Tóm tắt nội dung Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

tom-tat-chuyen-nguoi-con-gai-nam-xuong-cua-nguyen-du

Tóm tắt nội dung “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ

Vũ Nương (hay Vũ Thị Thiết), quê ở Nam Xương là người con gái tính tình thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp. Nàng vốn con nhà nghèo khó, lấy chồng là Trương Sinh, con nhà hào phú. Bởi hiểu tính chồng nên nàng hết sức giữ gìn khuôn phép, chưa bao giờ để xảy ra bất hòa. Đối với mẹ chồng cũng muôn phần cung kính. Cuộc sống gia đình vô cùng hạnh phúc.

Năm ấy, giặc Chiêm tung hoành, vì ít học nên Trương Sinh phải ra trận vào đợt đầu. Vũ Nương chia tay với niềm mong mỏi sớm được sum họp. Người chồng ra đi ít lâu thù nàng sinh con trai đặt tên là Đản. Mẹ chồng nàng bởi nhớ con cũng dần sinh ốm. Vũ Nương một mình vừa nuôi dạy con thơ, vừa chăm sóc mẹ chồng ốm. Rồi mẹ chồng qua đời, nàng hết lòng lo ma chay tế lễ như đối với mẹ cha đẻ mình.

Ngày Trường Sinh trở về, con cũng vừa học nói. Chỉ vì chiếc bóng vô tình và lời nói ngây thơ của con trẻ mà Trương Sinh nghi ngờ vợ ở nhà thất tiết. Chàng mắng nhiếc nhục mạ nàng. Giải bày không được, Vũ Nương đành trầm mình dưới bến Hoàng Giang. Nàng lấy cái chết để minh chứng mình trong sạch.

Vũ Nương được Linh Phi cứu, cũng là lúc Trương Sinh hiểu rõ nổi oan của vợ. Nhờ Phan Lang là người cùng làng , được Linh Phi cứu giúp mang chiếc hoa vàng với lời nhắn chàng Trương hãy lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương hiện về, xiêm y lộng lẫy, chỉ trong chốc lát rồi biến mất.


Bài tham khảo:

“Chuyện người con gái Nam Xương” là thiên truyện thứ 16 trong 20 truyện của tập Truyền kì mạn lục do Nguyễn Dữ sưu tầm và biên soạn. Chuyện kể về cuộc đời và số phận nghiệt ngã của nhân vật Vũ Nương. Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết, một người thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp. Trương Sinh, người cùng huyện, một con nhà hào phú, vì mến dung hạnh, nết na đã xin mẹ cưới nàng về làm vợ. Biết tính chồng hay ghen, tính tình thô lỗ, nàng luôn hành động đúng mực, hết sức giữ gìn khuôn phép, chưa lúc nào vợ chồng trở nên bất hòa.

Quân giặc quấy nhiễu biên cương, trương Sinh dù là con một nhưng cũng phải đi lính. Chồng đi chưa lâu, nàng hạ sinh một bé trai và đặt tên là Đản. Ở nhà, nàng thay chồng làm hết mọi chuyện, chăm lo con nhỏ và mẹ già hết sức chu đáo, khiến làng xóm ai ai cũng cảm phục. Người mẹ vì đêm ngày mong nhớ con thân tâm suy kiệt rồi qua đời. nằng lo ma chay tế lễ như mẹ ruột của mình.

Giặc tan, Trương Sinh trở về. Nghe tin mẹ mất chằng rát đau buồn. Lúc viếng mộ mẹ, bé Đản nói lời ngây thơ khiến Trương Sinh nghi rằng vợ mình ở nhà thất tiết với người khác nên có lời mắng nhiếc, sỉ nhục, đánh đập tàn tệ rồi đuổi nàng đi. Vũ Nương hết lời giải bày, làng xóm can ngăn nhưng Trương Sinh một mực không nghe. Quá phẫn uất, Vũ nương trầm mình xuống sông sâu để minh chứng mình trong sạch. Thương nàng oan khuất, Linh Phi, vợ vua thủy tề đã cứu nàng linh hồn nàng và đưa nàng về ở động rùa dưới thuỷ cung.

Phan Lang vì trước có ân cứu Linh Phi nên khi chết trên biển, xác trôi vào động rùa, được Linh Phi cứu sống. Tại đây Phan Lang gặp Vũ Nương. Nàng đen lời tỏ bày nỗi oan khuất và nhờ Phan Lang về nói với Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng.

Trương Sinh sau ngày vợ mất, một đêm, bé Đản khóc quấy và chỉ lên cái bóng trên tường nói rằng cha Đản, Trương Sinh mới hiểu mọi chuyện nhưng lúc này đã quá muôn. Phan Lang trở về nói rõ sự tình, đưa cho chàng chiếc trâm cài năm xưa làm minh chứng, Trương Sinh lập tức lập đàn giải oan cho vợ trên bến sông suốt ba ngày ba đêm. Linh hồn Vũ Nương trở về, nàng nói lời từ biệt rồi từ từ biến mất.


Giá trị nội dung và nghệ thuật:

Giá trị nội dung:

– Tác phẩm ca ngợi và khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: thủy chung, tận tụy, hiếu thuận,…. nhưng phải gánh chịu số phận khắc nghiệt, cuối cùng nhận lấy kết cục thảm thương.

– Tác phẩm phơi bày hiện thực xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, đã chà đạp lên nhân cách, nhân phẩm và cuộc đời của người phụ nữ, đẩy họ vào bước đường cùng không lối thoát.

Giá trị nghệ thuật:

– Cách kể chuyện lôi cuốn, sinh động, kết cấu truyện đầy kịch tính, có sức hấp dẫn người đọc.

– Kết hợp những yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo, hoang đường với cách kể chuyện, xây dựng nhân vật thành công.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.