Suy nghĩ về những điều “không nên làm” đối với mỗi người trong cuộc sống.
1. Giải thích:
– Những điều “không nên làm” là những điều không ai khác đang làm, những điều vi phạm vào nguyên tắc, quy định đã được đặt ra trước đó. Những thứ mà bạn né tránh, sợ hãi.
– Ý nghĩa: Những điều “không nên làm” đối với mỗi người trong cuộc sống có thể hiểu theo hai hướng: Có thể làm nên điều khác biệt để thành công nhưng cũng có thể khiến con người trở nên lập dị, thất bại. Tất cả phụ thuộc vào mục đích, ý nghĩa công việc chúng ta làm.
2. Bàn luận:
* Những điều “không nên làm” nếu cố tình sẽ nhận lại những hậu quả không tốt.
– Con người cố tình làm những điều “không nên làm” trước hết sẽ gây nên hậu quả không tốt với chính bản thân mình:
+ Cố tình không chấp hành Luật giao thông, gây ra tai nạn giao thông, ảnh hưởng tới bản thân.
+ Quay cóp, gian lận trong thi cử để được điểm cao, gây mất công bằng trong học tập, thi cử, dễ bị xử lí kỷ luật.
– Thường những điều được cho là “không nên làm” thường là những chuyện vi phạm vào quy định, nguyên tắc đã được thống nhất, đề ra. Nếu con người cố tình vi phạm tức là đi ngược lại với những quy tắc xã hội. Điều đó đồng nghĩa với việc con người sẽ rơi vào tình trạng bị chối bỏ, bị đẩy ra rìa xã hội.
* Đôi khi những điều “không nên làm” lại tạo ra sự khác biệt dẫn đến thành công không ngờ tới.
– Để có được thành công thì chúng ta phải dám thử thách bản thân, dám làm những điều “Không nên làm”:
+ Dũng cảm khám phá những vùng đất mới mẻ với bao điều kì thú.
+ Dũng cảm thử mình với những cơ hội mà người khác còn chần chừ,….
+ Làm những việc chưa ai làm….
– Chỉ khi bạn dám làm những việc “không nên làm”, dám mạo hiểm thì bạn mới có thể khẳng định giá trị của bản thân, khám phá ra sức mạnh của mình.
+ Khi bạn chấp nhận làm những điều không nên làm thì dù kết quả đạt được có như bạn mong muốn hay không thì mọi nỗ lực của bạn cũng đều được ghi nhận.
+Niềm tin vào bản thân sẽ giúp chúng ta vượt qua được những trở ngại. Mike Dita từng nói rằng: “Bạn không bao giờ là kẻ thua cuộc cho đến khi bạn bỏ cuộc”.
+ Mỗi bước đi đều là một sự cố gắng. Nếu ai nói bạn “không nên làm” thì bạn hãy chứng minh cho họ rằng điều bạn làm là vô cùng đúng đắn. Hãy kiên trì, tìm kiếm thời điểm thích hợp để tạo sự đột phá bất ngờ, khiến mọi người phải đặt niềm tin vào bản lĩnh của bạn.
3. Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân.
– Điều “không nên làm” có thể tạo nên thành công rực rỡ nhưng cũng có thể khiến con người trở thất bại, nhận lãnh hậu quả không tốt. Tất cả phụ thuộc vào hoàn cảnh, khả năng, mục đích tích cực và cách thức con người thực hiện những điều “không nên làm”.
– Bản thân mỗi người cần tích cực học tập và rèn luyện ý chí tốt. Hãy cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định làm những điều “không nên làm”.