chữ quốc ngữ được đẩy mạnh.
– Từ sau 1945, chữ quốc ngữ trở thành chữ viết chính thức của Việt Nam.

2. Ưu và nhược điểm của chữ quốc ngữ

Ưu điểm Nhược điểm
– Dùng chữ La tinh giản đơn, khoa học.
– Dễ nhớ, dễ đọc.
– Khả năng ghi âm là rất lớn (vô tận).
– Giữa chữ viết và âm có sự nhất trí khá cao do chữ quốc ngữ còn mới và cách phát âm của người Việt chưa thay đổi nhiều.
– Chữ Quốc ngữ là loại chữ ghi âm (đọc sao viết vậy), tạo điều kiện xoá nạn mù chữ.
– Chưa thực hiện triệt để nguyên tắc ghi âm, âm vị (chữ viết tiếng Việt còn nhiều bất hợp lí).
+ Một âm được ghi bằng nhiều con chữ.
VD:Âm / K/ “cờ” được ghi bằng ba con chữ c /k/ q.
+ Một âm có nhiều cách ghi
VD: âm ie: ie, ye, ia, ya.
+ Một con chữ ghi bằng nhiều âm vị khác nhau:
VD:chữ a :/a/, /ă/ /ὲ/…
– Dùng nhiều dấu phụ nên rườm rà, khó in ấn.
=>So với hệ thống chữ trên thế giới, chữ viết tiếng Việt vẫn là thứ chữ hiện đại, tiên tiến, nhiều ưu thế và giản tiện khi sử dụng.

Ghi nhớ 2 (SGK/ T40).

III.  Luyện tập

Bài tập 1:

– Việt hóa triệt để về mặt ngữ âm và ngữ nghĩa: gương, gác, gan, gần…
– Tiếng Hán du nhập vào tiếng Việt có sự biến động về ý nghĩa.
VD: đáo để có nghĩa là “ đến đáy, tận cùng” được dùng với nghĩa là “ đanh đá”
Tử tế có nghĩa là “ tỉ mỉ, kĩ càng” được dùng với nghĩa là “đối nhân xử thế tốt, chu đáo”.
– Thay đổi về mặt cấu trúc, dùng các yếu tố gốc Hán để lắp ghép. VD: trương tuần, thủ quỹ, hiệu phó, thủ môn, giám sát…

Bài tập 3:

– Phiên âm: glu – cô, cac –bon, be –ri-li, a-pa-tít. Xi – rô…
– Mượn của tiếng Hán: đạo hàm, vi phân, phân tích…
– Đặt theo tiếng Việt: Màng tim trong (nội tâm mạc), viêm phổi (phế viêm), bệnh vàng da (hoàng đản)…

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.