Suy nghĩ về số phận đau thương của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam xương

suy-nghi-ve-so-phan-dau-thuong-nghiet-nga-cua-nhan-vat-vu-nuong-9148-2

Số phận đau thương của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam xương.

  • Mở bài:

Văn học dân tộc thế kỉ XVI có nhiều tác phẩm xuất sắc viết về thân phận đau thương của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Trong đó thành công là thiên truyện Chuyện người con gái Nam Xương trích truyện thứ 16 trong 20 thiên truyện của tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ. Cuộc đời và số phận đau thương của nhân vật Vũ Nương là điển hình cho số phận bi kịch của người phụ nữ đức hạnh, khao khát một cuộc sống bình yên nhưng lại gặp phải cảnh ngộ éo le, oan khuất, bất hạnh bởi sự ràng buột của những lễ nghi khắc nghiệt.

  • Thân bài:

Trên cơ sở nguồn góc từ truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, cộng thêm vào đó những hư cấu và sáng tạo các tình tiết truyền kỳ của chính tác giả, ngoài bút Nguyễn Dữ đã để lại cho đời một áng thiên cổ kì bút. bất hủ. Truyện kể về người con gái tên là Vũ Thị Thiết (thường gọi là Vũ Nương) quê ở Nam Xương. Vũ Nương vừa đẹp người lại đẹp nết, có chồng là Trương Sinh – gia cảnh khá giả nhưng có tính ghen tuôn quá mức. Khi chồng đi lính, Vũ Nương ở nhà sinh hạ mọt đứa con trai. Nàng hết lòng nuôi dạy con thơ và phụ dưỡng mẹ chồng.

Chiến tranh kết thúc, Trương sinh trở về quê. Chỉ vì nóng vội tin lời con trẻ, Trương Sinh nghi vợ thất tiết nên đã hết lời la mắng, sỉ nhục và đuổi đi. Uất ức vì không thể phân minh, nàng tìm đến cái chết trầm mình nơi dòng Hoàng Giang. Sau khi nàng chết, Trương Sinh hiểu rõ sự tình. Chàng hối hận vô cùng nhưng đã quá muộn màng. Vũ Nương được Linh Phi cứu sống và cho ở nơi cung nước. tuy vẫn còn quyến luyến trần gian nhưng nàng quyết không trở về nữa. Lần trở về trên bến sông là để minh giải oan khuất và từ biệt mà thôi.

Vẫn là câu chuyện nói về số phận một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết, bị oan khuất phải tìm lấy cái chết để minh chứng sự trong sạch của mình. Kết cấu ấy là kết cấu thường thấy trong truyện cổ tích. Nhưng với cái nhìn tiến bộ, Nguyễn Dữ đã thể hiện lòng trân trọng và cảm thương của mình đối với cuộc sống đau khổ và số phận bi thảm của người phụ nữ ở chế độ xưa. Đặc biệt là vũ nương – một người xuất thân từ giới bình dân  “vốn con kẻ khó”

Tuy không khắc họa đậm nét cá tính nhân vật như các tác phẩm văn học khác, Nguyễn Dữ cũng đã xây dựng nhân vật Vũ Nương khá toàn vẹn. Trước hết Vũ Nương mang vẻ đẹp của một con người lí tưởng. Ở nàng là sự hài hòa, cân đối về cả ngoại hình lẫn tâm hồn. Nhà văn đã phát thảo vẽ đẹp hoàn hảo đó trong một câu văn:  ” Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Vũ Nương hiện lên vói vẻ đẹp diệu dàng, hiền hậu, dễ mến mà không kém tươi tắn, đáng quý đáng tôn trọng. Chưa thể gọi nàng là hồng nhan, tuyệt sắc nhưng có thể nói đó là một người con gái đẹp, khiến lòng người say mê.

