»» Nội dung bài viết:
HẦU TRỜI
– Tản Đà –
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả: Tản Đà
– Tản Đà (1889-1939), tên thật Nguyễn Khắc Hiếu, quê hương tỉnh Sơn Tây (Nay thuộc tỉnh Hà Tây)
– Con người:
+ Sinh ra va lớn lên trong buổi giao thời.
+ Là“người của hai thế kỷ” (Hoài Thanh)
+ Học chữ hán từ nhỏ nhưng về sau chuyển sang sáng tác văn chương bằng chữ quốc ngữ…
– Phong cách thơ:
+ lãng mạng, bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghênh, vừa cảm thương ưu ái.
+ Có thể xem thơ văn ông như một gạch nối giữa hai thời văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại.
* Các tác phẩm:
– Thơ: Khối tình con I, II (1916, 1918)
– Truyện: Giấc mộng con I, II (1916, 1932)
– Tự truyện: Giấc mộng lớn (1928)
– Thơ và văn xuôi: Còn chơi (1921).
2. Văn bản “Hầu trời”
– Xuất xứ: in trong tập “Còn chơi” (1921). Bài thơ ra đời vào thời điểm khuynh hướng lãng mạng đã khá đậm nét trong văn chương thời đại. Xã hội thực dân nữa phong kiến tù hãm, u uất, đầy rẫy những cảnh ngang trái, xót đau…
– Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1; Giới thiệu về câu truyện, từ “đêm qua … lạ lùng”
+ Phần 2: “chư tiên … chợ trời” Thi nhân đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe.
+ Phần 3: “Trời lại phê cho… sương tuyết” thi nhân trò chuyện với trời.
II. Đọc – hiểu văn bản.
1. Cảnh đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe
* Thái độ của tác giả khi đọc thơ:
– Cao hứng: Đương cơn đắc ý, đọc thơ ran cung mây
– Tự đắc, tự khen: Văn đã giàu thay lại lắm lối…
* Thái độ của chư tiên khi nghe thơ:
– Mỗi tiên nữ một phản ứng khác nhau Tâm, Cơ, Hằng Nga, Chức Nữ, Song Thành, Tiểu Ngọc: ao ước tranh nhau dặn…;
– Phản ứng chung: rất xúc động; tán thưởng và hâm mộ: cùng vỗ tay:
* Thái độ của Trời:
– Đánh giá cao;
– Không tiếc lời tán dương: Văn thật tuyệt, Văn trần được thế chắc có ít / Nhời văn chuốt đẹp như sao băng ! / Khí văn hùng mạnh như mây chuyển! / Êm như gió thoảng, tinh như sương! / đẫm như mưa sa, lạnh như tuyết!”….
⇒ Thể hiện ý thức cao về tài năng văn chương thiên phú của mình. Niềm khát khao chân thành trong tâm hồn thi sĩ không bị kiềm chế đã biểu hiện một cách thoải mái, phóng túng.
2. Lời trần tình với Trời
– Thi nhân kể họ tên, quê quán:
“Con tên Khắc Hiếu họ Nguyễn
Quê ở Á châu về địa cầu
Sông Đà núi Tản nước Việt Nam”
⇒ Khẳng định cái tôi cá nhân của mình.
– Thi nhân kể về cuộc sống: Đó là một cuộc sống nghèo khó, túng thiếu, thân phận nhà văn bị rẻ rúng, coi thường. Ở trần gian ông không tìm được tri âm, nên phải lên tận cỏi trời để thoả nguyện nỗi lòng.
+ “Bẩm trời hoàng cảnh con thực nghèo khó”
+ “Trần gian thước đất cũng không có”
+ “Văn chương hạ giới rẻ như bèo”
+ “Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu”.
⇒ Đó cũng chính là hiện thực cuộc sống của người nghệ sĩ trong xã hội lúc bấy giờ, một cuộc sống cơ cực không tấc đất cắm dùi, thân phận bĩ rẻ rúng, làm chẳng đủ ăn.
– Những yêu cầu cao về nghề văn: nghệ sĩ phải chuyên tâm với nghề, phải có vốn sống phong phú; sự đa dạng về loại, thể là một đòi hỏi của hoạt động sáng tác.
⇒Qua đoạn thơ tác giả đã cho người đọc thấy một bức tranh chân thực và cảm động về chính cuộc đời mình và cuộc đời nhiều nhà văn nhà thơ khác trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta những thập niên của thế kỷ XX.
3. Nghệ thuật.
Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do; giọng điệu thỏa mái, tự nhiên; ngôn ngữ giản dị, sống động…
4. Ý nghĩa văn bản.
Ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà.