Thể cáo.

the-cao

Thể cáo.

Cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết. Trong thể cáo, có loại văn cáo thường ngày như chiếu sách của vua truyền xuống về một vấn đề nào đó, có lại văn đại cáo mang ý nghĩa một sự kiện trọng đại, có tính chất quốc gia.

Cáo có thể được viết bằng văn xuôi hay văn vần nhưng phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu, không có vần hoặc có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau. Cũng như hịch, cáo là thể văn hùng biện, do đó lời lẽ phải đanh thép, lí luận phải sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc.

“Đại cáo bình Ngô” do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo là bài cáo tiêu biểu của thể cáo. Bài đại cáo này được viết theo lối văn biền ngẫu, có vận dụng thể tứ lục (từng cặp câu, mỗi câu mười chữ ngắt theo nhịp 4/6), hình tượng nghệ thuật sinh động, gợi cảm.

Bố cục bài Đại cáo bình Ngô gồm bốn phần:

– Nêu vấn đề chính nghĩa.
– Vạch rõ tội ác kẻ thù.
– Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa.
– Tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.

Nghị luận: Tinh thần yêu nước trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.