Vũ Nương là một người con gái có lễ giáo, sống chừng mực, biết giữ gìn khuôn phép. Ở nàng là chuẩn mực của lối ứng xử đúng với nguyên tắc lễ giáo phong kiến: lịch thiệp, thanh nhã. khi làm vợ trương Sinh, biết tính chồng hay ghen, nàng hết sức giữ gìn khuôn phép, chưa từng để vợ chồng phải đến thất hòa. nàng biết cam chịu nỗi đau, sống vì người khác để giữ gìn đạo lí và hạnh phúc.

Vũ Nương còn là một người vợ thủy chung, một người mẹ đảm đang, một người con dâu hiếu thuận vẹn toàn. Đối với chồng, khi Trương Sinh ra trận, nàng tìm lời khuyên nhủ thắm tình, trọn nghĩa. Nàng chỉ mong chồng được bình an nơi trận mạc, khuyên chồng chớ ham danh lợi mà thiệt đến thân. Ở nhà, nàng giữ gìn tiết hạnh, khép kín cuộc sống dợi chồng trở về. Một mình vừa chăm con nhỏ, vừa lo cho mẹ già. Việc gì nàng cũng chu toàn.

Với con nhỏ, biết con lớn lên trong sự thiếu thốn tình cha, nàng luôn tìm cách bù đắp cho bé Đản bằng cách chơi đùa với con. Mỗi đêm vắng lặng, để giỗ con nín, nàng thường chỉ lên cái bóng của mình ở trên tường và bảo rằng đó là cha. Bé Đản ngây thơ tin thật nên không khóc nữa. Cùng một lúc Vũ Nương thay chồng cùng làm mẹ cùng làm cha bé Đản. Qua hành động ấy ta thấy rõ, Vũ Nương vừa che giấu nổi niềm thương nhớ chồng trong lòng vừa làm chỗ dựa vững vàng cho con, cho cả gia đình. Cái bóng ấy nàng gửi vào trong ấy tâm tư yêu nhớ khôn nguôi người chồng nơi chiến trường. Đồng thời xây dựng ước mong, khát vọng và niềm tin về người cha trong trong tâm trí con thơ.

Đối với mẹ già, Vũ Nương đã hoàn thành xuất sắc vai trò cả một người con dâu hiền hậu, hiếu thảo với mẹ chồng. Lúc mẹ chồng ốm nặng, nàng “hết sức thuốc than lễ bái thần phật và lấy lời ngoạt ngào khôn khéo  khuyên lơn” để mẹ vơi nỗi nhớ con mà khỏe hơn. Đến khi bà mất, nàng “vô cùng thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với mẹ cha đẻ của mình”.

Tấm lòng thơm thảo của Vũ Nương đã thêm tô đậm vẽ đẹp truyền thống toàn vẹn của nàng: dịu dàng, đầm thấm, giàu yêu thương, hi sinh…. Tấm lòng trung hậu ấy đã khiến cho mẹ chồng cảm động: “sau này trời xét lòng lành , ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ” …

Với tất cả phẩm hạnh cao quý ấy, nhưng tưởng người phụ nữ mẫu mực này rồi cũng sẽ có một cuộc sống tốt đẹp, yên bình. Nhưng nào ngờ, đối với nàng, đó chỉ là một giấc mơ một khác khao dường như vô vọng. Chiến tranh kết thúc. Trương sinh trở về. Nhưng cái giây phúc đoàn viên cũng chính là giây phúc đau khổ, thương tâm nhất trong cuộc đời nàng. Vì mù quáng tin lời nói ngây thơ của con trẻ, trương Sinh trở nên hồ đồ, ngu muội, trở nên bất nghĩa, vô tâm, đẩy Vũ Nương đến cái chết oan uổng.

Hóa ra cái bóng hôm nào trong trò chơi với con giờ đây trở thành nguyên nhân đẩy nàng đến đường tận tuyệt. Từ cái bóng mờ trên tường trở thành bóng tối trong lòng Trương Sinh. Phía sau cái bóng ấy là định kiến, là lễ giáo phong kiến vốn hà khắc đã chà đạp lên cuộc đời và số phận của người phụ nữ, đẩy họ vào bước đường cùng nghiệt ngã không lối thoát.

