suy-nghi-tinh-thuong-la-hanh-phuc-cua-con-nguoi

Suy nghĩ: Tình thương là hạnh phúc của con người

Suy nghĩ về ý nghĩa câu nói: “Tình thương là hạnh phúc của con người”

  • Mở bài:

Hạnh phúc là một khái niệm tinh thần trừu tượng. Tùy theo vai trò, vị trí của từng cá nhân, từ giai cấp trong xã hội mà có những quan niệm khác nhau về hạnh phúc. Có ý kiến cho rằng: “Tình thương là hạnh phúc của con người”.

  • Thân bài:

1. Giải thích: Tình thương là hạnh phúc của con người.

– Tình thương là khái niệm chỉ phẩm chất tình cảm của con người. Đó là tình cảm thương yêu, sự chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau trong các mối quan hệ gia đình, xã hội….

– Hạnh phúc là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.

– “Tình thương là hạnh phúc của con người” là cách nói định nghĩa về tình thương. Tình thương khiến cho người ta luôn hướng về nhau để chia sẻ, thông cảm, đùm bọc lẫn nhau. Sống trong tình yêu thương thắm thiết của mọi người sẽ đem đến cho con người  niềm vui sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.

2. Biểu hiện của tình thương:

– Tình thương giữa những người có quan hệ ruột thịt, thân thích:

+ Cha mẹ yêu thương con cái, chấp nhận bao vất vả, cực nhọc, hi sinh bản thân để nuôi dạy con cái nên người. Con cái ngoan ngoãn, trưởng thành, cha mẹ coi đó là hạnh phúc nhất của đời mình.

+ Con cái biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ, biết đem lại niềm vui cho cha mẹ, đó là hiếu thảo, là tình thương và hạnh phúc.

+ Tình thương yêu, sự hòa thuận giữa anh em, giữa cha mẹ và con cái tạo nên sự bền vững của hạnh phúc gia đình.

– Tình thương trong phạm vi xã hội:

+ Tình thương chân thành là cơ sở của tình yêu đôi lứa. Dẫn chứng: Nước chảy liu riu, lục bình trôi líu ríu/ Anh thấy cô nàng nhỏ xíu anh thương; Tóc em dài em cài hoa lí/ Miệng em cười hữu ý anh thương…

+ Tình thương là truyền thống đạo lí “thương người như thể thương thân” tạo nên sự gắn bó chặt chẽ trong quan hệ cộng đồng giai cấp, dân tộc. Có rất nhiều người luôn mong muốn giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Dẫn chứng: Lá lành đùm lá rách; Các hoạt động thiện nguyện: Việc tử tế, Trái tim cho em…

+ Tình thương mở rộng, nâng cao thành tình yêu nhân loại. Dẫn chứng: Thế giới và người dân Việt Nam hướng về những nạn nhân động đất, sóng thần…

+ Tình yêu thương thể hiện qua thái độ đồng cảm, xót thương chân thành, sâu sắc dành cho  những con người có số phận đau khổ, bất hạnh : những đứa trẻ mồ côi, những người già cô đơn, những con người bị hắt hủi, những người tật nguyền, những người sống trong nghèo khổ …

+  Tình yêu thương thể hiện qua sự quan tâm, hành động sẵn sàng chia sẻ về vật chất cho những con người sống khó khăn, thiếu thốn cần sự giúp đở (ủng hộ tiền, đồ dung sinh hoạt, tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện do các cấp, các ngành phát động như hiến máu nhân đạo ….)

+  Tích cực lên án, đấu tranh chống lại những thế lực đày đọa, bóc lột ngược đãi con người.

3. Những tấm gương sáng trong lịch sử coi tình thương là hạnh phúc của con người:

+ Vua Trần Nhân Tông trong một chuyến đi thăm quân sĩ đã cởi áo bào khoác cho một người lính giữa đêm đông lạnh giá.

+ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng chia sẻ ngọt bùi, cùng vào sinh ra tử với tướng sĩ dưới quyền trong ba cuộc kháng chiến chống quan xâm lược Nguyên – Mông, giành thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.

