Phân tích ý nghĩa đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh)

y-nghia-doan-mo-dau-ban-tuyen-ngon-doc-lap-ho-chi-minh

Phân tích ý nghĩa đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh. Liên hệ phần mở đầu bài “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi để nhận xét về đặc sắc trong nghệ thuật viết văn chính luận của tác giả. 

  • Mở bài:

– Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Hồ Chí Minh: Cuộc đời, sự nghiệp sáng cách mạng và  sáng tác.

– Nêu khái quát chung về bản Tuyên ngôn Độc lập: hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật (lập luận chặt chẽ, sắc sảo, là áng văn chính luận mẫu mực).

– Giới thiệu đoạn mở đầu của bản tuyên ngôn.

  • Thân bài:

1. Cảm nhận đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh): “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng…”

– Đoạn mở đầu bản tuyên ngôn đã khẳng định những quyền thiêng liêng cao cả của con người không ai có thể xâm phạm. Mọi người, mọi dân. tộc trên thế giới đều bình đẳng, có quyền sống, quyền  sung sướng, quyền tự do…

+ Mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập”, Hồ Chí Minh đã trích dẫn từ hai bản tuyên ngôn của người Pháp và người Mĩ để làm cơ sở cho lí luận.

+ Dùng phép suy luận tương đồng, sau khi trích “Tuyên ngôn Độc lập” của Mỹ, Người còn “Suy  rộng ra câu ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

+ Rồi cuối cùng khẳng định: “Đó là những lẽ phải không ai có thể chối cãi được”.

2. Ý nghĩa của việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn:

– Trích dẫn tuyên ngôn của 2 cường quốc nhằm khẳng định đó là chân lí lớn của nhân loại, được công luận quốc tế thừa nhận và có sức thuyết phục lớn

– Nhắc nhở, cảnh tỉnh 2 thế lực đang có ý đồ tái chiếm Việt Nam, đi ngược lại lời dạy của tổ tiên. Ở đây, Hồ Chí Minh đã vận dụng chiến thuật lấy gậy ông đập lưng ông.

– Ngầm ý khẳng định vị trí ngang hàng của dân tộc Việt Nam với các cường quốc trên thế giới.

3. Nhận xét đặc sắc trong nghệ thuật viết văn chính luận:

– Nghệ thuật lập luận: Cách lập luận của Hồ Chí Minh vừa ngắn gọn, súc tích, vừa khéo léo vừa kiên quyết, lập luận sắc sảo, linh hoạt, sáng tạo và đầy sức thuyết phục.

+ Khéo léo: Hồ Chí Minh tỏ ra trân trọng những tư tưởng tiến bộ, những danh ngôn bất hủ của người Mĩ, người Pháp…

+ Kiên quyết: một mặt Hồ Chí Minh khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam dựa trên những chân lí mà người Mĩ và người Pháp đã đưa ra, đồng thời cảnh báo nếu thực dân Pháp tiến quân xâm lược Việt Nam một lần nữa thì chính họ đã phản bội lại tổ tiên của mình, làm nhơ bẩn lá cờ nhân đạo, thiêng liêng mà những cuộc cách mạng vĩ đại của cha ông họ đã dành được

+ Lập luận sắc sảo, linh hoạt, sáng tạo: lời suy rộng ra của Người mang tư tưởng lớn của nhà cách mạng. Người đã phát triển quyền lợi của con người lên (thành) quyền tự quyết, quyền bình đẳng của các dân tộc trên thế giới. Đây là một đóng góp riêng của tác giả và cũng là của dân tộc ta vào một trong những trào lưu tự tưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế, vừa mang ý nghĩa  nhân đạo của nhân loại trong thế kỉ XX.

4. Liên hệ phần mở đầu bài “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi để nhận xét về đặc sắc trong nghệ thuật viết văn chính luận của Hồ Chí Minh .

– Phần đầu “Bình Ngô đại cáo”: Nêu luận đề chính nghĩa.

+ Nguyễn Trãi chắc lọc lấy hạt nhân cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa và đem đến nội dung mới: nhân nghĩa là yên dân trừ bạo.

+ Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt: Cương vực lãnh thổ, nền văn  hiến, phong tục, lịch sử riêng, chế độ riêng, hào kiệt…

+ Giọng điệu: trang trọng, hào hùng mang tính chất của một lời tuyên ngôn.

– Nhận xét về cách xác lập chân lí về quyền độc lập dân tộc của mỗi tác giả:

+ Giống nhau: Cả hai tác phẩm đều mang giá trị văn học – nhân văn sâu sắc. Cả hai đoạn trích đều xác lập cơ sở pháp lý cho mỗi tuyên ngôn.

+ Khác nhau: Tuyên ngôn Độc lập kế thừa và đưa lên tầm cao mới tư tưởng độc lập dân tộc. Tác phẩm của Nguyễn Trãi theo thể cáo và văn sử bất phân còn tác phẩm của Hồ Chí Minh là văn  bản chính luận luận mẫu mực lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng xác thực

  • Kết bài:

– Khẳng định lại giá trị nghệ thuật lập luận của tác phẩm: là áng văn chính luận mẫu mực với lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, gần gũi, giàu tính biểu cảm.

– Đánh giá chung về giá trị nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập: nêu cao truyền thống yêu nước, ý chí chống quân xâm lược, lòng tự hào dân tộc; đánh dấu mốc son trong lịch sử dân tộc ta, là  bản án đanh thép chống lại mọi cường quyền.

Nghị luận: Tuyên ngôn Độc lập vừa là một văn kiện lịch sử vô giá vừa là một áng văn chính luận mẫu mực

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.