Nguyễn Dữ như muốn minh oan và bù đáp cho đức tính tốt đẹp của nàng bằng một cuộc sống khác với chốn dương gian. Nàng được sống trong “cung gấm đền giao thật nguy nga lộng lẫy”  cùng với Linh Phi và tiên nữ. Song cuộc sống của nàng vẫn luôn mang ám ảnh, đau khổ, dằn vặt. Tuy nói dứt nợ phàm trần nhưng nỗi lòng vẫn canh cánh quê xưa. Duyên trần đã dứt nhưng oan tình chưa giải được đã khiến Vũ Nương nơi cung nước vẫn ngày đêm thổn thức. nhờ có Phan Lang giúp đỡ, nàng được trở về tự minh oan cho mình. Chi tiết ấy thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Dữ. Dù đất trời đã chứng giám nhưng lòng người chưa rõ. Vũ Nương trở về là để lấy lại giá trị của mình và phủi sạch lớp bụi nhơ bẩn của trần gian.

Nhân vật Vũ Nương chính là hiện thân của lòng vị tha và vẽ đẹp của người phụ nữ trong chế độ cũ. Nhưng cũng như họ, Nàng không thể quyết định cuộc đời mình. Ngay từ chi tiết Trương Sinh dùng trăm lạng vàng cưới nàng về, chuyện hôn nhân cũng không do nàng định đoạt. Không thể tự quyết mình sống như thế nào nhưng Vũ Nương có thể tự quyết mình chất như làm sao. Đó là lần đầu tiên, người phụ nữ tự mình làm theo ý mình. Sau cái chết, lần thứ hai nàng tự mình quyết định không trở về trần gian nữa. Chi tiết tưởng chừng như hiển nhiên ấy lại là là một sự bức phá của người phụ nữ trước sự kìm kẹp của lễ giáo phong kiến. Đồng thời đó là tiếng nói căm phẫn của nhà văn đối với xã hội đầy bất công, ngang trái.

Ta cũng chợt nhận ra, chế độ phong kiến đã gây ra nhiều bất hạnh cho không ít phụ nữ. Nếu ta đã từng đau cho nỗi đau của Thúy Kiều, một người con gái sắc tài bạc mệnh thì giờ đây ta làm sao có thể dửng dưng trước những gì Vũ Nương đã trải qua. Nếu ta đã một lần khóc than cho nổi oan khiên của Thị Kính, khóc cho sự chờ đợi mòn mỏi của người thiếu phụ chờ chồng thì đến với Chuyện người con gái Nam Xương làm sao ta có thể xót xa, không ray rức trước oan tình nghiệt ngã của Vũ Nương.

Tác phẩm lời tố cáo mạnh mẽ cái chế độ hà khắc của xã hội phong kiến, chế độ trọng nam khinh nữ, những định kiến cổ hủ, lạc hậu… đã đày đọa những người con gái nhỏ bé vào hoàn cảnh bất hạnh, thương tâm.

  • Kết bài:

Gấp lại trang sách, cuộc đời và số phận đau thương của nhân vật Vũ Nương làm ta động lại những cảm xúc, vấn vương. Cuộc đời và khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến cùng với những vẽ đẹp tâm hồn nhân phẩm đáng quý của họ đều được ngòi bút tài tình của Nguyễn Dữ thể hiện thành công đến nhói lòng. Đó cũng là một lời tố cáo quyết liệt, một lời tố cáo giá trị vô cùng lớn lao trong xã hội lúc bấy giờ.

Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

1 bình luận

2 Trackbacks / Pingbacks

  1. Ý nghĩa những chi tiết kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ - Theki.vn
  2. Phân tích thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua hình ảnh các nhân vật Vũ Nương, Thúy Kiều, Kiều Nguyệt Nga - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.