+ Người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi suốt đời đeo đuổi lí tưởng vì dân vì nước, gác sang một bên những oan ức, bất hạnh của riêng mình.

+ Người thanh niên Nguyễn Tất Thành xuất phát từ lòng yêu nước thương dân trong tình cảnh nô lệ nên đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Phương châm sống đúng đắn của Người là: Mình vì mọi người. Bác luôn lấy tình yêu thương con người làm mục đích và hạnh phúc cao nhất của cuộc đời mình.

– Ý nghĩa của tình thương: Tình thương giúp cho đời sống tinh thần của mỗi người giàu có hơn, cuộc sống được ngập tràn tình cảm, sự yêu quý và kính trọng của tất cả mọi người.
– Phê phán, bác bỏ: Lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình thương, không biết quan tâm, chia sẻ với người khác…

4. Ý nghĩa, tác dụng của tình thương trong cuộc sống:

 –  Tình thương yêu sẽ là ngọn Lửa sưởi ấm tân hồn những con người con người cô đơn, đau khổ, bất

     hạnh truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh.

 –  Tình thương tạo sức mạnh cảm hóa kì diệu đối với những người lầm đường lạc lối, thâm chí là kẻ thù.

 –  Được sống trong tình yêu thương là niềm hạnh phúc lớn, là tiền đề để con người trở nên lương thiện: những đứa trẻ được nuôi dưỡng, lớn lên trong tình thương sẽ có tâm hồn nhạy cảm với những buồn vui, biết yêu thương, quan tâm đến người khác ở quanh mình. Trái lại những đứa trẻ bị đối xử thô bạo, bị hắt hủi, bị ruồng bỏ sẽ là bất hạnh khôn cùng…

–  Con người hạnh phúc vì được sống khi bị cái chết rình rập, được ăn khi đói, được đầy đủ khi đang nghèo khó, được hy vọng khi đang tuyệt vọng, được thành công sau khi thất bại …Nhưng niềm hạnh phúc lớn lao nhất vẫn là được sống trong tình thương.

 –  Không chỉ người được nhận tình thương mới hạnh phúc mà cả người trao gởi tình thương cũng cũng được hạnh phúc vì hạnh phúc không phải chỉ là nhận mà còn là cho.

5. Bài học nhận thức và hành động:

– Tình thương là lẽ sống cao cả của con người. Tình thương vượt lên trên mọi sự khác biệt giữa các dân tộc trên thế giới.

– Để tình thương thực sự trở thành hạnh phúc của con người, mỗi chúng ta phải vươn lên chống đói nghèo, áp bức bất công, chiến tranh phi nghĩa… để góp phần xây dựng một thế giới hòa bình thịnh vượng…

  • Kết bài:

Tình thương là một tính cảm thiêng liêng mà bất cứ ai cũng cần có. Mỗi chúng ta cần phải học hỏi cũng như có những hành động giúp đỡ những người xung quanh có hoàn cảnh khó khăn để cuộc sống trở lên tốt đẹp hơn. Đừng tìm mọi cách để hưởng thụ mà hãy tìm mọi cách để cống hiến, làm cho cuộc sống tốt đẹp và nhân văn hơn hơn. Đó mới là tình yêu thương chân thực nhất của con người.

Danh ngôn về tình yêu thương:

  • Điều quan trọng nhất trong cuộc đời là học cách cho đi tình yêu thương, và đón nhận tình yêu đến.
  • Cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác, nhưng nó cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn.
  • Tất cả mọi thứ đều có thể nhìn thấy dưới ánh sáng của lòng nhân đức, và vì vậy, trong khía cạnh của cái đẹp; bởi cái đẹp là hiện thực giản đơn được nhìn qua con mắt yêu thương.
  • Lòng trắc ẩn, cội nguồn của mọi đạo đức, chỉ có thể đạt được toàn bộ chiều rộng và chiều sâu nếu nó bao trùm tất cả sinh vật sống chứ không chỉ giới hạn ở loài người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang