tieng-noi-dong-cam-tran-trong-ngoi-ca-nguoi-phu-nu-qua-cac-tac-pham-chuyen-nguoi-con-gai-nam-xuong-truyen-kieu-banh-troi-nuoc-va-tru

Tiếng nói đồng cảm, trân trọng, ngợi ca người phụ nữ qua các tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều, Bánh trôi nước và Truyện Lục Vân Tiên

“Tiếng nói đồng cảm, trân trọng, ngợi ca người phụ nữ” qua các tác phẩm: “Chuyện người con gái Nam Xương”, “Truyện Kiều”, “Bánh trôi nước”“Truyện Lục Vân Tiên”.

* Hướng dẫn làm bài:

Người phụ nữ hiện lên qua các tác phẩm văn học trung đại đều có vẻ đẹp, phẩm hạnh cao quý nhưng cuộc đời lại vô cùng bất hạnh.

1. Từ những trang viết về người phụ nữ bị xã hội phong kiến dồn đẩy vào những cảnh khổ đau, oan trái đã vọng lên tiếng lòng xót thương, đồng cảm của các tác giả.

*  Tác giả Nguyễn Dữ đã phơi bày nỗi đau đớn, oan ức của Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”. Nguyễn Dữ đau cùng nỗi đau của nàng Vũ Nương tội nghiệp, oan trái mà đã viết lên những lời than sầu thảm của nàng:

“Nay đã bình … kia nữa”.

* Số phận của người phụ nữ là điều day dứt khôn nguôi của Nguyễn Du. Trái tim nhân ái bao la của nhà thơ đã dành cho những kiềp hồng nhan bạc mệnh một sự cảm thông và xót thương sâu sắc. Kiệt tác “Truyện Kiều”  đã thể hiện tiếng nói trái tim ấy của Nguyễn Du một cách cảm động.

Trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã hoá thân vào nàng Kiều để cùng đau, cùng buồn, cùng cất lên tiếng kêu xé ruột với nàng. Cuộc đời Kiều phải trải qua mọi nỗi khổ của người phụ nữ bị xô đẩy xuống đáy xã hội. Đang sống trong cảnh êm ấm, Kiều  phải bán mình cho kẻ buôn người Mã Giám Sinh, trải qua 15 năm lưu lạc, nếm đủ mùi cay đắng, nhục nhã “Thanh lâu hai lượt thanh y hai lần”...Nguyễn Du theo dõi từng bước đi trong cuộc đời Kiều.

– Nhà thơ thông cảm với nỗi đau của Thúy Kiều khi phải bán mình cho tên họ Mã.

– Ông thấu hiểu tâm trạng Kiều khi bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích:

“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”

– Khi Kiều bị đánh đòn.

– Khi Kiều mắc lừa Hồ Tôn Hiến.

Câu thơ của Nguyễn Du cất lên như tiếng nấc não lòng, những từ ngữ “thương thay”, “hại thay”, “đau đớn thay” rớt xuống trang thơ tựa như những giọt lệ chứa chan lòng nhân ái, khóc thương cho số kiếp “đoạn trường” của Thúy Kiều.

“Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi ”

* Hồ Xuân Hương trong bài thơ “Bánh trôi nước” đã mượn hình ảnh cái bánh trôi nước để nói về thân phận người phụ nữ. Nhà thơ bày tỏ sự cảm thông với nỗi bất hạnh của họ:

“Bảy nổi ba chìm với  nước non”

*  Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu trong “Lục Vân Tiên” xót xa  kể về số phận trôi nổi, ba đào của Kiều Nguyệt Nga. Để giữ trọn tấm lòng chung thuỷ với Lục Vân Tiên, nàng kiên quyết khước từ đính hôn với con trai quan thái sư nên bị bắt đi cống giặc Ô Qua. Bị đẩy vào tình cảnh tội nghiệp, Kiều Nguyệt Nga nhảy xuống sông tự tử. Dạt vào nhà họ Bùi, nàng lại bị Bùi Kiệm cưỡng ép , phải trốn vào rừng sống cuộc đời lẩn lút tủi cực.

⇒ Với trái tim nhân đạo, với sự phát hiện về con người hết sức chân thực, các tác giả ưu tú nói trên đã hướng ngòi bút vào việc phản ánh số phận người phụ nữ và bộc lộ sự đồng cảm sâu sắc với họ.

2. Các tác giả tiêu biểu của văn học trung đại còn tập trung ca ngợi tài sắc, đề cao phẩm hạnh của người phụ nữ với lòng trân trọng đặc biệt.

* Trong “Chuyện Người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ khắc hoạ, ngơi ca nhân vật Vũ Nương – người phụ nữ đẹp người, đẹp nết. Ngay mở đầu câu chuyện, Nguyễn Dữ đã bộc lộ lòng mến mộ Vũ Nương, tác giả vẽ chân dung nàng bằng một thứ ngôn từ đầy thẩm mĩ: “Tính đã thuỳ mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp.”     Qua từng chi tiết, tác giả làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của Vũ Nương- đảm đang, hiếu nghĩa, thuỷ chung, luôn giữ gìn phẩm chất trong sạch ngắn gọn- Chồng đi lính, nàng một mình nuôi dạy con thơ, phụng dưỡng mẹ già. Những ngày tháng xa chồng là những ngày nàng sống trong nhung nhớ. Nàng đã bảo vệ phẩm hạnh của mình, giữ trọn đạo làm vợ “cách biệt ba năm…bén gót”. Khi bị nghi oan thì đã lấy cả cái chết để giãi tỏ nỗi oan khuất.

Nhà văn thể hiện rõ thái độ đồng tình, trân trọng của ông với cách lựa chọn “chết vinh còn hơn sống nhục’. Đó là tấm lòng tự trọng, bản lĩnh của người phụ nữ – khi cần sẽ chết để minh oan, một kiểu minh oan thấm đượm màu sắc dân gian. Nguyễn Dữ trân trọng với cách chọn cái chết, chọn nơi sống cho mình ở thuỷ  cung để giữ chọn phẩm giá của nàng Vũ Nương. Dù sống dưới thuỷ cung nhưng Nguyễn Dữ vẫn thấy ở Vũ Nương nỗi nhớ khôn nguôi về gia đình, quê hương, lòng khát khao được minh oan. Con người ấy cả khi sống cho đến khi  được hoá thân đều rất giàu tình cảm, rất trọng danh dự và nhân cách.

Nguyễn Du hết lòng ngợi ca sắc, tài, tình, phẩm hạnh của nàng Kiều.

*  Bài thơ “Bánh trôi nước” là lời khẳng định, ngợi ca của nữ sĩ Hồ Xuân Hương về vẻ đẹp hình thể, tâm hồn của người phụ nữ .

Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi tấm lòng hiếu nghĩa, thuỷ chung của Kiều Nguyệt Nga.

Cái nhìn yêu thương , trân trọng giúp các nhà thơ, nhà văn thấy rõ những vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ mặc dù họ bị xã hội phong kiến dập vùi. Cảm hứng ngợi ca giúp các tác giả xây dựng được những hình tượng người phụ nữ thật hoàn hảo.

Phân tích thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua hình ảnh các nhân vật Vũ Nương, Thúy Kiều, Kiều Nguyệt Nga

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang